9 năm lui tới chăm sóc cụ già, nữ y tá giữ kín một bí mật mà đến lúc can đảm nói ra chỉ nhận được gương mặt vô hồn của đối phương
Trong suốt 9 năm trời, Phyllis Whitsell đã lui tới chăm sóc cho một bà cụ cô độc mà không hề tiết lộ thân phận thật của mình.
Lớn lên ở trại trẻ mồ côi tại Birmingham, Anh, Phyllis Whitsell luôn mơ ước được gặp lại mẹ. Người đứng đầu trại trẻ mồ côi đã nói với Phyllis rằng bố cô đã qua đời trước khi cô chào đời và mẹ cô cũng ra đi mãi mãi sau khi hạ sinh cô được 6 tháng. Thế nhưng, câu chuyện thật sự của gia đình Phyllis không hoàn toàn đúng như vậy.
Năm Phyllis được 4 tuổi, cô được một gia đình sống từ Erdington nhận nuôi. Từ dạo đó, cô đã nhen nhóm hy vọng sẽ tìm gặp mẹ ruột của mình.
“ Sâu thẳm trong tôi mách bảo rằng mẹ tôi vẫn còn sống ở đâu đó và bà đang gặp khó khăn. Không có một bà mẹ nào muốn từ bỏ con cái trừ khi họ gặp phải vấn đề gì đó” - Phyllis nói.
Gia đình nhận nuôi Phyllis vô cùng tốt bụng và bản thân cô cũng nỗ lực rất nhiều để hòa hợp với họ. Thế nhưng, dù có cố gắng đến đâu thì Phyllis vẫn luôn cảm thấy bản thân khác biệt với anh chị trong nhà. Năm 1981, Phyllis lúc này đã 25 tuổi tin rằng cô không thể tiếp tục sống mà không biết gì về mẹ ruột.
Phyllis thời điểm trước khi cô biết được mẹ mình là ai.
Sau đó, Phyllis trở về sống ở Birmingham và làm nghề y tá quận. Nơi đầu tiên mà Phyllis đến tìm manh mối chính là trại trẻ mồ côi mà cô đã lưu trú suốt 4 năm đầu đời. Tại đây, Phyllis biết được rằng mẹ cô là người Ireland có tên là Bridget Mary Larkin và thường được gọi là Tipperary Mary.
Cuộc đời của bà Bridget khá bi kịch: Sau khi bị anh trai bạo hành, bà đã chạy trốn sang thành phố Coventry, Anh, và đắm mình vào chứng nghiện rượu. Bà Bridget sinh ra 5 người con từ mối quan hệ với 5 người đàn ông khác nhau. Tất cả những đứa trẻ đều được đưa đến các trại trẻ mồ côi hoặc cho gia đình khác nhận nuôi. Một bé trai trong đó bị bỏ rơi tại một quán rượu. Năm 1956, bà Bridget, 28 tuổi, đã cố hết sức để nuôi dưỡng Phyllis nhưng vô tình bỏ lại con gái tại quán rượu sau khi bà uống đến say bí tỉ.
Video đang HOT
“Với tất cả những khó khăn, bà vẫn cố nuôi dưỡng tôi cho đến khi bà nhận ra bà không thể chăm sóc tôi một cách đàng hoàng. Bà không thể đảm bảo sự an toàn cho tôi nên bà đã giao tôi lại cho người có thể mang đến cho tôi một cuộc sống tốt đẹp hơn, thay vì đợi đến lúc bà bắt buộc phải từ bỏ tôi” – Phyllis chia sẻ.
Ảnh chụp bà Bridget vào năm 1997.
Bà Bridget đã đến thăm Phyllis vài lần sau khi cho con vào trại trẻ mồ côi. Mỗi lần như vậy, bà đều trong tình trạng say xỉn. Sau tất cả, Phyllis vẫn muốn tìm lại mẹ ruột.
