9 tháng, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,68%
Tính đến ngày 20/9/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,44% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,74%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,68% (cùng kỳ năm 2018 tăng 9,15%).
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,44% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,74%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,68% (cùng kỳ năm 2018 tăng 9,15%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 8,4% (cùng kỳ năm 2018 tăng 9,52%).
Báo cáo ghi nhận, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung tương đối ổn định, lãi suất huy động ở một số ngân hàng tăng nhẹ, chủ yếu ở kỳ trung và dài hạn nhằm đảm bảo sự cân đối kỳ hạn và giới hạn an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng.
Hiện lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến khoảng 6%-9%/năm đối với ngắn hạn. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Hiện mặt bằng lãi suất huy động đồng Việt Nam phổ biến ở mức 4,5%-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,5%-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6%-7,5%/năm. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến khoảng 6%-9%/năm đối với ngắn hạn và 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Cơ cấu tín dụng tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.
Liên quan đến thị trường chứng khoán, Tổng cục Thống kê cho biết, thị trường chứng khoán 9 tháng năm 2019 có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền kinh tế với tổng mức huy động vốn đạt 203,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 24/9/2019, chỉ số VNIndex đạt 996,74 điểm, tăng 0,2% so với cuối tháng trước và tăng 10,4% so với cuối năm 2018; mức vốn hóa thị trường đạt 4.504 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cuối năm 2018; giá trị giao dịch bình quân từ đầu năm 2019 đến nay đạt 4.576 tỷ đồng/phiên, giảm 30,1% so với bình quân năm 2018.
Hiện nay, thị trường cổ phiếu có 746 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 852 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt gần 1.372 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với cuối năm 2018.
Trên thị trường trái phiếu, có 511 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.142 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm 2018.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 97.271 hợp đồng/phiên, tăng 23% so với bình quân giao dịch năm 2018.
Tại thời điểm cuối tháng 8 năm 2019, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 81.510 tài khoản, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 44% so với cuối năm 2018.
Trước đó, từ đầu năm 2019, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2018, tức khoảng 14%.Trong đó, tín dụng sẽ vẫn được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo kiểm soát rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Lan Trần
Theo Congly.vn
Chứng khoán ngày 9/9: Điểm sáng khối ngoại
Thị trường diễn biến "lình xình" với thanh khoản thấp. Điểm tích cực là khối ngoại đã mua ròng hàng trăm tỷ đồng trong phiên thị trường giao dịch "ảm đạm".
Chứng khoán ngày 9/9: Điểm sáng khối ngoại. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/9, VN - Index tăng nhẹ 0,04% lên 974,12 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 155,33 điểm, tương ứng giá trị gần 3.801 tỷ đồng. Toàn sàn có 111 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 196 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,07% xuống 100,85 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 23,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 320 tỷ đồng. Toàn sàn có 63 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 68 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 15 mã giảm giá, trong khi chỉ có 9 mã tăng giá. Các mã ở chiều giảm giá như: GMD giảm 1,4%, HPG giảm 0,9%, BVH và GAS giảm 0,7%, VHM giảm 0,5%...
Chỉ số VN - Index còn giữ được sắc xanh là nhờ những mã cổ phiếu vốn hóa lớn đứng đầu thị trường tăng giá như: VIC tăng 1,2%, VNM tăng 1,4%, FPT tăng 1,7%, VJC tăng 1,8%.
Sắc đỏ lan rộng tại nhóm cổ phiếu ngân hàng đã gây áp lực lớn lên chỉ số. Các mã giảm mạnh như VIB giảm 1,7%, NVB giảm 1,4%, TPB giảm 1,1%, VPB giảm 1%... Ở chiều tăng giá chỉ còn EIB tăng 0,6%, CTG và BID đều tăng 0,3%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng diễn biến tiêu cực với PVS giảm 1,5%, PVD giảm 0,3%. PLX là điểm sáng của nhóm dầu khí khi tăng tới 2,1%, nhưng thanh khoản đạt rất thấp, chưa đến 400.000 cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt giảm sâu với TVS giảm 3,9%, IVS giảm 2,2%, HCM giảm 1,4%, BVS và SSI đều giảm 0,9%...
Điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay là khối ngoại đã mua ròng hàng trăm tỷ đồng.
Theo đó, trên HOSE, khối ngoại mua ròng gần 361 tỷ đồng. Cổ phiếu VJC là mã được mua ròng mạnh nhất sàn này với giá trị mua ròng đạt tới trên 354 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 8,8 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã PVS (gần 7 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCOM, khối ngoại mua ròng hơn 11 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã QNS (hơn 8,9 tỷ đồng).
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán ở châu Á vào lúc mở cửa ngày giao dịch 9/9 đã biến động trái chiều sau khi các nhà đầu tư đón nhận số liệu việc làm kém hơn dự kiến của Mỹ.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,04% (8,80 điểm) xuống còn 21.190,77 điểm. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,20% (52,60 điểm) lên 26.743,36 điểm và chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,81 điểm (24,18 điểm) lên 3.023,78 điểm./.
Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Chiến lược đầu tư tháng 8: Chú ý nhóm ngành liên quan đến tiêu dùng VDSC đánh giá từ tốt đến khả quan đối với các nhóm ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiêu dùng như các nhóm ngành bán lẻ, hàng không... Ảnh: Nhadautu.vn CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HoSE: VDS) vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư tháng 9. Theo nhận định của VDSC, trong nhiều tháng qua, thị trường...