9 nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt
Bên cạnh những bạn gái có chu kỳ đều đặn, nhiều phụ nữ thường bị gián đoạn chu kì kinh nguyệt do thói quen và lối sống chưa phù hợp sức khỏe.
Tình trạng chậm kinh nguyệt rất thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Theo các bác sĩ tại Trung tâm tư vấn dịch vụ SKSS và SKCĐ, tình trạng chậm kinh nguyệt thường do một số nguyên nhân sau:
1. Mang thai
Nếu bạn có quan hệ tình dục với bạn trai nhưng không dùng bất kì biện pháp bảo vệ nào thì rất có thể bạn đã mang thai. Nữ giới mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng chậm kinh, mất kinh. Để biết chính xác chậm kinh có phải do mang thai hay không, bạn chỉ cần dùng que thử thai là có thể xác định được.
2. Giảm cân quá nhiều hoặc luyện tập thể thao quá sức
Điều này khiến nữ giới bị mất năng lượng, cơ thể bị căng thẳng cũng gây ức chế hành kinh, dẫn đến kinh nguyệt chậm.
3. Stress
Gần đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng bạn lại gặp một chuyện buồn phiền, đau khổ, tâm trạng không ổn định, căng thẳng, lo âu, stress, suy nghĩ quá nhiều… tất cả những yếu tố tâm lý đó sẽ ức chế sự rụng trứng, khiến trứng rụng muộn và kì kinh sẽ đến muộn hơn bình thường.
4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nếu chị em phụ nữ đang sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày (thuốc nội tiết tố, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cân, hoặc các loại thuốc chống rối loạn đông máu, an thần…) hoặc sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp cũng như thuốc tránh thai hàng ngày cũng là những yếu tố khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh nguyệt.
Để cải thiện tình trạng chậm kinh trong trường hợp này thì chị em phụ nữ cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để ngưng việc sử dụng thuốc. Đối với những chị em phụ nữ bị chậm kinh do thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xem có nên tiếp tục thuốc tránh thai không, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn quá nặng thì nên ngưng sử dụng thuốc và có thể thay thế các biện pháp tránh thai an toàn khác.
Video đang HOT
5. Uống rượu
Uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến hóc-môn sinh sản và gây rối loạn kinh nguyệt. Một nghiên cứu của Nhật Bản năm 2012 phụ nữ uống rượu quá mức sẽ bị rối loạn kinh nguyệt và ít trứng dự trữ hơn đáng kể so với những người khác. Tình trạng này có thể dẫn đến vô sinh trong tương lai.
6. Hút thuốc
Nếu phụ nữ bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi trẻ và hút nửa bao cho đến một bao mỗi ngày, nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt của họ sẽ tăng đáng kể.
Bởi lẽ, việc hút thuốc và nicotine có tác động tiêu cực đến các cơ quan vùng chậu. Hút thuốc lá làm giảm phân phối oxy đến các khu vực xương chậu, do đó bạn có thể bị tắc nghẽn vùng chậu, và gặp hội chứng tiền kinh nguyệt nặng hơn. Ngoài ra, hút thuốc có thể khiến các ống dẫn trứng bị trục trặc, một nguyên nhân dẫn đến vô sinh và giảm chất lượng cũng như số lượng trứng.
7. Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột
Theo các bác sĩ, phụ nữ tăng cân đột ngột hay bị béo phì hoặc phụ nữ giảm cân đột ngột hoặc quá gầy thường có kinh nguyệt không đều. Nếu phụ nữ quá nhẹ cân hoặc sút cân nhanh, cơ thể sẽ không có đủ chất béo để hỗ trợ thai nhi, vì vậy, họ sẽ rụng trứng ít hơn. Còn phụ nữ thừa cân sẽ có chu kì dài hơn do cơ thể sản xuất nhiều insulin – một hóc-môn gây ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng và ngăn chặn sự rụng trứng.
Để khắc phục tình trạng này chị em phụ nữ nên ăn uống điều độ để bản thân không quá béo cũng như không quá gầy. Khi cơ thể bạn trở lại bình thường thì hiện tượng chậm kinh nguyệt sẽ tự động biến mất.
8. Mãn kinh sớm
Khi phụ nữ dưới 40 tuổi bị thiếu hụt một lượng hormone đáng kể có thể bị mãn kinh sớm, còn được gọi là suy buồng trứng sớm. Cùng với “tắt” chu kỳ kinh nguyệt còn có các triệu chứng như nóng trong người, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, bị buồng trứng đa nang hoặc các bệnh về bệnh suy buồng trứng hoặc viêm buồng trứng hay một số các bệnh về đông máu… khiến nữ giới thường bị chậm kinh nguyệt.