Lúc đó, một viên cảnh sát đã hứa sẽ giúp đỡ Phyllis và rồi cô lại nhận về tin tức không mấy vui vẻ: Bà Bridget hiện đang sống trong một ngôi nhà tồi tàn ở khu đèn đỏ cũ của Birmingham. Tình hình sức khỏe của bà không mấy khả quan sau nhiều năm vật lộn với chứng nghiện rượu và các cuộc ẩu đả. Người dân địa phương gọi bà Bridget là “bà lão Tipperary Mary giận dữ” bởi vì bà thường la hét người đi đường.
Cảnh sát khuyên Phyllis không nên tìm gặp mẹ bởi vì lo sợ điều đó có thể gây ảnh hưởng đến việc mang thai của cô. Chồng bà Phyllis khi đó cũng đồng tình với viên cảnh sát. Nhưng tất cả sự phản đối của mọi người đều không thể ngăn cản được Phyllis, chỉ có điều cô quyết định hoãn đến vài tháng sau khi sinh mới tìm gặp mẹ ruột.
2 tháng sau khi sinh con gái Steward, Phyllis đã lái xe đến gặp mẹ. Mặc trên người trang phục của y tá quận, Phyllis gõ cửa nhà bà Bridget nhưng không thấy ai phản hồi. Thế là Phyllis đẩy cửa vào và lần đầu tiên trong suốt hơn 2 thập kỷ, cô cuối cùng cũng gặp lại mẹ ruột, người đang ngồi trên cầu thang.
“Dù tôi đã chuẩn bị tinh thần nhưng vẫn bị sốc. Mẹ tôi trông kiệt sức và thảm hại với gương mặt sưng phồng và đầy vết bầm vì cuộc ẩu đả hoặc té ngã trước đó. Tóc tai của bà thì bết dính sang hẳn một bên” – Phyllis kể.
Khi Phyllis xuất hiện, bà Bridget chẳng hề quan tâm người trước mặt mình là y tá và đến nhà với mục đích gì. Nhưng Phyllis thấy rõ trên gương mặt mẹ mình một sự nhẹ nhõm khi có người đến phá vỡ sự tồn tại đơn độc của bà.
Sau đó, cả hai ngồi tâm sự cùng nhau. Không mất quá lâu để bà Bridget chia sẻ rằng bà đã phải từ bỏ đứa con gái đáng yêu của mình khi đứa trẻ còn nhỏ. 1 tiếng đồng hồ trò chuyện với mẹ ruột khiến Phyllis cảm thấy ấm áp hơn bao giờ hết. Từ dạo đó, Phyllis thường xuyên lui tới nhà mẹ ruột để chăm sóc bà.
“ Thỉnh thoảng, tôi chăm sóc vết thương cho bà. Có lúc thì tôi chỉ ngồi yên một chỗ và nghe bà nói chuyện. Chúng tôi cũng thường ra ngoài đi ăn, dạo phố cùng nhau và tôi luôn giữ bí mật cho riêng mình. Chúng tôi đã cùng tạo ra những kỷ niệm đẹp với nhau mặc dù chứng nghiện rượu khiến đầu óc bà không được tỉnh táo và có lúc mẹ còn quên cả tôi là ai. Tôi không ngừng lo cho bà, đến nỗi không ít lần tôi giật mình thức giấc giữa đêm và tự hỏi liệu mẹ có ổn không.
Bà đã yêu thương tôi đến nỗi chấp nhận từ bỏ tôi và tôi nghĩ giờ là lúc để tôi chăm sóc lại cho bà. Tôi chưa từng đánh giá việc làm của bà. Đối với tôi, mẹ chỉ là nạn nhân của chứng nghiện rượu và bà chỉ không có được cơ hội nuôi nấng tôi mà thôi” – Phyllis chia sẻ.
Phyllis
Bà Bridget
Cứ như thế Phyllis che giấu thân phận và lui tới chăm lo cho mẹ già trong suốt 9 năm đến lúc bà Bridget bắt đầu có biểu hiện của hội chứng suy giảm trí nhớ. Sức khỏe của bà Bridget ngày càng tệ hơn và Phyllis nhận ra rằng nếu như không nói ra sự thật ngay lúc này thì cô sẽ chẳng có cơ hội nữa.
