9 thắc mắc cơ bản bạn thường gặp khi dùng dầu gội đầu
Liệu bạn đã biết rõ về liều lượng sử dụng dầu gội đầu hay tần suất gội đầu trong 1 tuần?
Mái tóc có ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo của mỗi người. Để mái tóc sẵn sàng “thử sức” với những kiểu tóc, màu sắc mà bạn yêu thích, trước hết, tóc phải thật khỏe. Và để tóc khỏe, bạn cần phải biết chăm sóc tóc đúng cách, ngay từ bước cơ bản là gội đầu. Bạn có nghĩ rằng bạn thật sự hiểu rõ về dầu gội đầu và cách sử dụng nó? Hãy cùng kiểm tra kiến thức của mình thông qua 9 câu hỏi thường gặp sau đây.
Bao lâu thì nên dùng dầu gội đầu?
Điều này phụ thuộc vào chất tóc của mỗi người. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu gội đầu hàng ngày nếu sở hữu một mái tóc nhờn dầu, hoặc thường xuyên để tóc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn hay tập luyện thể thao hàng ngày. Chất tóc bình thường hoặc khô ngọn nhưng nhờn dầu ở chân tóc cũng được khuyến khích là nên gội hàng ngày, trừ khi bạn thấy những dấu hiệu bất ổn như tóc bị chẻ ngọn hoặc thường xuyên gãy rụng thì nên dừng lại. Nếu bạn đang sở hữu mái tóc khô hay sống ở khí hậu khô, ít ô nhiễm thì chỉ nên gội từ 2-3 lần/tuần.
Có nên dùng nhiều dầu gội đầu?
Tương tự, dùng nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dày và chất tóc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng đừng nên dùng quá nhiều dầu gội trong một lần bởi nếu không gội sạch hết thì nó có thể mang lại tác dụng phụ như tóc bết dính, sinh gàu…
Nhiệt độ lý tưởng của nước để gội đầu?
Nước ấm vừa đủ sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư giãn, đồng thời giúp da đầu sạch hơn khi được dùng kèm dầu gội đầu. Vào mùa hè thì bạn nên dùng nước lạnh bởi nó giúp các lỗ chân lông hấp thụ và giữ được dinh dưỡng lâu hơn, giúp lỗ chân lông se khít lại mà không hề ảnh hưởng đến lớp biểu bì của tóc, khiến tóc sáng bóng hơn. Tránh tuyệt đối gội đầu với nước quá nóng.
Nên dùng một chai dầu gội đầu trong bao lâu?
Thông thường, tuổi thọ của một chai dầu gội đầu là từ hai đến ba năm. Tuy nhiên, khi đã để quá lâu thì dầu gội đầu sẽ bị giảm hẳn hiệu quả ban đầu. Ngay khi thấy mùi hoặc màu sắc lạ, bạn nên thay dầu gội đầu.
Có dầu gội đầu cho tóc nhuộm?
Đây là thắc mắc thường gặp của các cô nàng nhuộm tóc. Không ít chị em có lo ngại rằng những loại dầu giữ màu cho tóc nhuộm sẽ làm tóc bớt độ sáng và không còn đảm bảo hiệu quả như bình thường. Hiện nay đã có rất nhiều loại dầu gội đầu có khả năng giữ màu cho tóc và bổ sung dưỡng chất giúp tóc khỏe đẹp, mềm mượt mà vẫn đảm bảo giữ màu sắc được lâu. Nếu dầu gội giữ màu là chưa đủ thì bạn có thể dùng mặt nạ ủ cho tóc. Mặt nạ sẽ bảo vệ màu cơ bản cho tóc, giữ màu được lâu hơn.
Nên đổi dầu gội đầu thường xuyên?
Có giả thiết cho rằng dùng thường xuyên một loại dầu gội đầu trong thời gian dài khiến tóc bị lờn. Đó có thể là vì chất bẩn và phần cặn của các sản phẩm tạo kiểu vẫn còn bám trên tóc, cũng có thể là do thời tiết thay đổi hoặc là kiểu tóc đã đổi khác. Những nguyên nhân trên làm cho tóc thay đổi cả cảm giác lẫn phản ứng vì vậy mà bạn cảm thấy dầu gội đầu dường như không còn phát huy tác dụng. Để gội sạch những cặn bám của các sản phẩm tạo kiểu, hãy gội đầu thật sạch với dầu gội để giúp tóc sạch bóng. Một cách nữa là bạn có thể chọn dùng dòng sản phẩm dầu gội đậm đặc hơn hay lỏng hơn, như thế, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh sản phẩm chăm sóc tóc để tóc thích nghi với những thay đổi. Ví dụ, mùa hè để mồ hôi và bụi bám không ảnh hưởng đến mái tóc dài đẹp của mình, bạn nên dùng dòng sản phẩm làm bồng dày, còn mùa đông, bạn dùng dòng sản phẩm dầu gội dưỡng ẩm vì không khí mùa đông lạnh và khô.
