9 quy tắc lập kế hoạch PR hiệu quả
Một kế hoạch Public Relations (PR), hay còn gọi là quan hệ công chúng, bắt buộc phải có các yếu tố mục tiêu, chiến lược, chiến thuật và các số liệu đo lường.
Một kế hoạch Public Relations (PR), hay còn gọi là quan hệ công chúng, bắt buộc phải có các yếu tố mục tiêu, chiến lược, chiến thuật và các số liệu đo lường.
Tuy nhiên, theo Craig Cincotta, giám đốc cấp cao về truyền thông tiếp thị của Hãng Giải pháp phần mềm SAP, người từng viết, đọc và chỉnh sửa vô số kế hoạch PR, ngoài các yếu tố trên, để có một kế hoạch PR hiệu quả, người làm tiếp thị còn phải tuân thủ một số quy tắc nhất định. Các quy tắc này đóng vai trò quan trọng, vì là cơ sở cho việc ra bất kỳ quyết định nào để đảm bảo kế hoạch ban đầu được vận hành trơn tru.
Craig Cincotta cho rằng 9 quy tắc sau đây sẽ giúp người làm PR thiết lập nên một kế hoạch PR hiệu quả nhất:
Hiểu rõ khách hàng. Kế hoạch PR phải được xây dựng dựa trên những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Người làm PR có thể tiếp cận một cách gần nhất với người dùng cuối thông qua báo chí, các phương tiện truyền thông, các báo cáo phân tích… Hãy sử dụng những kiến thức đó để hỗ trợ quá trình PR cho những sản phẩm, dịch vụ thực sự làm hài lòng khách hàng.
Hãy là một người kể chuyện kiên nhẫn. Việc mong muốn nhanh chóng tham gia “cuộc chơi” với một kế hoạch chưa chín muồi luôn có hại nhiều hơn có lợi. Đừng để bị đánh bại bởi áp lực “phải làm một cái gì đó”. Hãy kể về công ty của bạn với đúng đối tượng và vào đúng thời điểm.
Tập trung vào những mục tiêu trong kế hoạch dài hạn. Thông qua kế hoạch PR, bạn muốn thấy những dòng tiêu đề nào sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, những sự nhận thức và hành động gì từ khách hàng? Bạn muốn mọi người sẽ nghe, thấy, cảm thấy, làm gì? Hãy lên một kế hoạch dài hạn, tạo ra những mục tiêu và xác định những thời khắc quan trọng để có thể tạo ra những “con sóng” mạnh mẽ và đi kèm sau đó là những “gợn sóng nhỏ” – những hiệu ứng lây lan tích cực.
Video đang HOT
Việc liên tục thay đổi các bước hành động hoặc thực hiện những động thái không phù hợp với kế hoạch dài hạn không phải là cách khôn ngoan để sử dụng các nguồn lực, cũng không phải là cách hợp lý để xây dựng đội ngũ có thể đi đường dài.
Biết sự khác biệt giữa tin tức và các câu chuyện. Tin tức được cho “ra lò” rất nhanh và không nhất quán theo thời gian. Trong khi đó, câu chuyện thì có khả năng tạo ra hiệu ứng lan truyền và duy trì các yếu tố cần thiết để định hướng sự tham gia của người tiếp nhận.
Vượt ra ngoài bốn bức tường văn phòng. Hãy dành sự chú ý cho những gì nằm ngoài bốn bức tường văn phòng, nếu không, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thấu hiểu tâm lý thị trường.
Đừng bỏ lỡ những bước đi của đối thủ cạnh tranh. Hãy học hỏi và đọc thật nhiều để biết người khác đang làm tốt những gì, để xác định điểm khác biệt của mình. Biết càng nhiều về thế giới rộng lớn bên ngoài bốn bức tường văn phòng, kế hoạch PR của bạn càng chi tiết và tròn trịa.
Hãy khiêm tốn. Hãy tập trung vào sản phẩm, đối tác và khách hàng. Hãy tự hào về những gì mình làm được, nhưng đừng khoe khoang. Hãy tận dụng các mối quan hệ đối tác, khách hàng để kể câu chuyện của bạn. Trên thực tế, những thông điệp của bạn nên được hỗ trợ bởi một bên thứ ba – những người tích cực tương tác với truyền thông thay cho bạn.
Hứa ít và làm nhiều hơn. Tầm nhìn và cách bạn nhìn nhận thế giới cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc bạn sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì và khi nào thì ra mắt sản phẩm, dịch vụ đó. Nếu luôn bám sát tiêu chí này, bạn sẽ không bao giờ nói một điều gì mang tính vòng vo hoặc thừa thãi.
