9 tháng, Chính phủ đã chi bao nhiêu tiền trả nợ?
Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ với tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.
Trong tháng 9, Chính phủ đã chi khoảng 19.600 tỉ đồng để trả nợ – Ảnh: Internet
Báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính cho biết trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ (4 hiệp định với ADB, 1 hiệp định với OFID), tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.
Riêng tháng 9, giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 89 triệu USD. Lũy kế 9 tháng, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1,416 tỉ USD, tương đương khoảng 32.737 tỉ đồng, chiếm khoảng 26,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã duyệt.
Theo Bộ Tài chính, việc giải ngân vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài chậm chủ yếu do hạn chế và vướng mắc trong việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm. Bên cạnh đó còn do chất lượng thiết kế và tính sẵn sàng triển khai dự án, những vướng mắc về thủ tục đầu tư, mua sắm đấu thầu, bố trí vốn đối ứng, thủ tục cho vay lại.
Đáng chú ý về tình hình trả nợ của Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết trong tháng 9, Chính phủ đã chi khoảng 19.600 tỉ đồng để trả nợ, trong đó trả nợ trong nước khoảng 11.900 tỉ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 7.700 tỉ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Chính phủ đã trả nợ khoảng 236.900 tỉ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 195.700 tỉ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 41.200 tỉ đồng.
Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody’s) đã thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam (hiện ở mức Ba3).
Video đang HOT
Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm bắt nguồn từ đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.
Tuy nhiên ngay sau đó Bộ Tài chính đã phát đi thông cáo cho rằng, cần làm rõ đây là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Bộ Tài chính cũng khẳng định việc Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét để hạ bậc chỉ dựa trên một sự việc riêng lẻ là không phù hợp, nên đề nghị Moody’s sớm có nhìn nhận, đánh giá đầy đủ về vấn đề trên.
“Moody’s cần xác định rõ nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ”, Bộ Tài chính kiến nghị
Tuyết Nhung
Theo Motthegioi.vn
Nợ công được kiểm soát chặt chẽ
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công theo đúng định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Tài chính đã giảm dần tỷ trọng nợ nước ngoài, tập trung huy động vốn trong nước với lãi suất hợp lý.
Tháng 9/2019, trả nợ của Chính phủ khoảng 19,6 nghìn tỷ đồng, trong đó, trả nợ trong nước khoảng 11,9 nghìn tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng
Theo Báo cáo mới nhất về tình hình thực hiện nhiệm vụ chương trình công tác tháng 9/2019 và quý III/2019, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ chương trình công tác tháng 10/2019 và quý IV/2019 của Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2019, Bộ đã thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ (4 hiệp định với ADB, 1 hiệp định với OFID), tổng trị giá khoảng 463 triệu USD. Bộ đã hoàn thiện Thông tư hướng dẫn Nghị định số 132/2018/NĐ-CP thay thế Thông tư số 111/2016/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Tính trong tháng 9/2019, giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 89 triệu USD. Lũy kế 9 tháng giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoang 1.416 triệu USD, tương đương khoảng 32.737 tỷ đồng, chiếm khoảng 26,2% kế hoạch TTCP đã duyệt.
Cũng trong tháng 9/2019, trả nợ cua Chinh phu khoảng 19,6 nghìn tỷ đồng, trong đó, trả nợ trong nước khoảng 11,9 nghìn tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, trả nợ của Chính phủ khoảng 236,9 nghìn tỷ đồng; trong đó, trả nợ trong nước khoảng 195,7 nghìn tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 41,2 nghìn tỷ đồng.
Lý giải về giải ngân vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài còn chậm, Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân chủ yếu do hạn chế và vướng mắc trong việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm; chất lượng thiết kế và tính sẵn sàng triển khai dự án; vướng mắc về thủ tục đầu tư, mua sắm đấu thầu, bố trí vốn đối ứng, thủ tục cho vay lại.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao việc triển khai hiệu quả cam kết củng cố tài khóa và biện pháp tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ nợ công của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, "nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam hiện ở mức bền vững", đây là yếu tố góp phần quan trọng để các tổ chức xếp hạng quốc tế liên tục nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua, nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công theo đúng định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Tài chính đã giảm dần tỷ trọng nợ nước ngoài, tập trung huy động vốn trong nước với lãi suất hợp lý; Phát hành TPCP kỳ hạn dài để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn; Đồng thời, quyết liệt thực hiện siết chặt cấp bảo lãnh Chính phủ.
Qua đó, thúc đẩy phát triển thị trường TPCP trong nước thông qua đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng cơ sở nhà đầu tư dài hạn, đồng thời siết chặt việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, hạn chế rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho ngân sách Nhà nước (NSNN); Đồng thời, cơ cấu nợ Chính phủ có chuyển biến khả quan theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ trọng dư nợ trong nước hiện nay chiếm khoảng 62% nợ Chính phủ (so với tỷ trọng 40% vào năm 2010). Kỳ hạn phát hành TPCP cũng được kéo dài.
Từ đầu năm 2019 đến nay, kỳ hạn phát hành TPCP bình quân duy trì ở mức cao 13,3 năm, tăng mạnh so mức bình quân 4,8 năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Lãi suất phát hành giảm đáng kể, góp phần giảm chi phí huy động vốn cho NSNN.
Lãi suất phát hành TPCP trong nước giảm từ mức bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 4,95%/năm từ đầu năm đến nay. Cơ cấu nhà đầu tư có sự cải thiện căn bản. Đến nay, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các nhà đầu tư là tổ chức tài chính phi ngân hàng tiếp tục tăng lên, đạt khoảng 53%, tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 47%.
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, việc quản lý nợ công và tái cơ cấu nợ công từ nay đến cuối giai đoạn 2020 và giai đoạn 5 năm tiếp theo cần được tiếp tục triển khai đồng bộ với việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh; trong đó, có cơ cấu lại NSNN, đầu tư công, khu vực doanh nghiệp nhà nước, hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ. Việc nghiên cứu, đề xuất các ngưỡng an toàn nợ cho giai đoạn 5 năm tới cần được đánh giá hết sức thận trọng, không chỉ tập trung vào quy mô nợ so GDP mà còn phải phù hợp khả năng chi trả nợ của NSNN, ưu tiên tạo thêm dư địa để bố trí nguồn lực ngân sách cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Bộ thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ công thông qua các nghiệp vụ quản lý nợ chủ động; Thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường TPCP cả về chiều sâu và chiều rộng theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và mở rộng cơ sở nhà đầu tư.
Đối với vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính sẽ thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách lớn trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi, tập trung cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của cơ quan địa phương, hoạt động vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và TCTD theo hình thức tự vay, tự trả, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, mức dư nợ công thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài đã đạt kết quả nhất định. Nợ công giảm từ mức 64,8% GDP vào năm 2016 xuống còn 58,4% GDP năm 2018, tỷ lệ trả nợ giảm từ 27,6% tổng thu ngân sách xuống còn 17-18%. Quy mô danh mục nợ chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát tốt ở mức 50% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 51,7% vào năm 2017), trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,6%, nợ trong nước chiếm 61,4%.
Việt Dũng
Theo tapchitaichinh.vn
Nên mua và nắm giữ những cổ phiếu ngân hàng nào? Khối Phân tích VNDIRECT (VND Research) vừa phát hành Báo cáo Ngành Ngân hàng - Triển vọng ổn định khi chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng bán lẻ sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính. Cùng đó nhóm phân tích cũng lưu ý triển vọng ngành ổn định; khuyến nghị Mua và nắm giữ đối với một số cổ...