Video đang HOT
Có thật sự cần đến dầu xả sau khi sử dụng dầu gội đầu?
Tuy câu trả lời không phải là bắt buộc nhưng dùng thêm dầu xả cho tóc sau khi làm sạch với dầu gội đầu là công đoạn được nhiều bạn gái ưa dùng nếu muốn có một mái tóc bóng đẹp, mượt mà như ý.
Nên đầu tư cho dầu gội đầu đắt tiền?
Vấn đề không hẳn ở giá tiền, mà là ở chỗ nó có hợp với tóc bạn hay không. Dầu gội tốt hay không là phụ thuộc vào việc bạn có ưa thích mùi hương và công dụng của nó với tóc bạn như thế nào. Có thể là một loại đắt tiền hợp với người này nhưng lại khiến tóc bạn bị bết dính, đây là điều thường gặp.
Khi nào thì cần đến Clarifying Shampoo?
Clarifying Shampoo là loại dầu gội đầu đặc biệt dùng cho những ai thích bơi lội ngâm mình trong bể bơi vì loại này sẽ giúp gội rửa đi những hóa chất dơ bẩn bám lên tóc từ trong bể bơi. Clarifying Shampoo cũng được khuyến khích dùng cho mùa hè bởi vì nó giúp tái tạo lại từng sợi tóc, giúp tóc bạn thêm óng mượt, và bảo vệ được màu tóc tự nhiên của mình. Nếu ai dị ứng với cồn thì đây là loại shampoo lý tưởng cho bạn mang theo người trong những chuyến vui đùa với nước.
Theo Kenh14
Những chất độc hại ẩn chứa trong bộ đồ trang điểm của bạn
Bạn có biết rằng chiếc túi đựng đồ trang điểm của bạn lại là nơi chứa nhiều thành phần độc tố.
Những quảng cáo đầy "mỹ miều" về các sản phẩm làm đẹp có thể làm bạn bị hoa mắt, nhưng trước khi đưa ra một quyết định mua một sản phẩm mỹ phẩm nào đó thì điều đầu tiên mà bạn phải quan tâm đến đó chính là thành phần hóa học có chứa trong nó. Thật khó khi nhìn vào một list thành phần hóa học của một loại mỹ phẩm để biết chất nào là độc hại, chất nào được sử dụng, nhưng chí ít bạn cũng phải nắm được một số các thành phần hóa học độc hại có chứa trong mỹ phẩm gây tổn hại cho làn da và sức khỏe. Để trở thành một quý cô sành điệu, trước nhất bạn phải là người tiêu dùng thông thái, đừng vì quá tin vào những lời quảng cáo để rồi sa đà vào việc mua một cách mù quáng và hậu quả mà bạn phải hứng chịu thì thật khó lường. Như một bài viết trước đây chúng tôi từng đề cập đến vấn đề các chất độc hại có trong mascara thì bài viết này sẽ mở rộng ra các sản phẩm khác. Và nếu bạn không muốn túi đồ trang điểm của mình trở thành một "túi chất độc hại" thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Phthalates
Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc. Phthalates còn thuộc nhóm các hóa chất bị nghi ngờ gây rối loạn nội tiết. Trong một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, nó đã được chứng minh là làm giảm khả năng sinh sản ở chuột. Một nghiên cứu còn tìm thấy một liên kết giữa phthalates và bệnh tiểu đường.
Chất này thường được tìm thấy trong: nước hoa, chất khử mùi, sơn móng tay
2. BHA (Butylated hydroxianisole)
Một chất bảo quản chủ yếu được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, là chất chống oxy hóa tổng hợp, bị nghi ngờ là chất gây ung thư, nghiên cứu trên động vật cho thấy BHA gây căng thẳng thần kinh, giảm tốc độ tăng trưởng, sụt cân, tổn thương gan. BHA hoạt động như một estrogen tổng hợp hay xeno-estrogen, là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, kích ứng mắt và có khả năng ăn mòn kim loại, tỉ lệ hấp thu qua da lên đến 13%.
Chất này thường được tìm thấy trong: bút kẻ mắt, phấn má, mascara, kem dưỡng ẩm, sơn móng tay.
3. Mercury (thủy ngân)
Thủy ngân đứng đầu danh sách gây nguy hại cho cơ thể bởi nó rất dễ dàng xuyên qua da. Vào năm 2013, một hiệp ước toàn cầu mới được phát hành về việc giới hạn sử dụng thủy ngân trong nhiều vật dụng gia đình, ví dụ: bóng đèn nhưng lại không đề cập đến mascara. Theo Liên Hợp Quốc, họ bỏ qua mascara bởi vì nó chỉ chứa "một lượng nhỏ" của kim loại độc hại này. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng mascara thường xuyên hay lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho chất này ngấm vào da và gây tác hại không nhỏ.
