9 ngày sóng gió của Alibaba
Người đứng đầu của công ty bị bắt và bị khởi tố, công an triệu tập thêm nhiều người liên quan để điều tra, các công ty con bị khám xét là tình trạng Alibaba hơn tuần qua.
Nhân viên Alibaba nói lý do không rời công ty dù anh em Luyện bị bắt
Nhân viên Alibaba cho biết họ đều mua đất tại công ty với giá từ 3 triệu đồng/m2, nên giờ muốn nghỉ cũng khó, không thể lấy lại tiền, vì vậy họ phải bám công ty.
Có lẽ nhân viên của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba sẽ khó có thể nào quên dấu mốc ngày 18/9.
Giờ cơm trưa, trời đổ mưa, hàng trăm cảnh sát mặc sắc phục bất ngờ ập vào kiểm tra trụ sở ở 120-122 đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM). Cuộc khám xét kéo dài liên tục đến rạng sáng hôm sau.
Việc cảnh sát bắt giam 2 ông chủ Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh những tưởng có thể làm cho biến động tại Alibaba ngưng lại. Nhưng không.
Như ong vỡ tổ
Đó là miêu tả rõ nhất tình trạng của công ty địa ốc này những ngày qua. Hàng trăm nhân viên bất ngờ khi công ty bị lực lượng chức năng phong tỏa, khám xét; tổng giám đốc bị bắt và khởi tố ngay trong buổi chiều; đến tối, Chủ tịch HĐQT cũng bị bắt khẩn cấp để điều tra.
Chỉ trong vòng nửa ngày, tập đoàn kinh doanh bất động sản nổi lên với nhiều ồn ào mất đi thủ lĩnh. Hoạt động bình thường của hàng trăm con người ở đây bị đảo lộn.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản – hành vi mà Luyện và Lĩnh bị cáo buộc khiến nhiều nhân viên, nhà đầu tư liên quan đến Alibaba rơi vào tâm trạng hoang mang.
Nhân viên kiệt sức, thất thần, có người thức trắng để theo dõi cuộc khám xét. Lần đầu tiên trong suốt 3 năm hoạt động, họ chứng kiến cảnh công an lục soát và gom đi tất cả máy móc, hồ sơ, giấy tờ, ngay cả mảnh giấy nháp cũng không được giữ lại.
8h sáng hôm sau, nhân viên Alibaba tổ chức gặp gỡ, livestream nói chuyện với khách hàng, khuyên đối tác cứ tin tưởng vào công ty. Họ gửi gắm đến các nhà đầu tư đã bỏ tiền mua đất nền dự án là hãy yên tâm, tiền không mất.
Chưa trấn an được hết khách hàng thì ngay ngày hôm sau, cảnh sát tiếp tục khám xét chi nhánh công ty con của Alibaba. Tại đây, nhà chức trách thu giữ nhiều thùng tài liệu được cho là liên quan đến hoạt động kinh doanh của Alibaba.
24 giờ tiếp theo, 21/9, tập đoàn này “tháo chạy” khỏi trụ sở chính. Nhân viên đồng loạt không mặc đồng phục vì sợ bị để ý. Họ hối hả tới công ty dọn hết đồ đạc còn lại để bàn giao văn phòng cho chủ nhà.
Không một lời xác nhận chính thức nào, nhưng với những hành động này trước việc điều tra của cơ quan chức năng, nhiều người dự đoán Alibaba đã có dấu hiệu giải thể.
Công an khẳng định Alibaba lừa đảo
Hai ngày sau khi anh em Luyện bị bắt, hàng trăm người dân nườm nượp đến trụ sở Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.HCM (PC03).
Nhiều khách hàng chưa biết bị Alibaba lừa, họ đến với tâm thế rất lạc quan. Nhiều người đến công an làm việc vì được rủ rê.
