9 nhóm người được ưu tiên tiêm miễn phí vaccine COVID-19
Nghị quyết của Chính phủ quy định 9 nhóm đối tượng cụ thể được ưu tiên tiêm và miễn phí vaccine COVID-19.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên với số lượng khoảng 150 triệu liều.
Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, quyết định số lượng vaccine cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn. Cơ chế mua vaccine thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013.
(Ảnh minh họa)
Nghị quyết quy định 9 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí gồm:
Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); quân đội; công an.
Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…
Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Video đang HOT
Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.
Người sinh sống tại các vùng có dịch.
Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Về địa bàn, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.
Căn cứ khả năng cung ứng vaccine, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.
Về nguồn kinh phí thực hiện, Nghị quyết nêu rõ, Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước gồm Ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý và Ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương.
Trong đó, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại được chia theo 3 nhóm. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại, ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trường hợp địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, còn có nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả.
Cận cảnh lô vaccine COVID-19 đầu tiên về Việt Nam
Trưa 24/2, lô vaccine phòng dịch COVID-19 đầu tiên về tới Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Trưa 24/2, lô vaccine phòng dịch COVID-19 đầu tiên đã về tới Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Lô vaccine này gồm 117.600 liều, nằm trong đơn hàng hơn 200.000 liều được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu đợt đầu. (Ảnh: Zing)
Lô vaccine do Tập đoàn dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu và sản xuất. Đơn vị được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu vaccine là Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn (VNVC). (Ảnh: Tiền Phong)
Có mặt tại sân bay đón lô vaccine đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng: "Lô vaccine đầu tiên được nhập về rất kịp thời cho công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Mặc dù cả nước nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng để thực hiện được mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế thì nhất định phải tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng". (Ảnh: Zing)
Lô hàng được nhân viên phun khử khuẩn. (Ảnh: Bộ Y tế)
(Ảnh: Tiền Phong)
Loại vaccine này có thể được lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ bảo quản thông thường (2-8 độ C), ngay tại cơ sở tiêm chủng bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) và bảo quản tại tủ lạnh chuyên dụng tại phòng tiêm. (Ảnh: Zing)
Đại diện đơn vị nhập khẩu - Hệ thống trung tâm tiêm chủng vaccine (VNVC) cho biết, VNVC đặt mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong năm 2021. Số vaccine này được giao thành nhiều đợt, lô đầu tiên gồm 117.600 liều được đưa về hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca. (Ảnh: Tiền Phong)
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện thuộc Bộ Y Tế; đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam và Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và bà Emily Hamblin, Tổng Lãnh sự Anh tại TP.HCM có mặt tại sân bay để đón lô vaccine đầu tiên. (Ảnh: Bộ Y tế)
Đoàn của Bộ Y tế cùng lãnh đạo hãng dược AstraZeneca Việt Nam và lãnh đạo VNVC có mặt khi máy bay vừa đáp. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã có mặt tiếp nhận lô vaccine này. (Ảnh: Bộ Y tế)
Cuối tháng 2, Việt Nam nhận 5 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Y tế cho biết, đã cơ bản hoàn thành thủ tục, nếu sắp xếp kịp chuyến bay thì Việt nam sẽ có khoảng 5 triệu liều vaccine nhập khẩu cuối tháng này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 là một nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên...