9 món không thể bỏ qua khi đến Hà Tiên
Cà xỉu hay tôm tích là những đặc sản du khách nên thử khi có dịp ghé chân tại thành phố biển Hà Tiên.
Tôm tích
Ở vùng biển Hà Tiên, loài này thường sinh sản vào khoảng tháng 3, 4 (âm lịch) và trưởng thành vào tháng 9, 10. Những con tôm tích lúc này mang trứng, có nhiều gạch và thịt ăn rất béo.
Du khách có thể tìm thử tôm tích đã được chế biến ở các nhà hàng tại trung tâm thành phố. Mỗi phần ăn có giá dao động 100.000 – 150.000 đồng. Hấp sả, rang cháy tỏi hoặc nấu lẩu hải sản là những cách làm phổ biến nhất. Nếu thức dậy sớm, bạn có thể đi ra chợ hải sản để mua những con tôm tích còn tươi rói mới cập bờ. Giá mỗi kg dao động 100.000 – 500.000 đồng tuỳ loại.
Cà xỉu
Cà xỉu giống như sò, sống dưới tầng nước bùn, chủ yếu ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ. Vì điều kiện sinh sống mà chúng có râu dài để cắm xuống đất dễ cho việc tìm kiếm thức ăn. Vẻ bề ngoài của cà xỉu trông khác lạ, vừa giống động vật hai mảnh vỏ, vừa giống côn trùng khi có cái râu to và dài. Vì vậy nhiều du khách e ngại khi lần đầu tiên thưởng thức loài này. Nhưng nếu ở Hà Tiên mà không thử bạn sẽ nuối tiếc bởi cà xỉu được xem là đặc sản chỉ có ở đây.
Cà xỉu sống theo mùa, khoảng tháng 6 – 8 nên ngoài việc ăn tươi, người dân Hà Tiên còn làm mắm để dùng quanh năm. Bạn có thể nếm thử đĩa gỏi cà xỉu ngâm mắm hoặc cà xỉu xào tỏi dùng chung với cơm trắng.
Cá đỏ
Cá đỏ nướng ăn kèm đồ chua là món vặt quen thuộc của người Hà Tiên vào mỗi buổi xế chiều. Món này được bán nhiều tại trung tâm thành phố nhưng du khách có thể tìm đến quán trên đường Trần Hầu. Nơi đây được xem là điểm hẹn dành cho người mê cá đỏ.
Khi có khách, những con cá đỏ mềm, thấm đẫm gia vị sẽ được chủ quán nướng trên bếp than hồng. Cá sau khi nướng thơm phức và không bị khô. Đồ chua kèm chút ớt sẽ càng kích thích vị giác của bạn. Mỗi suất ăn có giá 25.000 đồng.
Video đang HOT
Món ăn thoạt nhìn trông có vẻ đơn giản nhưng lại có cách chế biến cầu kỳ. Trong đó, cá lóc sau khi sơ chế sẽ đem luộc rồi gỡ thịt ra chế biến thành ruốc. Một phần còn lại cho vào xào cùng hành, tỏi, bột cà ri, đinh hương, bông tai vị, quế, bột cá. Sau đó, đầu bếp đưa tất cả hỗn hợp này vào nồi nước luộc cá, nêm gia vị, thêm nước cốt dừa và đun trên bếp lửa. Đặc trưng của vị nước lèo là ngọt nước cốt dừa chứ không mặn.
Khi tô bún được bưng ra, bạn sẽ thích thú trước lớp tôm khô và cá giã nhuyễn ở bên trên kèm rau thơm. Nước lèo chan xâm xắp, có màu vàng ươm. Rau ăn kèm với bún là giá (đỗ) và dưa leo. Khách khi ăn nên cho thêm chút chanh, ớt, nước mắm rồi trộn đều các nguyên liệu. Giá mỗi tô từ 20.000 đồng.
Bún nước lèo có thành phần nguyên liệu khá giống với bún kèn, cũng có bún sợi tươi ăn kèm giá, rau muống bào. Tuy nhiên, phần nước lèo trong được nấu từ thịt cá. Nhiều quán bán bún nước lèo cùng bún kèn nên trong tô cũng có một chút tôm khô và cá giã nhuyễn. Để tạo nên sự khác biệt và có thêm lựa chọn cho khách, một số nơi cho thêm tôm tích lột vỏ. Khi ăn món này, bạn nhớ tự pha chén muối đâm ớt rồi vắt thêm miếng chanh để chấm. Giá một tô bún nước lèo dao động 20.000 – 30.000 đồng.
Bạn có thể đến quán vỉa hè trên đường Trần Hầu, nơi luôn đông khách. Quán phục vụ suất bún riêu bắt mắt với nhiều đồ ăn kèm như giò heo, huyết, thịt heo xắt lát và không thể thiếu miếng riêu cua béo. Vị nước lèo thanh và ngọt nhờ hầm từ xương. Quán mở cửa vào buổi xế chiều, từ khoảng 15h. Mỗi suất ăn đầy đủ có giá 30.000 đồng.
Mì Nghĩa là một trong những địa chỉ ẩm thực lâu năm có tiếng tại Hà Tiên. Quán chuyên bán mì ăn kèm hoành thánh, xương, thịt… Theo chủ quán, mỗi ngày, gia đình tự tay làm sợi mì để phục vụ khách. Sợi mì tươi có màu vàng, ăn để lâu trong nước lèo mà không bị bở là điều khiến nơi này trở nên nổi tiếng và thu hút đông thực khách vào mỗi buổi chiều. Giá mỗi suất ăn là 30.000 đồng. Quán mở bán từ chiều đến nửa đêm.
Đây là món ăn đường phố, đơn giản nhưng lại hấp dẫn nhờ vị lạ miệng. Những miếng phá lấu bò sau khi làm sạch được đầu bếp đảo cùng nước cốt dừa nên cho vị ngọt đặc trưng. Bánh mì phá lấu thích hợp là bữa ăn “cầm chừng” vì với người có sức ăn khoẻ, một ổ không đủ no. Bạn có thể tìm đến quán nhỏ nằm gần bến xe Hà Tiên, mỗi ổ bánh mì ở đây có giá 15.000 đồng.
Cơm tấm
Một trong những đặc sản chung của miền Tây là cơm tấm ăn cùng bì, chả, sườn nướng hay ăn kèm trứng ốp la, tép khô. Món ăn bán cả ngày nhưng lý tưởng nhất là ăn sáng hoặc tối. Quanh các con đường ở trung tâm thành phố Hà Tiên, gần chợ hải sản có nhiều quán cơm tấm. Mỗi đĩa cơm sườn bì chả giá từ 25.000 đồng.
Xuýt xoa nếm thử bún nước lèo "ăn rồi lại muốn ăn thêm" đặc sản ở Sóc Trăng
Về các tỉnh miền Tây Nam bộ, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn ngon. Nếu ở An Giang có món bún cá, Hậu Giang có bún mắm thì Sóc Trăng lại "níu chân" du khách bởi món bún nước lèo.
Anh Thạch Hồng (một người dân Khmer ở Sóc Trăng) chia sẻ, bún nước lèo là món ăn truyền thống của người Khmer, có tên gọi là "num-chooc", còn người Kinh gọi là bún nước lèo.
Bún nước lèo gồm 2 thành phần chính là bún và nước lèo. Trong đó bún là sản phẩm hết sức quen thuộc với nhiều địa phương được chế biến từ gạo, có sợi dài, trắng; còn nước lèo là sản phẩm từ sự khéo tay của người nội trợ.
Nguyên liệu để nấu bún.
Bà chủ quán bún nước lèo Ba Te nổi tiếng ở thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) cho biết: Trước đây, nguyên liệu chính để nấu nước lèo là mắm bò hóc (người Khmer gọi là "prohok") đặc thù của người Khmer.
Nhưng do món mắm này quá nồng khiến thực khách "khó chịu" nên được thay bằng loại mắm cá sặc hay cá linh vì những loại mắm này có mùi nhẹ hơn. Cũng có nơi người nấu bún có sự kết hợp 3 loại mắm là mắm bò hóc, mắm cá sặc và mắm nêm khi nấu nước lèo.
Nồi nước lèo.
Để nấu món bún nước lèo, người nấu bún sẽ chuẩn bị các nguyên liệu là bún, ngải bún, cá lóc (cá quả, cá chuối, cá tràu), tôm, thịt heo quay, sả, rau thơm, giá, hẹ, bắp chuối bào, rau muống bào, ớt,... và nước lèo.
Về bún, người nấu bún nước lèo chọn loại bún sợi nhỏ, dài, có màu trắng, thơm. Loại bún này rất dễ ngấm vào gia vị và nước lèo, làm dậy lên mùi thơm đậm đà đặc trưng của món bún. Còn các thành phần khác như cá lóc, tôm, thịt heo quay được sơ chế và nấu chín sẵn để ăn kèm cùng với bún.
Nước lèo được nấu hoàn toàn từ xương, thịt và nước cốt dừa nên khi ăn vào thấy rất thơm và ngọt nước. Xương được hầm trong 4 đến 6 tiếng để cho ra loại nước thơm ngon, ngọt, giàu chất dinh dưỡng.
Món bún nước lèo thường được ăn kèm cùng với rau sống hay hoa chuối xắt nhỏ để tăng thêm hương vị thanh mát của nó.
Chuẩn bị sẵn sàng phục vụ khách.
Nhiều người gọi bún nước lèo Sóc Trăng là "món ăn đoàn kết", bởi nó là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, thể hiện ở mỗi thành phần món ăn là đặc trưng của 3 dân tộc.
Ở Sóc Trăng ngày nay hầu như ở tất cả các địa phương đều có rất nhiều quán bún nước lèo, nhưng nhiều người vẫn tìm đến các quán bún nước lèo có bề dày thâm niên như quán bún nước lèo Ba Te (ấp Hòa Mỹ), quán 189 (ấp Chợ Cũ) đều thuộc thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên; quán Cây Nhãn (đường Võ Đình Sâm, phường 8, TP Sóc Trăng), quán Thảo Nhi đường Phú Lợi (phường 2), quán Cá Đồng (quốc lộ 1A, phường 2, TP Sóc Trăng),...
Hấp dẫn tô bún nước lèo.
Với người dân Sóc Trăng, đi đâu, làm gì vẫn không quên được hương vị bún nước lèo Sóc Trăng. Nhiều người sinh sống, làm việc ở TPHCM và các tỉnh khác, những nơi đó cũng có "bún nước lèo Sóc Trăng" nhưng đều nhớ về bún nước lèo Sóc Trăng bởi hương vị của tô bún xứ người thua xa hương vị tô bún quê nhà.
Còn những người ở tỉnh khác khi đến Sóc Trăng cũng tìm quán ngon để thưởng thức bún nước lèo đúng gốc Sóc Trăng. Thưởng thức xong, nhiều người cho rằng, "đến Sóc Trăng mà chưa ăn bún nước lèo Sóc Trăng thì coi như chưa đến Sóc Trăng".
Ngon - độc - lạ đặc sản Hà Tiên Hà Tiên không chỉ được tạo hóa ban tặng những cảnh vật tươi đẹp mà còn ban tặng cho con người Hà Tiên cách tạo ra những món ăn đặc sản làm xiêu lòng thực khách trong đó có nhiều món ngon - độc - lạ. Đến Phú Quốc, bất kỳ tín đồ ẩm thực nào cũng bị "hạ gục" bởi những món...