Theo thống kê, đến 24/9, Công an TP.HCM đã tiếp nhận đơn của hơn 900 người tố giác Công ty Alibaba chiếm đoạt số tiền hơn 500 tỷ đồng. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng nghìn trong những ngày sau đó.
Quá trình điều tra, cảnh sát xác định Luyện giữ vai trò chủ mưu, cùng Nguyễn Thái Lĩnh thành lập ra Công ty địa ốc Alibaba và các công ty thành viên có quy mô hơn 2.600 nhân viên. Họ thu gom số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600 ha và giao cho các cá nhân đứng tên, tự vẽ ra 40 dự án không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
Chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án nhưng anh em Luyện vẫn quảng cáo là đất nền dự án để bán cho khách hàng.
Tính đến ngày 30/6, Alibaba được xác định đã ký hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng, thu được hơn 2.500 tỷ đồng.
Nhiều người ở TP.HCM và các tỉnh thành khác đến PC03 viết đơn trình báo công an. Ảnh: An Huy.
Cơ quan điều tra nhận định anh em Luyện hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi núp bóng dưới hoạt động kinh doanh bất động sản. Thực chất, họ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn theo phương thức đa cấp, sử dụng đất nền trong dự án “ma” làm mồi.
Cơ quan điều tra xác định 43 dự án ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận do Công ty địa ốc Alibaba tự vẽ ra đều không có thật và không thể tách thửa, chuyển đổi mục đích sang đất ở như anh em Luyện quảng cáo.
Alibaba và bao nhiêu tên lừa đảo?
Từ khi 2 anh em Luyện bị bắt, cơ quan điều tra tiếp tục triệu tập thêm những người khác lên làm việc, mở rộng điều tra vụ án.
Phó tổng giám đốc phụ trách Đối ngoại và Đào tạo; giám đốc các chi nhánh, công ty con và trưởng các văn phòng giao dịch ở TP.HCM cũng như ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, lần lượt bị triệu tập.
Trong số này có bà Võ Thị Thanh Mai, vợ Nguyễn Thái Luyện – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và ông Nguyễn Thái Lực, em ruột của Luyện. Riêng Lực được xác định liên quan đến vụ án, đã bị bắt khẩn cấp vào đêm 26/9.
Điều tra ban đầu cho thấy Lực đứng tên 2 công ty con thuộc Tập đoàn Địa ốc Alibaba gồm: Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Địa ốc Xanh (trụ sở tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty cổ phần Địa ốc Long Thành Ali (trụ sở tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Công an khám xét Công ty Alibaba. Ảnh: Công an cung cấp.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn xác định Lực đứng tên trên nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giao dịch, ký hợp đồng với khách hàng mua bán đất nền tại các dự án ma.
Còn vợ của Luyện được biết đến với vai trò người giữ tiền của Alibaba, là Giám đốc phụ trách tài chính. Ngoài ra, bà Mai còn đứng tên đại diện pháp luật của 2 công ty con là Alibaba Law Firm và Công ty TNHH Xây dựng Maluna.
Luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng để xác định những ai là đồng phạm thì phải chờ vào quá trình điều tra. Tuy nhiên, với hàng nghìn nạn nhân tố cáo công ty này suốt 2-3 năm qua thì chắc chắn phải có đồng phạm tiếp tay cho Luyện và Lĩnh.
Theo luật sư, những người liên quan có thể không chỉ là nhân viên của công ty này mà còn cả những cá nhân có thẩm quyền ở các địa phương trong việc phê duyệt, để mặc cho Alibaba hoạt động, làm nhiều dự án “ma”.
Có hay không việc tẩu tán tài sản?
Để trấn an khách hàng, Alibaba liên tục đưa ra thông tin tất cả tài sản bao gồm tiền, vàng của công ty – cũng được cho là tài sản của các nhà đầu tư – đều bị công an thu giữ trong ngày khám xét 18/9.
Trước những thông tin này, tại buổi họp báo, Công an TP.HCM đã thông tin qua khám xét, công an thu giữ hơn hơn 9 tỷ đồng, 20 thỏi vàng, 3 ôtô cùng 376 thùng tài liệu từ Alibaba.
