9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng 30%
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm ở BIDV ghi nhận nhiều con số khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt 7.254 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Giang Di Linh
Thiết kế: Xuân Tùng
Video đang HOT
Theo news.zing.vn
Ngân hàng và "cơn lốc số"
Theo phân tích của giới chuyên gia, công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng nhưng từ đây ngân hàng cũng phải đối diện với thách thức.
Nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động nghiên cứu ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực quản lý (Ảnh TL)
Theo phân tích, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng danh mục sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho một phạm vi khách hàng rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn. Công nghệ số cũng là cơ hội để các quốc gia thúc đẩy tài chính toàn diện, hướng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức. Đặc biệt đối với người có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương thì công nghệ số sẽ giúp họ tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, việc số hóa ngân hàng chính là việc định hướng lại chính sách, tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Công nghệ số giúp nâng cao năng lực tiếp cận, thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán. Từ đó xây dựng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán như dữ liệu thẻ PCI/DSS, công nghệ mã hóa số thẻ.
Nắm bắt được cơ hội phát triển trên nền tảng công nghệ thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ, ứng dụng một số công nghệ, giải pháp mới như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, xác thực sinh trắc học... Từ đó đã tạo ra một số dịch vụ thanh toán số, ngân hàng số; đánh giá hành vi khách hàng, dự đoán doanh thu, nhu cầu thị trường, cảnh báo rủi ro. Nhiều ngân hàng bước đầu đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa.
Công nghệ số giúp ngân hàng nâng cao năng lực tiếp cận và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán (Ảnh TL)
Chẳng hạn như Ngân hàng Tiên Phong với ngân hàng tự động LiveBank; LienVietPostBank với sản phẩm "ví Việt", Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng với ứng dụng ngân hàng số Timo... Với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu, từng bước khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới. Từ đó gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, giảm dần sự tập trung vào nguồn thu nhập truyền thống từ hoạt động tín dụng, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho rằng, khi sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày trở nên số hóa sẽ tạo ra kết nối trực tuyến, liên tục với khách hàng qua nhiều thiết bị số cá nhân, trên nhiều kênh khác nhau. Đây chính là môi trường thuận lợi để tội phạm công nghệ cao, tin tặc khai thác các yếu điểm hòng gian lận, trục lợi từ người dùng và thâm nhập vào hệ thống, đòi hỏi các ngân hàng không được chủ quan, xem thường mà phải có sự quan tâm, đầu tư nguồn lực lớn cho đảm bảo an toàn bảo mật và bảo vệ dữ liệu khách hàng.
Hồ Hằng
Theo congluan.vn
Bậc xếp hạng tín nhiệm của HDBank tăng lên B1 Moody's Investors Service vừa công bố nâng bậc xếp hạng tín nhiệm tiền gửi dài hạn và nhà phát hành dài hạn của Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (HDBank) lên mức B1. Moody's cũng đánh giá triển vọng xếp hạng duy trì mức ổn định; nâng bậc xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) và xếp hạng BCA sau điều chỉnh của...