9 tháng, tiền gửi khách hàng của SCB đạt 553.832 tỷ, tăng 13,3%
Tính đến 30/9/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng. Huy động từ Tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 13,3% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 351.990 tỷ đồng, tăng 5,4% so với đầu năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết, trong 9 tháng qua, ngân hàng đã tập trung thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19, triển khai theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020.
Song song đó, SCB thực hiện giảm thu phí một số mảng dịch vụ nhằm giảm áp lực tài chính và hỗ trợ khách hàng có thêm thời gian củng cố hoạt động kinh doanh, sản xuất. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, SCB không đặt mục tiêu lợi nhuận, thay vào đó tận dụng khả năng của mình nhằm hỗ trợ và cùng khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Lũy kế kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 của SCB đạt 35,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SCB ưu tiên trích lập 1.963 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên hơn 13.000 tỷ đồng, đây là đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ổn định trong thời gian tới.
Video đang HOT
So với số liệu kinh doanh cùng kỳ năm trước, thu nhập lãi thuần của SCB tăng 1.307 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 200 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán giảm nhẹ 9 tỷ đồng, thu nhập thuần từ hoạt động khác giảm 3.069 tỷ đồng (chủ yếu do năm 2019 ghi nhận thu nhập từ hoạt động bán nợ/bán tài sản trả chậm).
Tính đến 30/9/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng. Huy động từ Tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 13,3% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 351.990 tỷ đồng, tăng 5,4% so với đầu năm. Song song với công tác kiểm soát tăng trưởng tín dụng, SCB đảm bảo tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn chỉ ở mức 1,23% và 0,74%
Doanh nghiệp mong muốn kéo dài thời gian giãn, hoãn nợ
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã nêu định hướng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản nợ hiện có với yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải sớm sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Thực tế, đây cũng là mong muốn của các DN ngay sau một thời gian ít lâu văn bản này được ban hành và thực thi.
Ngân hàng cũng cần đảm bảo an toàn khi thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho DN. Ảnh: ST
Đề nghị kéo dài hơn 12 tháng
Từ đầu năm đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, tuy nhiên, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn ở mức thấp so với nhiều năm qua. Với sức "công phá" của đại dịch Covid-19, không chỉ ngân hàng phải phân tích kỹ lưỡng về tình hình kinh tế, sức khỏe DN để đưa ra chính sách tín dụng phù hợp mà ngay bản thân DN cũng phải cân nhắc rất nhiều mới "dám" đi vay.
Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) qua quá trình tiếp xúc với nhiều DN về vấn đề này cho hay, bản thân chủ DN còn suy nghĩ nhiều hơn ngân hàng. Họ luôn tính toán phải đầu tư vào đâu, khi nào đi vay, vay bao nhiêu tiền. Vì thế, khi có sự kết hợp của hai bên sẽ bảo đảm hiệu quả cho vay tốt hơn. Đại diện lãnh đạo MB cũng cho rằng, giải pháp giãn, hoãn nợ theo Thông tư 01 thời gian qua rất hiệu quả, nhiều khách hàng của MB đã được giảm lãi suất, giãn, hoãn nợ đã bắt đầu trả được nợ từ quý 2 và quý 3/2020, mà không cần chờ tới năm sau.
Tuy nhiên, với các DN, việc thi hành và các chính sách tại Thông tư 01 vẫn còn không ít băn khoăn, nên rất mong chờ vào kế hoạch sửa đổi mà các cơ quan quản lý đã thông báo. Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Việt Thắng Jeans nhận định, nhiều dự báo cho thấy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài trong 6-12 tháng, nghĩa là có thể hết năm sau DN mới phục hồi trở lại, trong khi Thông tư 01 quy định chỉ giãn nợ trong 12 tháng. Do đó, vị này kiến nghị ngân hàng cần kéo dài thời gian giãn, hoãn nợ cho DN không vượt quá 24 tháng, tạo điều kiện cho các ngân hàng và DN cơ cấu nợ.
Đồng quan điểm, theo đại diện Công ty TNHH Hoàng Hà (DN chuyên về dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu), trong những tháng còn lại của năm 2020, DN đang đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa còn tồn đọng, nhằm thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng. Hơn nữa, để giảm thiểu chi phí tài chính, công ty sẽ tập trung vào giải quyết hàng tồn kho, cân đối dòng tiền sẵn có cho các kế hoạch sắp tới, nên sẽ không đi vay mới với mức lãi suất khoảng 9%/năm như hiện nay là khá cao. Vì thế, Hoàng Hà mong muốn ngân hàng kéo dài thời gian giãn nợ, giảm lãi suất cho các khoản vay hiện hữu.
Một DN sản xuất, xuất khẩu nông sản cho phóng viên biết, doanh số của doanh nghiệp giảm đi vài chục phần trăm do trước đây xuất đi nhiều ở thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... nay hầu như DN không xuất khẩu được hàng, tình hình buôn bán trong nước cũng rất chậm. Vì thế, nếu không được giảm lãi suất, giãn nợ thì DN có thể dẫn tới phá sản. Tuy nhiên, Thông tư sửa đổi nên quy định cụ thể về mức giảm lãi suất, bởi quy định hiện nay là mức giảm lãi suất phụ thuộc vào chính sách của các ngân hàng thương mại, nên vẫn khá cao với không ít DN.
Mong Thông tư sửa đổi sớm được ban hành
Mặc dù còn nhiều ý kiến, nhưng không thể phủ nhận sự hiệu quả khi Thông tư 01 được thực thi từ giữa tháng 3/2020. Theo NHNN, đến 14/9/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, số lượng DN đã khôi phục được sản xuất, kinh doanh làm ăn có lãi để trả nợ ngân hàng so với con số DN đã vay và đang có nhu cầu vay là rất ít. Vì thế, để nhân rộng hiệu quả của việc hỗ trợ, các chuyên và DN đều mong muốn Thông tư sửa đổi sẽ sớm được ban hành, trong đó lưu ý sửa đổi này phải theo hướng mở rộng đối tượng, hỗ trợ và gia hạn thời gian hoãn, giãn nợ, cân nhắc thời điểm chuyển nhóm nợ cho phù hợp để giảm bớt khó khăn cho tổ chức tín dụng, tránh nợ xấu tăng đột biến... Một chuyên gia kinh tế đã cho rằng, ngoài việc tăng thời hạn hỗ trợ DN, Thông tư 01 cần hỗ trợ thêm cho các ngân hàng, ví dụ như NHNN có thể đẩy mạnh cho vay tái cấp vốn, giúp giảm chi phí đầu vào cho hệ thống ngân hàng, từ đó tăng tiềm lực để xử lý nợ xấu và cho vay nhiều hơn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát, NHNN cho biết NHNN được giao và đang phối hợp với các bộ ngành trong đó có Bộ Tài chính để hoàn thiện các hành lang pháp lý, định hướng sửa Thông tư 01. Tuy nhiên, vị này cũng lưu ý rằng, ngân hàng cũng là một DN, nên khi thực hiện giãn, miễn, giảm lãi phí... cho DN thì cũng phải tính đến áp lực tài chính để đảm bảo hoạt động. Vì thế, NHNN nghiên cứu để sửa Thông tư 01 còn giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng.
Ngân hàng và doanh nghiệp đều 'ngóng' quy định cơ cấu lại nợ Việc chậm trễ ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 01 sẽ thiếu tính thực chất và bền vững trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, mà còn khiến ngân hàng gặp khó khăn khi thực hiện giãn, hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay..., do cơ chế hiện nay đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với tình hình...