9 năm tìm lại bình yên của phóng viên bị 200 người tấn công tình dục
Sau 9 năm bị cưỡng hiếp tập thể tại Ai Cập, Lara Logan khẳng định: “Tôi có thể là nạn nhân của đêm đó nhưng không phải là nạn nhân trong suốt phần đời còn lại”.
Năm 2011, vụ việc Lara Logan (sinh năm 1971), khi ấy là phóng viên thường trú nước ngoài của kênh truyền hình CBS (Mỹ), bị 200 người đàn ông Ai Cập đánh đập và tấn công tình dục làm dậy sóng dư luận.
Ngày 11/2/2011, Logan đến đưa tin tại quảng trường Tahrir, Ai Cập. Khi đó, Tổng thống Hosni Mubarak vừa từ chức, nhiều người đã kéo đến đây tụ tập ăn mừng.
Nữ phóng viên Lara Logan bị 200 người tấn công tình dục ở Ai Cập.
Trong khung cảnh hỗn loạn, Logan bị đám đông khoảng 200 người đàn ông đánh đập, xé quần áo, tấn công tình dục suốt 40 phút. Nữ phóng viên cuối cùng được nhóm phụ nữ và 20 binh lính giải cứu.
Vài ngày sau, cô trở về Mỹ và phải nhập viện vì những chấn thương thể xác và tinh thần.
“Điều tôi kinh hãi là sự nhẫn tâm của đám người này. Chúng thích thú với nỗi đau mà tôi phải chịu đựng. Điều này kích động chúng thô bạo hơn”, Logan nói.
Sau khủng hoảng, nữ phóng viên quyết định ra mặt công khai vụ việc để tìm công bằng cho bản thân và những nạn nhân khác. Cũng từ đây, cô trở thành biểu tượng cho sức mạnh, sự kiên cường chống lại nạn tấn công tình dục.
9 năm sau vụ việc, Lara Logan giờ đây vẫn đang phải điều trị các vấn đề sức khỏe sau vụ tấn công tập thể. Nhưng người phụ nữ 49 tuổi khẳng định sẽ không để quá khứ ảm ảnh lên cuộc sống hiện tại của mình.
“Tôi có thể là nạn nhân của đêm đó nhưng không phải là nạn nhân trong suốt phần đời còn lại”, nữ phóng viên nói trong chương trình Mornings with Maria của Fox Business vào đầu tháng 1 vừa qua.
Video đang HOT
Lara Logan hiện tại có sự nghiệp được nhiều người ngưỡng mộ.
Và chính những thành công sự nghiệp cùng cuộc sống gia đình hạnh phúc ở thời điểm hiện tại của Logan đã chứng minh cho câu nói đó.
Năm 2018, cô kết thúc hợp đồng với kênh CBS và chuyển sang làm việc cho Fox Nation. Ngay lập tức, cô tạo dấu ấn với loạt chương trình mang đậm phong cách riêng.
Trong tập mới nhất của loạt phóng sự điều tra Lara Logan Has No Agenda, nữ phóng viên cùng các đồng nghiệp đã đến một thành phố nhỏ miền trung Mexico để phản ánh thực trạng mua bán mại dâm đáng sợ tại đây.
“Đó là nơi hầu như nhà báo không được đặt chân đến”, nữ phóng viên cho biết. Logan và đồng nghiệp đã bị quấy rối, cảnh sát đe dọa và thậm chí suýt bị đuổi khỏi nơi này trong quá trình ghi lại những thước phim chân thực và giá trị.
Để có được sức mạnh dám dấn thân và không ngừng thử thách, Logan nói rằng ngoài tình yêu nghề, cô còn nhận được sự ủng hộ lớn từ gia đình, đặc biệt là chồng cô – Joseph Burkett.
Hai người kết hôn năm 2008 và hiện có 3 con. Vài năm trước, gia đình Logan đã quyết định rời khỏi thủ đô Washington, chuyển về định cư ở một vùng quê yên bình tại Texas.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của Lara Logan.
Lê Vy
Cô gái xinh đẹp bị cưỡng bức, sát hại: Công lý muộn màng
42 năm sau vụ án mạng, tiếng chuông điện thoại của sở cảnh sát vang lên, mang theo một bí mật được giấu kín suốt bao nhiêu năm trời.
Vụ án mạng xảy ra vào năm 1960 nhưng phải đến tận năm 2016, sau hơn 5 thập kỷ, cảnh sát mới có thể tìm ra được hung thủ. Nạn nhân là Irene Garza, một giáo viên trung học và cũng là một nữ hoàng sắc đẹp ở Nam Texas. Thi thể của cô được tìm thấy trôi trên một con kênh. Nạn nhân đã bị tấn công tình dục trước khi bị giết. Cái chết đau đớn của cô từng gây chấn động toàn nước Mỹ.
John Feit đã 83 tuổi vào thời điểm bị bắt giữ.
Lời thú nhận gây sốc
Sau cái chết của nữ hoàng sắc đẹp Irene Garza, vì không tìm được manh mối nên cuộc điều tra dần bị bỏ ngỏ. Bố mẹ của Irene sau nhiều năm theo đuổi vụ án đã qua đời vào những năm 1990 với nỗi đau về cái chết oan ức của con gái mình. Tuy nhiên, người nhà của họ vẫn không hề nản lòng, họ tiếp tục gây áp lực lên chính quyền địa phương để yêu cầu tìm cho ra thủ phạm, ngay cả khi nhiều nhân chứng của vụ việc đã qua đời.
42 năm sau vụ án mạng, vào một buổi chiều mùa xuân ấm áp của tháng 4/2002, tiếng chuông điện thoại của sở cảnh sát San Antonio vang lên.