Với số lượng khách hàng bị lừa đảo lên tới hàng nghìn người thì số tiền hơn 9 tỷ đồng được thu giữ tại trụ sở công ty địa ốc này đang đặt ra nhiều câu hỏi.
Tài sản của các nhà đầu tư mua dự án “ma” của Alibaba có còn? Liệu có việc tẩu tán tài sản trước khi cơ quan chức năng khám xét?
Cảnh sát khám xét thu giữ hơn 9 tỷ đồng, 20 thỏi vàng của Công ty Alibaba. Ảnh: Trần Anh.
Nếu thật sự tài sản đã tẩu tán và cơ quan chức năng không chứng minh được thì khách hàng khó có thể đòi lại tài sản đã đầu tư vào đây.
Luật sư Cồ Lê Huy (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng khi những người đứng đầu Công ty Alibaba bị bắt, việc khắc phục hậu quả có thể lấy từ tài sản cá nhân của người phạm tội hoặc lấy tài sản của công ty (nếu xác định được tài sản của công ty cũng chính là tài sản của người phạm tội).
Việc trả tiền cho người bị hại có đủ hay không dựa vào số tài sản cơ quan điều tra thu giữ được hoặc xác minh được.
“Nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được thủ đoạn lừa đảo thì hợp đồng đã ký nếu có tranh chấp sẽ phải mang ra toà dân sự. Người đi kiện sẽ rất khó khăn để đòi lại tiền nếu tài sản đã bị tẩu tán hết, không thu hồi được”, luật sư Huy quan ngại.
9 ngày từ khi anh em Nguyễn Thái Luyện bị bắt và bị khởi tố, sóng gió vẫn chưa khép lại với Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba.
Cảnh sát thu hơn 9 tỷ cùng nhiều tài liệu của Công ty Alibaba
Công an TP.HCM đã thu giữ hơn 9 tỷ đồng, 20 thỏi vàng, 3 ôtô cùng hàng trăm thùng hồ sơ khi khám xét Công ty CP Địa ốc Alibaba.
Theo Zing.vn
Vì sao nhân viên "sống chết" với địa ốc Alibaba và Nguyễn Thái Luyện?
Công an lý giải một thực tế vì sao nhân viên của công ty địa ốc Alibaba "sống chết" với công ty và bảo vệ ông Nguyễn Thái Luyện đến cùng khi bị phanh phui, điều tra.
Trong vụ án Công ty CP địa ốc Alibaba, đến nay cơ quan công an đã giải mã ít nhiều câu hỏi vì sao nhân viên Alibaba lại "sống chết" khi công ty địa ốc Alibaba có biến và Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thái Luyện gặp nạn.
Theo đó, khi báo chí phản ánh về hoạt đông kinh doanh bất động sản có dấu hiệu lừa đảo của Alibaba thì bộ sậu quản lý, các nhân viên tổ chức livestreams trên mạng xã hội, các kênh thông tin khác để phản ứng lại, bêu xấu các phóng viên viết bài.
"Linh hồn" của địa ốc Alibaba chính là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thái Luyện.
Hay như trong vụ chống đoàn cưỡng chế khu dự án ma tại xã Tóc Tiên, TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hồi giữa tháng 6, các nhân viên và an ninh của Alibaba sẵn sàng đập phá phương tiện của chính quyền.
Thậm chí sau đó, ông Luyện còn tổ chức livestreams trên mạng xã hội để có lời lẽ hằn học, xúc phạm đến Chủ tịch UBND xã nói riêng và những người giữ chức vụ trong xã, công an viên nói chung.
Và có rất nhiều sự việc, nhân viên của công ty địa ốc Alibaba đã "sống chết" với công ty, bảo vệ cho ông Luyện. Vì sao như vậy?
Các nhân viên của Alibaba "sống chết" với công ty, bảo vệ ông Nguyễn Thái Luyện đến cùng vì họ có góp tiền vào các dự án "ma".
Thực tế là trong các dự án ma, ông Luyện và bộ sậu Alibaba đã chủ trương bán với giá cực rẻ cho các nhân viên sale. Đây vốn là khu đất nông nghiệp mà ông Luyện chỉ đạo một số nhân viên cấp quản lý đi thu gom mua, để vẽ ra dự án hoành tráng là đất nền, dự án cao cấp này nọ.
Giá bán của ông Luyện mang tiếng là ưu đãi cho nhân viên nội bộ nhưng cũng đã khá lời so với giá gốc mà ông mua đất nông nghiệp. Các nhân viên mua đất giá rẻ, sử dụng chính đó để đi chào mời, giăng bẫy khách hàng.
Cơ quan CSĐT thu giữ nhiều tài liệu tại trụ sở công ty con Chiến Binh Thép thuộc Công ty địa ốc Alibaba chiều 20/9.
Cán bộ điều tra cho hay, hồ sơ đã có thể hiện các nhân viên của Alibaba góp vốn, thực chất là hình thức mua đất ở từng khu đất cụ thể.
Do đó, trong khoảng 1 năm trở lại đây, khi mà địa ốc Alibaba bị báo chí phanh phui, bị Công an tập trung điều tra thì các nhân viên Alibaba liên tục đứng ra bảo vệ cho công ty nói chung và bản thân ông Luyện nói riêng. Vì dễ hiểu, trong Alibaba có phần tiền của các nhân viên này đóng vào.
Khi Alibaba đổ sập thì đồng nghĩa với việc họ mất tiền. Suy cho cùng trong vụ án Alibaba, những nhân viên của công ty nào cũng là những nạn nhân.
Bất động sản theo kiểu đa cấp tinh vi
Nguyễn Thái Luyện và bộ sậu Alibaba đã tinh vi khi tổ chức kinh doanh, môi giới bất động sản theo hình thức đa cấp.
Khi các nhân viên kéo thêm người tham gia vào công ty thì lập tức được thăng chức dần dần. Do đó nhiều nhân viên nỗ lực kéo người tham gia vào "tập đoàn" để thành... lãnh đạo.
Địa ốc Alibaba tổ chức kinh doanh theo hình thức đa cấp, định kỳ thăng chức và trao thưởng khủng cho nhân viên.
Thông tin từ cơ quan công an cho hay, tính đến thời điểm hiện tại lượng nhân viên của Alibaba và các công ty con đã lên đến 2.600 người. Tuy nhiên, công an cho rằng, con số nhân viên hay cộng tác viên của Alibaba có thể còn đông hơn nữa.
Thủ đoạn khác là bộ sậu Alibaba trong các đợt định kỳ bổ nhiệm cấp quản lý dựa vào hiệu quả công việc đã có tổ chức trao thưởng các vật phẩm, điển hình thường là ô tô.
Trong giai đoạn đầu năm nay, Alibaba có 1 vài lần tổ chức định kỳ theo tháng để trao thưởng cho các nhân viên gọi là Super Sale. Đến nay hé lộ, nguồn tiền mà Alibaba sử dụng mua ô tô để trao thưởng cho nhân viên thực tế là tiền khách hàng đóng vào, bị lừa mua đất ở khắp nơi.
Hiện Bộ Công an và Công an TP.HCM, các tỉnh, thành khác đang tập trung mở rộng điều tra về công ty Alibaba và các công ty con.
Theo Linh An (VNN)
Nhân viên của Alibaba có vô can khi Nguyễn Thái Luyện bị bắt? Luật sư cho rằng ngoài nhân viên công ty, cá nhân có thẩm quyền tại các địa phương đã để mặc cho Alibaba làm dự án "ma" cũng có thể liên quan vụ án này. 3 ngày qua, Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba cùng các chi nhánh, công ty con liên tục bị khám xét, điều tra. Song song với việc...