“Tôi nắm tay mẹ và nói ra sự thật thế nhưng, căn bệnh suy giảm trí nhớ của mẹ đã tồi tệ đến mức mẹ chỉ có thể nhìn tôi với gương mặt không chút biểu cảm. Điều đó khiến trái tim tôi tan nát và tự trách bản thân vì sao không nói mọi chuyện sớm hơn”.
Khi bà Bridget qua đời ở tuổi 62, Phyllis là một trong số ít những người đến tham dự đám tang của bà. Đến cuối cùng, cô cảm thấy mình thật may mắn khi tìm lại được mẹ ruột và ở bên bà trong những năm tháng cuối đời.
Mẹ đơn thân tìm hạnh phúc
39 tuổi, em đã làm mẹ đơn thân được 2 năm, công việc ổn định.
Cứ tưởng rằng em sẽ sống độc thân cho tới già, thì bỗng đâu một cơn gió lạ đến làm trái tim xao xuyến trở lại. Rồi cũng từ đó em trở thành mẹ đơn thân bất đắc dĩ.
Sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo của tỉnh phía Bắc miền Trung. Tuy gia đình trí thức nhưng em lớn lên với tuổi thơ cơ cực, rồi biến cố gia đình khiến cho tinh thần của đứa trẻ như em luôn phải gồng mình để sống và tìm cách trưởng thành tốt hơn.
Rời khỏi làng quê sau khi tốt nghiệp phổ thông, em vào miền Nam kiếm sống và học tiếp, tuổi trẻ cũng trôi đi với việc mưu sinh và học hành, tốt nghiệp rồi đi làm. Khác với nhiều cô gái tuổi xuân mơn mởn, dường như ông trời lại ghen với khách má hồng thì phải. Em cứ được se duyên vào làm ở những nơi nhiều phụ nữ, ít đàn ông. Là cô gái hướng nội nên ngoài giờ làm việc, em chỉ loanh quanh ở nhà. Thế là tuổi xuân cũng trôi qua một cách chán chường và mụ mị.
Người ta nói người sở hữu gương mặt trái xoan và ngũ quan tương xứng sẽ có tính cách ôn hòa, khéo léo trong ứng xử và tình duyên cũng tốt đẹp. Vậy mà ông trời chỉ cho em tính cách còn tình duyên ông giữ làm của riêng anh ạ. Thế nên em cứ lận đận đi tìm mãi cho đến bây giờ.
Liệu rằng một người không còn trẻ tuổi (nhưng em trẻ người nhé), lại nuôi con một mình, có còn hạnh phúc lứa đôi cho em không? Liệu có trái tim nào đủ rộng để chứa đựng thêm mẹ con em không nhỉ? Anh có thể trả lời đấy, đừng ngại nói lên tiếng lòng của mình anh nhé.
Em có công việc ổn định, người nhỏ nhắn, gương mặt ưa nhìn, anh sẽ không thất vọng khi đi bên em đâu. Em vẫn chờ đợi một hạnh phúc, dù anh có con hay không có con, chỉ cần anh chân thành, đủ bản lĩnh, em sẽ nguyện chăm sóc anh và những gì liên quan đến anh cả cuộc đời còn lại.
Nếu anh cũng giống và muốn tìm hạnh phúc như em, hãy chủ động tìm em anh nhé. Nhanh hết dịch mình đi đăng ký (cười).
Cô gái nhỏ nhắn, hài hước Ở tuổi 31, việc xách ba lô lên khám phá vùng đất mới đối với em dễ hơn tìm kiếm một người bạn trai. Em luôn thích một tình yêu đi lên từ tình bạn. Mong từ bài viết này em có thêm người bạn mới hay may mắn là người yêu cùng xây dựng tương lai. Em - cô gái sinh ra...