Bên kia đầu dây là giọng nói ngập ngừng của Dale Tacheny, một người đàn ông tự nhận mình từng là linh mục sống ở thành phố Oklahoma. Sau đó, ông nói với viên sĩ quan về một vụ giết người xảy ra vào đầu những năm 1960 mà hung thủ là một linh mục đến từ Thung lũng Rio Grande.
"Anh ấy thú nhận với tôi rằng anh ấy đã tấn công một phụ nữ trẻ ở nhà thờ và giết cô ấy", Dale Tacheny nói. Người đó chính là John Feit. Khi viên thám tử tỏ ra nghi ngờ với câu chuyện này, người đàn ông ở đầu dây bên kia khăng khăng khẳng định những điều mình vừa nói.
Cũng vào năm 2002, Cảnh sát trưởng của McAllen khi đó là Victor Rodriguez quyết định mở lại cuộc điều tra về án mạng năm 1960 của Irene Garza. Ông hy vọng rằng đội điều tra tội phạm dày dặn kinh nghiệm của mình có thể làm sáng tỏ được vụ giết người mà dư luận vẫn thường nhắc đến.
Một cuộc gặp với nhân chứng Dale Tacheny lập tức được sắp xếp. Tacheny cho hay vào mùa hè năm 1963, tu viện trưởng đã qua đời của ông từng tiết lộ thông tin gây sốc rằng John Feit đã thú nhận giết một phụ nữ. Dù vậy, vị tu viện trưởng này không hề nói nửa lời với cảnh sát, cũng không ép John Feit phải nói ra tên của người bị sát hại. Ông đã yêu cầu Tacheny đưa ra lời khuyên cho John Feit.
Tacheny cũng không biết tên nạn nhân nhưng ông nhớ rằng John Feit nói đã ra tay vào ngày 16/4/1960. Hôm đó, John Feit đã yêu cầu cô đến nhà xứ. Sau đó, John tấn công người phụ nữ, rồi trói và bịt miệng cô.
Trước khi trở lại nhà thờ để nghe những lời thú tội khác, John đã chuyển nạn nhân đến tầng hầm của nhà xứ và trong những ngày tiếp theo lại chuyển cô đến một địa điểm khác.
Nhiều ngày sau, John đặt nạn nhân vào bồn tắm với một chiếc túi buộc chặt trên đầu. Tối chủ nhật Lễ Phục sinh năm 1960, John trở lại thì nạn nhân đã chết. John tìm cách đưa thi thể nạn nhân ra xe và chở đi tìm nơi phi tang. Cuối cùng, nơi hắn chọn là một con kênh.
Giải thích lý do quyết định công khai sự thật, Dale Tacheny cho biết suốt nhiều năm qua ông không cảm thấy thoải mái với ý nghĩ rằng mình đã che đậy cho một tội ác.
Những chi tiết mà Dale Tacheny cung cấp dường như đã trả lời cho các câu hỏi của cảnh sát trong suốt mấy chục năm qua, rằng tại sao John Feit lại lái xe đi vòng quanh thành phố McAllen vào tối chủ nhật Lễ Phục sinh mà ngày đó anh ta nói rằng mình chỉ đơn giản là đi dạo. Và tại sao John lại rời nhà thờ vào tối hôm đó để trở về nhà xứ.
Đền tội sau hơn 5 thập kỷ
Tuy nhiên, mặc dù có nhân chứng mới nhưng việc lật lại vụ án cũng không phải dễ dàng. Vào năm 2015, cuộc điều tra về cái chết của Garza đã được gia hạn. Lúc này, cảnh sát có thêm lời khai từ phía Joseph O'Brien, người từng là trợ lý mục sư của nhà thờ ở McAllen rằng Feit cũng đã từng thú nhận với ông về tội ác của mình ngay sau khi giết Irene Garza.
Tháng 2/2016, John Feit bị bắt giữ. Cuối cùng, vụ án mạng gây chấn động nước Mỹ xảy ra từ năm 1960 nhưng phải tới năm 2016, tức là sau 56 năm, cảnh sát mới thu thập đủ chứng cứ để bắt giữ kẻ thủ ác. Ở thời điểm bị bắt, John Feit đã 83 tuổi và sống ẩn dật tại một vùng quê ở Texas.
Phiên tòa xét xử bắt đầu vào cuối tháng 11/2017. Luật sư bào chữa cho John Feit nói rằng không có bất kỳ "bằng chứng pháp y nào được thu thập sau đó và bây giờ cho thấy sự liên quan giữa John Feit và tội ác giết người". Tuy nhiên rất nhiều nhân chứng đã có mặt để kể lại những gì họ biết.
Vào phiên tòa ngày 7/12/2017, John Feit chính thức bị kết tội giết chết Irene Garza và bị kết án tù chung thân, khép lại vụ án hơn 5 thập kỷ ròng rã thu thập chứng cớ, nghi phạm, lời khai của cảnh sát.
Người thân của Irene Garza lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Dù muộn màng nhưng cuối cùng kẻ thủ ác cũng phải đền tội và Irene Garza đã được yên nghỉ.
Đàm Anh
Nạn nhân bị cưỡng hiếp gây bão MXH sau bê bối của sếp dầu khí TQ Cuộc điều tra vụ tấn công tình dục của cựu quan chức cấp cao Trung Quốc vừa mở lại khiến nhiều người dám lên tiếng về quá khứ bị xâm hại mà họ hằng che giấu. Cuộc điều tra vụ tấn công tình dục của cựu quan chức cấp cao của cong ty dầu khí ở Trung Quốc đã khiến nhiều người lên...