Kêu gọi hành động. Hãy nghĩ về những hành động bạn muốn mọi người thực hiện để có thể duy trì mối quan hệ giữa đôi bên, chẳng hạn như một đường dẫn bên dưới bài viết giúp người đọc quay trở lại website của bạn. Khi đã có được sự chú ý của ai đó, bạn phải tìm cách duy trì sự kết nối với họ.
PR không phải phần việc “thời vụ”. PR không đơn thuần chỉ là một phương tiện để quảng bá sản phẩm trong ngắn hạn. Đội ngũ PR nên được cùng tham gia vào các kế hoạch dài hạn của công ty để đảm bảo sản phẩm và những kế hoạch PR luôn được ăn khớp với nhau.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cách phân biệt tiền giả
Ngày 18-5, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM khẳng định việc chỉ dựa vào yếu tố vần hoặc số seri để xác định một tờ tiền là tiền giả (hay tiền thật) là không chính xác.
Qua đường dây nóng của NHNN chi nhánh TP HCM mấy ngày nay, một số người dân có phản ánh thắc mắc về việc phân biệt tiền polymer thật.
Theo vị đại diện NHNN chi nhánh TP cho biết người dân cần nắm rõ các yếu tố bảo an của tờ tiền thật. Các tờ tiền không đảm bảo đủ các yếu tố bảo an này được xác định là tiền giả và không do NHNN phát hành.
Đặc điểm bảo an của tiền Polymer
Cụ thể, người dân có thể kiểm tra nhanh, cơ bản một số yếu tố bảo an để phân biệt tiền thật/tiền giả như sau (lưu ý: các yếu tố bảo an sau đây có hầu hết trên các tờ tiền chất liệu polymer, riêng các tờ tiền trên chất liệu cotton sẽ sử dụng các yếu tố bảo an khác như:
1. Đưa tờ tiền lên trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dây an toàn (dây bảo hiểm). Ở tiền thật sẽ nhìn thấy trên cả 2 mặt tờ tiền: hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền giấy, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo; dây an toàn có các chữ và số rõ ràng, sắc nét và sáng hơn màu nền xung quanh.
Ở tiền giả: không có hình bóng chìm và dây an toàn; hoặc hình bóng chìm không tinh xảo như tiền thật, chỉ là hình mô phỏng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên bề mặt; các chữ, số trên dây an toàn không rõ ràng, sắc nét và tối hơn nền giấy.
2. Dùng tay vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra các chi tiết in nổi (tại các vị trí: dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM", Quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ và số mệnh giá...). Ở tiền thật sẽ có cảm giác nhám, ráp khi vuốt lên các chi tiết này.
Ở tiền giả: chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như tiền thật.
3. Chao nghiêng tờ tiền để kiểm tra yếu tố mực đổi màu (OVI) và yếu tố IRIODIN. Ở tiền thật yếu tố OVI có màu vàng đất khi nhìn thẳng và chuyển dần sang màu xanh lá cây khi nhìn nghiêng. Yếu tố IRIODIN là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền, lấp lánh ánh kim khi chao nghiêng tờ tiền.
Ở tiền giả: không có yếu tố mực đổi màu, hoặc in giả màu vàng/xanh lá cây nên không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật; không có dải màu vàng lấp lánh khi chao nghiêng tờ tiền.
4. Quan sát các cửa sổ trong suốt trên tờ tiền: kiểm tra hình dập nổi trên cửa sổ lớn (ở tiền thật, hình dập nổi là cụm số mệnh giá được dập nổi tinh xảo); kiểm tra hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ bằng cách đưa cửa sổ tới gần mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ và hướng vào nguồn ánh sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa ...) sẽ thấy hình ẩn hiện lên xung quanh nguồn sáng.
Ở tiền giả: không có cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn, nếu có chỉ là các nét dập thô, không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn (DOE) như tiền thật.
Được biết thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phát hành tài liệu "Tiền Việt Nam và cách nhận biết" đến các xã phường để tuyên truyền trong nhân dân về cách nhận biết tiền thật/tiền giả nhằm ngăn ngừa thiệt hại phát sinh liên quan đến vấn nạn tiền giả và bảo vệ đồng tiền Việt Nam.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Để hội nhập, doanh nghiệp cần tự nâng tầm lên liêm chính và minh bạch Dự Hội thảo có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đại diện quốc tế có: Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt...