9 năm xây dựng nông thôn mới: Hoàn thành lượng công việc khổng lồ
Sáng nay 5/10, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo “Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 – 2019 và định hướng xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2030″.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.
Hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Chương trình xây dựng NTM là chương trình hành động tổng thể, sâu rộng nhất, bao gồm tất cả các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Qua 9 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, nông nghiệp cả nước liên tục đạt tăng trưởng quanh mức 3%; hoàn thiện được khối lượng khổng lồ các thiết chế hạ tầng cho vùng nông thôn; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5%. Đến tháng 10/2019, cả nước đã có 10% số tỉnh, 15% số huyện, 51,26% số xã đạt chuẩn NTM và không còn xã nào dưới 5 tiêu chí.
“Ngoài 2 mục tiêu cơ bản là số xã đạt chuẩn NTM và số tiêu chí NTM bình quân một xã mà chúng ta đã về đích trước 1,5 năm, thì kết quả xây dựng NTM còn có nhiều điểm sáng. Có 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là Nam Định, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, trong đó Nam Định và Đồng Nai là 2 tỉnh có 100% huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội thảo.
“Với kết quả trên và nhìn từ góc độ Bộ tiêu chí NTM, có thể khẳng định xây dựng NTM những năm qua của nước ta đã đạt được kết quả rất to lớn, toàn diện, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, thậm chí có thể nói là chưa từng có trong lịch sử phát triển nông thôn Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Cũng theo Bộ trưởng, hội thảo này nhằm nhận diện một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong xây dựng NTM với 2 hàm ý là phục vụ ngay cho Hội nghị tổng kết NTM toàn quốc sắp tới, nhưng quan trọng hơn hết là định hướng, định hình ra những vấn đề lớn cho giai đoạn tới 2021 – 2030 về nông nghiệp, nông thôn như thế nào, từ đó cụ thể hóa trong chương trình MTQG xây dựng NTM.
Thúc đẩy chuyển dịch lao động
Tại hội thảo, phân tích về khía cạnh chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông thôn thành thị, PGS.TS Nguyễn Lan Hương – Viện trưởng Viện Khoa học Lao động – Xã hội cho biết: Sự chuyển dịch này hiện nay vẫn còn rất chậm. Năm 2010, việc làm nông thôn chiếm 72,41%, nay giảm xuống còn 68,13%, song vẫn ở mức quá cao.
Mặc dù có những tín hiệu tích cực, song nếu so sánh với cơ cấu nghề của lao động trong khu vực thành thị thì tỷ trọng lao động nông thôn có sự tụt hậu đáng kế. Lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao của nông thôn quá thấp so với thành thị (3,29% so với 15,15%), tức là đa số nguồn lao động chất lượng cao không về lại nông thôn để phục vụ.
Video đang HOT
Cũng theo PGS.TS Lan Hương, các ngành kinh tế truyền thống khu vực nông thôn (đặc biệt là nông nghiệp và ngành chế tạo nông thôn) đã không tạo ra được sức tăng mạnh về việc làm. Khu vực dịch vụ mặc dù tạo ra nhiều việc làm, song chủ yếu vẫn là kinh tế tự làm và kinh tế hộ gia đình, có năng suất, tiền lương và độ đảm bảo về việc làm thấp, do vậy đã không thu hút được lao động.
Các đại biểu tham gia hội thảo
Vì vậy, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần có một chiếc lược toàn diện quốc gia về phát triển việc làm, gắn kết các chính sách phát triển kinh tế và đầu tư lớn với mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm trong các ngành có năng suất lao động cao, phát triển việc làm phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn và hỗ trợ lao động nông thôn học nghề mới khi đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp; thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ khu vực kinh tế phi chính thức sang khu vực chính thức.
Để thực hiện được mục tiêu trên, theo PTS. TS Lan Hương, cần tiếp tục làm rõ các vấn đề của lao động trong khu vực nông thôn để có các chiến lược việc làm đúng đắn; Hỗ trợ phát triển các ngành có hàm lượng lao động lớn, bảo đảm tạo nhiều việc làm kết hợp với cải thiện chất lượng việc làm phù hợp với mô hình phát triên kinh tế; Sử dụng tốt lao động nông thôn; Phải quan tâm sâu sắc hơn đến các tác động xã hội của các mô hình kinh tế, các vấn đề xã hội của lao động trong các khu công nghiệp và khu chế xuất; Tăng cường chính sách đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn, đặc biệt liên kết giữa DN-nhà trường-thanh niên nông thôn…
Nâng cao vai trò của người dân tộc thiểu số
Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm ở khu vực nông thôn, các đại biểu cũng cho rằng vai trò của người nông dân, đặc biệt là nông dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM.
Theo PGS.TS Lê Ngọc Thắng – nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc): Nông dân vùng DTTS là một bộ phận hữu cơ của nông dân Việt Nam, vừa có những đặc điểm chung là người lao động nông nghiệp cư trú ở nông thôn, vừa có những đặc điểm riêng.
Nếu không chú ý đến những đặc điểm riêng của người nông dân DTTS, không nhận thức được những khó khăn trong xây dựng NTM ở vùng DTTS sẽ có những hạn chế không nhỏ đến việc thực hiện các tiêu chí, mục tiêu của chương trình trên địa bàn và đặc biệt là để phát huy vai trò của người nông dân trong cộng đồng DTTS.
Vì vậy, PGS.TS Lê Ngọc Thắng cho rằng rất cần có những giải pháp cụ thể trong chỉ đạo, đầu tư, tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn đồng bào DTTS, cũng như cụ thể hóa các tiêu chí liên quan đến các vùng nông thôn, tộc người, người nông dân trong cộng đồng các dân tộc thiểu số…
“Đó chính là nguyên nhân và là những yếu tố trực tiếp và gián tiếp tác động và tạo nên tính hiêu quả, tính bền vững của việc thực hiện mục tiêu các tiêu chí của Chương trình xây dựng NTM vùng miền núi và trong cộng đồng các tộc người thiểu số hiện nay và trong thời gian tới” – PGS.TS Lê Ngọc Thắng cho biết thêm.
Tại hội thảo, bên cạnh các nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động, vai trò của người dân; thì các vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn; bảo tồn phát huy giá trị văn hóa và cũng được các đại biểu thảo luận, đưa ra những giải pháp để khắc phục các hạn chế, tồn tại thời gian qua.
Kết luận hội thảo, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Mục tiêu xây dựng NTM trong giai đoạn tới đây cần phát huy cao nhất tất cả những thành quả trong sản xuất, xây dựng thiết chế hạ tầng, văn hóa…; tập trung các nhóm giải pháp để khắc phục cho được 3 nút thắt lớn nhất được rút ra trong tổng kết kỳ này, đó là: Thứ nhất, làm sao tái cơ cấu kinh tế nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất. Đây là nền tảng, bản chất của quá trình xây dựng NTM, từ đó nâng cao đời sống của người dân nông thôn.
Thứ hai, tập trung các nhóm giải pháp để khắc phục xử lý tốt vấn đề môi trường; Thứ 3, nâng cao vị thế của người nông dân, khai thác tiềm năng lợi thế, nội lực để xã hội cùng đồng hành, tạo nên sức mạnh từ đó thúc đẩy vai trò người nông dân xây dựng NTM ngày một tốt hơn.
Để hóa giải các nút thắt trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đưa ra các giải pháp: Tận dụng tốt nhất yếu tố thời đại (Khoa học, công nghệ…); Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để phát huy tốt nhất nguồn lực (nguồn lực cả xã hội, các nguồn kinh tế và sức mạnh tự thân của người dân); Điều chỉnh lại các tiêu chí trong xây dựng NTM để đa dạng, thiết thực hơn và phù hợp với thực tế của từng vùng miền. Đặc biệt là vấn đề văn hóa phải phát huy cao nhất được bản sắc văn hóa của 54 dân tộc.
Tính toán, tập trung nguồn lực, thu hút các thành phần kinh tế tham gia sâu rộng hơn, đầu tư nhiều hơn vào khu vực kinh tế nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp, hình thành các HTX, doanh nghiệp nhỏ, phát triển sản phẩm OCOP…, tạo ra hệ sinh thái đầy đủ từ thể chế, cơ chế, nguồn lực… với phương châm cả 3 khu vực: Nhà nước – các thành phần kinh tế – người dân tham gia, cùng đồng hành.
Theo Danviet
Kiểm tra chặt chẽ hệ thống hồ chứa
Trước diễn biến của hai áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai diễn ra ngày 3-9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 14/CĐ-TWPCTT ngày 1/9 và Công điện 15/CĐ-TWPCTT ngày 2/9 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đến kiểm tra tại hồ chứa Thùng Trứa tại địa bàn xã Hương Trạch.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị, địa phương kiểm tra hệ thống các hồ chứa, trong đó có các hồ xung yếu, kiểm tra chặt chẽ hệ thống hồ tại tỉnh Thừa Thiên Huế - khu vực được dự báo có mưa lớn trong những ngày tới; phối hợp theo dõi dảm bảo đê điều, chủ động tiêu nước đệm, vận hành bơm tiêu úng. Đồng thời, rà soát khu dân cư ven sông suối, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy lũ quét, sạt lở đất; Khơi thông ngay các điểm bị tắc nghẽn dòng chảy; tuần tra, canh gác các khu vực ngầm tràn, sạt lở...
Theo ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng phòng chống thiên tai, khu vực Trung Bộ sẽ mưa to đến rất to từ ngày 3 đến 6-9, do vậy lực lượng công an cần huy động nhân lực, phương tiện đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian mưa lũ trong đó chú trọng vấn đề phối hợp đảm bảo an toàn cho học sinh dự khai giảng.
Báo cáo ngày 3-9 của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 6 giờ ngày 3/9, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/312.630 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Thủy điện Hố Hô xả lũ
Trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có mưa to đến rất to, mưa lớn kèm theo Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ đã làm ngập lụt cục bộ nhiều xã gây ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt. Nhà máy thủy điện Hố Hô bắt đầu xả tràn vào lúc 3 giờ ngày 3-9 với lưu lượng từ 300m3/s và tiếp tục điều tiết xã lên từ 500m3/s đến 1.000m3/s vào lúc 5 giờ ngày 3-9. Đến 6 giờ ngày 3-9 lưu lượng xả qua tràn 1.285m3/s. Mực nước một số hồ chứa lớn tại thời điểm 7 giờ ngày 3-9 như sau: tại hồ Kẻ Gỗ 17,30/32,5m; sông Rác 14,5/23,2m; Kim Sơn 94,7/97m; thượng Sông Trí 26,12/32m... Mực nước lũ tại trên sông Ngàn Sâu tại trạm Chu Lễ là 11,13m, trên báo động 1 là 0,63m; các trạm còn lại đang ở dưới mức báo động 1 và xu thế đang tiếp tục lên.
Mưa to, cộng với việc Nhà máy Thủy điện Hố Hô xả lũ nên nên một số xã như: Hương Trạch, Lộc Yên, Hương Giang, Hương Thủy, Phương Mỹ, Phương Điền (Hương Khê) bị ngập cục bộ, chia cắt nhiều tuyến đường, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Quang Vinh - Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê cho biết: Trước tình hình mưa lớn như hiện nay, nguy cơ huyện Hương Khê bị lụt lớn là rất cao. Để chủ động phòng, chống và đối phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết, chính quyền huyện Hương Khê đã triển khai nhiều biện pháp như chuẩn bị lực lượng, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ", lên phương án tổ chức di dời dân tại những nơi thấp trũng đến các nơi cao ráo khi cần thiết...
Trước diễn biến của mưa, lũ, nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung thu hoạch lúa Hè Thu, đến nay đã thu hoạch được 30.600/43.522ha, đạt 70,4%; diện tích còn lại chủ yếu là lúa chưa đến kỳ thu hoạch. Cả tỉnh có gần 12.000ha cây ăn quả có múi, với hơn 2.700ha bưởi, 6.700ha cam, chanh; trong đó có hơn 1.500ha bưởi đang thời kỳ thu hoạch, hiện nay các địa phương mới thu hoạch khoảng hơn 35%. Tỉnh đã chỉ đạo tổ chức chằng chống, tránh đổ gãy và thu hoạch số bưởi đã đến kỳ chín rộ.
Thủy điện Hố Hô xả lũ.
Ngập nhiều tuyến đường
Các tuyến đường trung tâm của thành phố Vinh (Nghệ An) như: Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Công Tráng, Đặng Thái Thân... đều ngập sâu trong nước, có nơi ngập từ 0,3 - 0,5m. Do đường ngập nước sâu nên các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường này gặp nhiều khó khăn; nhiều xe máy, ô tô chết máy khi lưu thông qua đây. Tình trạng giao thông tại nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Vinh hỗn loạn, ùn tắc nghiêm trọng.
Để điều tiết giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Vinh (Nghệ An) cùng các lực lượng chức năng liên quan đã tăng cường chốt chặn tại các tuyến đường bị ngập nước, phân luồng giao thông, hướng dẫn người dân chuyển hướng di chuyển, tránh các tuyến đường bị ngập nước.
Dự báo trong những ngày tới, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Nghệ An tiếp tục có mưa to gây ngập úng, lũ lụt tại nhiều địa phương. Tỉnh Nghệ An cảnh báo đến người dân thực hiện các giải pháp bảo vệ an toàn cho người và tài sản; đề phòng lũ quét, sạt lở đất đá ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản.
Sáng 3-9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, những ngày qua, trên địa bàn huyện có mưa to, nước sông, suối dâng cao gây ngập lụt, chia cắt ở một số nơi, đã có 1 người bị lũ cuốn trôi, mất tích. Nạn nhân là chị Hồ Thị Chăn (sinh năm 1989, ở bản Pa Choong, xã Trọng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình). Khoảng 17 giờ ngày 2-9, chị Chăn cùng con ra suối xúc cá nhưng do mưa, sạt lở lên chị rơi xuống suối và bị nước cuốn trôi. Hiện lực lượng chức năng xã Trọng Hóa đã triển khai lực lượng tổ chức tìm kiếm chị Chăn dọc 2 bên suối và trên sông Gianh . Một người mất tích, nhiều địa bàn bị chia cắt do mưa lũ
Đại diện UBND huyện Minh Hóa cho biết thêm: Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều điểm bị nước lũ chia cắt. Tại xã Trọng Hóa có 8/18 bản bị chia cắt, nhiều ngầm tràn bị ngập sâu, nước chảy xiết không thể tiếp cận được.
Theo BIÊN THÙY - TTXVN
Bộ trưởng NNPTNT thăm hỏi, động viên hộ bị sập nhà bởi vòi rồng Sáng ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã đến thăm, động viên, chia sẻ với các hộ dân có nhà bị sập, tốc mái tại Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) do vòi rồng gây ra. Cùng đi có Bí thư Tỉnh...