Chất này thường được tìm thấy trong: mascara, son môi.
4. Lead (chì)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy một số lượng lớn các loại son môi và son bóng không chỉ chứa chì mà còn chứa một số các kim loại khác như aluminum and cadmium. Son môi có chứa nhiều chì có thể gây tổn thương não, bệnh thận và nguy cơ ung thư.
Thường được tìm thấy trong: son môi, son bóng.
5. Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol là loại hóa chất có mặt trong hầu hết các loại mỹ phẩm, từ kem dưỡng da tay cho tới nước hoa. Đây cũng là một thành phần nguy hiểm nếu bạn hít phải quá nhiều. Bởi nó gây ra tình trạng dau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là trầm cảm nếu hít phải quá nhiều trong thời gian dài.Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với chuột, hít phải quá nhiều còn có khả năng làm tê liệt hệ thống hô hấp và thậm chí gây tử vong.
Chất này thường được tìm thấy trong: sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, thuốc làm bóng tóc.
6. Mineral Oil (dầu khoáng)
Loại dầu này có nhiều trong các đồ dưỡng thể, đồ dưỡng da mặt như dầu mát xa, dầu tẩy trang, baby oil, vaseline. Mineral oil có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nếu sử dụng sản phẩm mỹ phẩm có chứa mineral oil thường xuyên sẽ làm tắc lỗ chân lông, khiến cho da giảm khả năng đào thải chất độc. Khi vào cơ thể, mineral oil đọng ở gan và lấy đi hầu hết vitamin có trong gan,điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu vitamin nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu, tiếp xúc nhiều với chất này còn có khả năng gây ung thư da.
Chất này thường được tìm thấy trong: kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm.
7. Triclosan
Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam.Thật không may, FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) thừa nhận rằng, trong một nghiên cứu ở động vật đã cho thấy nó làm thay đổi quy định nội tiết tố. EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ) xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư.
Chất này thường được tìm thấy trong: kem cạo râu, lăn khử mùi, kem đánh răng.
8. Parabens
Paraben là biến thể của dầu hỏa, người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn để ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm. Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da. Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương. Nhiều loại mỹ phẩm không ghi là Paraben nhưng ghi: methylparaben, propylparaben, ethylparaben, butylparaben - đây cũng là các chất có họ với Paraben mà bạn cần lưu ý.
Chất này thường được tìm thấy trong: hầu hết các loại mỹ phẩm.
9. Coal Tar (nhựa than đá)
Coal tar là một chất gây ung thư bị cấm ở EU, nhưng vẫn được sử dụng ở Bắc Mỹ, chất này được tìm thấy trong một số loại dầu gội đầu, sữa tắm, xịt mùi cơ thể. Nếu dùng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, chất này có thể hấp thụ qua các mạch máu nhỏ trên da đầu và vào cơ thể.
Chất này thường được tìm thấy trong: các loại dầu gội đầu điều trị da đầu khô và các loại dầu gội đầu chữa trị gàu.
10. Talc (hydrous magnesium silicate)
Talc (hydrous magnesium silicate) là một chất ngậm nước, chất này được liệt vào danh sách các chất độc hại của chính phủ Canada. Talc là thành phần chính trong rất nhiều loại phấn rôm trẻ em, nó còn là chất có mặt trong rất rất nhiều sản phẩm makeup dạng bột (phấn phủ, phấn má, phấn mắt...). Đã có khá nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, talc là nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư da. Hạt talc có chứa amiăng có liên quan đến ung thư buồng trứng và các vấn đề hô hấp. Tổ chức FDA đã đưa ra quy định về việc sử dụng talc trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, đó là talc vẫn có thể được dùng trong mỹ phẩm nếu được xử lý để loại bỏ asbetos (tác nhân gây ung thư) và cho vào sản phẩm với hàm lượng cho phép.
Chất này thường được tìm thấy trong: phấn mắt, phấn phủ, thành phần có trong mỹ phẩm có chứa khoáng.
Theo Afamily
Dầu hấp, dầu xả, dầu dưỡng có "thế thân" cho nhau được không? Dùng dầu hấp để xả tóc và dùng dầu xả để hấp tóc, dùng dầu dưỡng để tạo kiểu và dùng sản phẩm tạo kiểu để dưỡng tóc, cách nào là đúng, cách nào là sai? Đúng: Dùng dầu dưỡng để ủ tóc Trong dầu dưỡng tóc có những thành phần giúp tái tạo cấu trúc tóc giống với công dụng của dầu...