Để nhận biết được hiện tượng này thì chị em phụ nữ cần quan sát, theo dõi kỳ kinh của mình xem có những biểu hiện bất thường như: máu kinh bị vón cục, máu kinh có mùi hôi hay màu sắc lạ hay không? Đồng thời theo dõi biểu hiện sức khỏe khác đặc biệt là những dấu hiệu như có bị đau bụng dưới âm ỉ hay không, hoặc có bị ra nhiều dịch tiết âm đạo màu nâu, màu vàng và vùng kín có mùi hôi hay không?…
Ngoài ra, chậm kinh ở chị em phụ nữ còn có thể do rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý, ăn uống thiếu chất, thức đêm quá nhiều… Theo các chuyên gia, chậm kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất kinh và vô sinh ở nữ giới. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời.
Theo GĐVN
Giải mã lý do chị em bị chậm kinh, tắc kinh bất ngờ
Nếu gặp sự thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như chậm kinh hay kinh nguyệt biến mất thì chị em cũng cần chú ý đến các tố liên quan tới sức khỏe và lối sống.
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế từ CDC (Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh), tốt nhận bạn nên thư giãn, hay ít nhất là cố gắng để thư giãn khi kinh nguyệt thay đổi. Tình trạng chậm kinh không nhất thiết phải là dấu hiệu của sự "hình thành một sinh linh" mà có thể là do những nguyên nhân như dưới đây.
Mãn kinh sớm
Có thể không phải là một trong những điều dễ chịu nhất để bắt đầu, nhưng theo báo cáo của tạp chí Glamour, cứ 100 phụ nữ lại có 1 người bước vào giai đoạn mãn kinh sớm trước khi họ 40 tuổi.
Nếu bạn bị chậm kinh hay tắc kinh, đó có thể là dấu hiệu mãn kinh sớm
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu chu kì kinh nguyệt biến mất hay chúng ngày càng trở nên gián đoạn. Nếu bạn trải nghiệm cả những hiện tượng như đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi đêm, giấc ngủ chập chờn hay khô âm đạo liên quan tới việc chậm kinh, bạn nên tìm kiếm các tư vấn y khoa.
Bị stress
Có vẻ đây là điều tồi tệ nhất gây ra những lo lắng về sức khỏe và biểu hiện dưới dạng rụng tóc, những đêm mất ngủ, vấn đề về da và cân nặng lên xuống thất thường...
Stress cũng đóng vai trò trong sự đến và đi thiếu đều đặn của chu kì kinh nguyệt. Đó là bởi vì một phần não bộ sản sinh ra những hormone thiết yếu cho việc sinh sản đã phản ứng tiêu cực với stress, từ đó, ảnh hưởng tới quá trình tiết hormone.
Kết quả là chu kì kinh nguyệt có thể đến muộn, thậm chí dừng hẳn, trừ khi người đó cố gắng kiểm soát cơn stress của mình.
Sự mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố sẽ tác động đến quy trình sản xuất, phát triển cũng như rụng trứng và thụ tinh để hình thành sự thụ thai. Lúc này hormone nội tiết trong cơ thể nữ giới bị xáo trộn và mất cân bằng sẽ làm cho quá trình giải phóng noãn bị gặp rắc rối và trứng không rụng từ đó gây tăc kinh kéo dài.
Đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng là trường hợp buồng trứng có nhiều nang cùng phát triển nhưng không có nang nào chín và không phóng noãn làm xuất hiện tình trạng kinh thưa, tăc kinh.
Vấn đề về tuyến giáp
Suy giáp có thể làm cho chị em bị vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng rối loạn tuyến giáp có thể làm thay đổi việc sản xuất hormone prolactin và ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, gây tắc kinh.
Tử cung để lại sẹo
Một số trường hợp do bệnh hoặc thủ thuật y tế để lại sẹo ở tử cung có thể ngăn chặn sự tích tụ và bong niêm mạc tử cung, gây tắc kinh kéo dài.
Theo GĐVN
Lý do tại sao chu kì kinh nguyệt của chị em bị chậm hoặc tự nhiên "biến mất" bất ngờ Nếu gặp sự thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như chậm kinh hay kinh nguyệt biến mất thì chị em cũng cần chú ý đến các tố liên quan tới sức khỏe và lối sống. Trừ khi bạn chủ động tìm cách mang thai, không có gì gây lo lắng, hoảng sợ hơn một kỳ kinh đến muộn. Hàng tỷ...