9 nước chuẩn bị tập trận chung với Nga
Trung Quốc và 8 nước khác chuẩn bị tham gia tập trận Kavkaz-2020 do Nga tổ chức cuối tháng 9, trong khi Ấn Độ quyết định rút lui.
Tập trận Kavkaz-2020 do Nga tổ chức sẽ diễn ra ngày 21-26/9 với sự tham gia của lực lượng quân sự 9 nước, 9 quốc gia khác cử quan sát viên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói trong cuộc họp trực tuyến hôm 8/9. Tập trận Kavkaz-2020 sẽ tập trung vào chiến thuật phòng thủ, hiệp đồng tấn công, bao vây, kiểm soát và chỉ huy chiến trường.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong thông cáo ngày 10/9 xác nhận sẽ cử các binh sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây, khu vực gần Ấn Độ, tham gia tập trận Kavkaz-2020. Lực lượng Trung Quốc sẽ chuyển thiết giáp và vũ khí hạng nhẹ bằng đường hàng không tới các địa điểm tổ chức tập trận tại tỉnh Astrakhan của Nga, Biển Đen và biển Caspi.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố việc điều quân tham gia cuộc tập trận “không nhằm vào bên thứ ba hay liên quan đến diễn biến gần đây trong khu vực” mà nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nga, trong đó có lĩnh vực đào tạo quân sự.
Video đang HOT
Lính bắn tỉa tham gia tập trận Tsentr-2019 do Nga tổ chức, tháng 9/2019. Ảnh: BQP Nga.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngoài nước này và chủ nhà Nga, Belarus, Iran, Pakistan, Armenia và Myanmar sẽ cử binh sĩ tới tham gia tập trận Kavkaz-2020, song không tiết lộ ba quốc gia còn lại. Trong khi đó, chủ nhà Nga chưa nêu tên các nước tham gia tập trận.
Ấn Độ từng lên kế hoạch tham gia tập trận Kavkaz-2020, nhưng sau đó tuyên bố rút lui. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết rút khỏi tập trận Kavkaz-2020 do lo ngại Covid-19, song một số quan chức nước này nói các vụ ẩu đả với Trung Quốc trên biên giới cũng ảnh hưởng tới quyết định trên. Ấn Độ và Nga đã tổ chức tập trận hải quân Indra 2020 trên vịnh Bengal ngày 4-5/9.
Belarus dự kiến đưa quân tham gia tập trận chung Kavkaz-2020 trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko diễn ra trong nước. Lukashenko cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moskva sẵn sàng triển khai lực lượng an ninh để trợ giúp Minsk theo hiệp ước quốc phòng tập thể nếu cần thiết.
Các quân nhân Nga và Serbia tới Belarus ngày 10-15/9 để tham gia diễn tập chống khủng bố ba bên mang tên “Tình anh em Slav”. Đặc nhiệm Belarus sẽ chỉ huy cuộc diễn tập tại thao trường Brestsky của lữ đoàn đổ bộ đường không số 38, thời gian của hoạt động này chưa được công bố.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lần đầu lên tiếng vụ ẩu đả biên giới
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng Ấn Độ "đơn phương khiêu khích" trong tuyên bố đầu tiên về vụ ẩu đả ở biên giới, trái ngược quan điểm của New Delhi.
"Ấn Độ hoàn toàn chịu trách nhiệm vụ đụng độ biên giới giữa hai nước. Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Quân hôm nay cho hay, thêm rằng Ấn Độ nên gặp Trung Quốc để giảm căng thẳng.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hành động của Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận giữa hai nước và là một "sự khiêu khích đơn phương".
Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng về vụ ẩu đả biên giới cách đây 10 ngày. Truyền thông Trung Quốc hôm qua đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Ấn Độ có thể gặp nhau ở Moskva, Nga, song Ấn Độ sau đó bác bỏ thông tin này.
Lực lượng biên phòng Ấn Độ canh gác tại trạm kiểm soát dọc đường cao tốc tại Gagangir dẫn tới biên giới với Trung Quốc hôm 17/6. Ảnh: Reuters.
Binh sĩ Ấn - Trung đối đầu ở biên giới từ đầu tháng 5. Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc vượt Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ngày 5-6/5 và đóng quân tại bốn vị trí có tổng diện tích hơn 60 km2 gồm hồ Pangong Tso, sông Galwan, suối nước nóng (Kyam) và Demchok, khiến đụng độ nổ ra trong hơn một tháng.
Tối 15/6, binh lính hai bên ẩu đả tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở LAC. Ấn Độ thông báo 20 binh sĩ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc thừa nhận có thương vong nhưng không công bố con số.
Ấn Độ cho rằng vụ tấn công hôm 15/6 được Trung Quốc lên kế hoạch từ trước, ngay cả khi các chỉ huy cấp cao của hai nước đồng ý hạ nhiệt căng thẳng trên LAC. Trung Quốc bác cáo buộc và tuyên bố các binh sĩ Ấn Độ "cố tình khiêu khích" dẫn đến ẩu đả chết người.
Sự cố khiến người dân và nhiều quan chức Ấn Độ giận dữ, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Nguồn tin chính phủ Ấn Độ hôm qua cho biết các chỉ huy quân đội hai nước thống nhất rút lính khỏi khu vực biên giới tranh chấp căng thẳng sau cuộc gặp kéo dài nhiều giờ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận hai bên đã thống nhất thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng.
Trung Quốc nói trinh sát cơ Mỹ xâm nhập vùng cấm bay Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trinh sát cơ U-2 của Mỹ có "hành động khiêu khích" khi di chuyển vào khu vực diễn tập bắn đạn thật. "Một trinh sát cơ U-2 của Mỹ hôm nay xâm nhập vùng cấm bay, nơi đang diễn ra một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Chiến khu phía Bắc thuộc quân đội Trung...