9 người già ở Pháp tử vong sau tiêm vắc xin COVID-19 do các bệnh mãn tính
Pháp công bố báo cáo đầu tiên về tác dụng phụ của vắc xin Pfizer/BioNTech. Báo cáo kết luận các ca tử vong không liên quan gì đến vắc xin COVID-19.
Xe buýt tham gia chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 ở tỉnh Marne (Pháp) – Ảnh: AFP
Ở Pháp đã có 9 ca tử vong trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 Comirnaty của Pfizer/BioNTech (còn gọi là vắc xin BNT162b2).
Tất cả đều là người cao tuổi mắc các bệnh lý mãn tính nghiêm trọng đang điều trị nặng, sống trong viện dưỡng lão hoặc nơi cư trú dành cho người già.
Muốn xác định liên hệ nhân quả phải có thời gian dài
Trong thông báo ngày 22-1 (giờ địa phương), Cơ quan An toàn thuốc và sản phẩm y tế quốc gia Pháp (ANSM) khẳng định không có gì kết luận các ca tử vong này liên quan đến vắc xin.
Đây là thông báo đầu tiên của ANSM về tác dụng phụ của vắc xin COVID-19. Thông báo dựa theo báo cáo do các trung tâm cảnh giác dược khu vực ở Bordeaux và Marseille soạn thảo.
Video đang HOT
Báo cáo ghi nhận trong 400.000 người được tiêm vắc xin COVID-19 tính đến thời điểm nghiên cứu (ngày 15-1), có 135 người đã bị tác dụng phụ. Phần lớn là tác dụng phụ nhẹ đã được dự kiến như sốt, nhức đầu, buồn nôn. 22 trường hợp bị tác dụng phụ nặng hơn, trong đó có 4 ca loạn nhịp tim nhanh. Các ca này sẽ được điều tra thêm.
Những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 ở Pháp thuộc nhóm dân số cao tuổi chắc chắn có mắc bệnh nền – Ảnh: paris.fr
Đối với vắc xin của Moderna, không có trường hợp nào xảy ra tác dụng phụ được ghi nhận.
Trả lời báo Le Monde, TS thống kê sinh học Mounia Hocine – cựu chủ tịch Hiệp hội Sinh trắc học Pháp – ghi nhận đến nay không có cơ quan cảnh giác dược quốc gia hoặc khu vực nào phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng từ vắc xin của Pfizer/BioNTech.
Khi tiêm vắc xin cho các nhóm dân số cao tuổi, các nhà khoa học cũng đã dự kiến sẽ có ca tử vong và đến nay tỉ lệ tử vong này không cao hơn dự kiến như Na Uy đã từng thông báo.
Mất bao lâu mới có đánh giá rõ ràng về tác dụng phụ của vắc xin?
TS Mounia Hocine giải thích cần phải hiểu báo cáo cảnh giác dược của ANSM là dữ liệu thô dựa vào thông tin từ các nhân viên y tế hoặc những người được tiêm chủng. Nếu có sự kiện nghi ngờ vượt quá ngưỡng nhất định, cơ quan chức năng mới chuyển sang phân tích dịch tễ – dược học, sau đó mới xác định mối liên hệ nhân quả.
Do đó đến giai đoạn này, ANSM không thể xác định có liên hệ nhân quả giữa các ca tử vong với tiêm chủng vắc xin bởi muốn xác định liên hệ nhân quả phải có thời gian dài hơn.
Bà đánh giá rất khó xác định thời gian này dài bao lâu vì tác dụng phụ nhẹ như mẩn đỏ, ngứa ngáy xuất hiện ngay sau khi tiêm trong khi tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm hoi có khi nhiều năm sau mới xảy ra.
TS Mounia Hocine trấn an trên thực tế phần lớn các tác dụng phụ đã xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm và nhiều triệu người đã được tiêm vắc xin ở Israel hay Anh nhưng đến nay không hề có sự cố lớn nào xảy ra, vì vậy không nên lo lắng.
Một phụ nữ Israel đưa ra giấy chứng nhận đã tiêm đủ 2 liều vắc xin của Pfizer/BioNTech – Ảnh: AFP
Vài tuần sau khi tiêm, vắc xin COVID-19 mới bắt đầu phát huy tác dụng bảo vệ. Do đó, TS Mounia Hocine cho rằng chưa thể đánh giá hiệu quả chiến dịch tiêm vắc xin ở Israel.
Bà ghi nhận vẫn chưa rõ vắc xin có tạo miễn dịch cộng đồng hay không hoặc có cung cấp khả năng bảo vệ chéo không.
Do đó, điều quan trọng trước mắt là duy trì các biện pháp phòng ngừa khác như giới nghiêm, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang…
Mỹ chi 2,1 tỷ USD mua 100 triệu liều vắc xin Covid-19
Hai công ty dược lớn của Pháp và Anh sẽ cung cấp cho chính phủ Mỹ 100 triệu liều vắc xin Covid-19 thử nghiệm, trong bối cảnh số người chết vì dịch tại Mỹ được dự báo sẽ tăng lên trong những tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo thỏa thuận, chính phủ Mỹ sẽ trả cho hãng dược phẩm Sanofi (Pháp) và tập đoàn GlaxoSmithKline (Anh) tới 2,1 tỷ USD để được cung cấp đủ vắc xin cho 50 triệu người, và có thể mua thêm 500 triệu liều vắc xin khác.
Thỏa thuận trên nằm trong khuôn khổ một chiến dịch có tên gọi "Chiến dịch thần tốc" nhằm nhanh chóng đưa một loại vắc xin Covid-19 ra thị trường ngay vào cuối năm 2020.
"Sự đầu tư hôm nay hỗ trợ ứng viên vắc xin mới nhất của chúng ta - một sản phẩm hỗ trợ đang được Sanofi và GSK phát triển - trải qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng và sản xuất, với khả năng đưa hàng trăm triệu liều hiệu quả và an toàn tới người Mỹ", Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar cho biết ngày 31/7 khi thông báo về thỏa thuận.
Dịch Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc cho tới nay đã khiến 4,5 triệu người mắc bệnh và hơn 152.000 người tử vong tại Mỹ.
Thỏa thuận được công bố trong bối cảnh các dự báo cho rằng số người chết vì Covid-19 tại Mỹ sẽ còn tăng cao trong những tuần tới.
Số người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu tháng 6. Ước tính cứ khoảng mỗi phút lại có một người Mỹ tử vong vì Covid-19 trong ngày 29/7.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 30/7 dự báo, số người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên 168.000-182.000 người đến ngày 22/8, trong đó các bang tăng nhanh nhất là Alabama, Kentucky, New Jersey, Puerto Rico, Tennessee và bang Washington.
Mắc kẹt nhiều ngày ở biên giới, nhóm tài xế ẩu đả với cảnh sát Anh Các tài xế xe tải mắc kẹt bên ngoài cảng Dover của Anh ẩu đả với cảnh sát khi yêu cầu di chuyển sang Pháp của họ bị khước từ. Hàng nghìn tài xế bị mắc kẹt nhiều ngày qua ở miền nam nước Anh sau khi Pháp siết chặt biên giới với xứ sở sương mù do lo ngại về biến thể...