9 món đồ bếp giúp cuộc đời tôi “bước sang trang mới”
Từ ngày mua 9 món đồ này, tôi cảm thấy thích thú vào bếp nấu ăn hơn.
1. Giá đỡ gập gọn
Không gian bếp của gia đình tôi khá nhỏ, cho nên khu vực đựng và chế biến thực phẩm lại càng chật hẹp hơn. Điều này vô tình khiến quá trình nấu nướng trở nên bất tiện. Mỗi lần hì hụi cắt thái thực phẩm, xong xuôi tôi cũng chẳng biết phải đặt đồ ở đâu. Tìm bừa 1 chỗ để đặt tạm ư? Đảm bảo với bạn rằng, chỉ 1 lát sau căn bếp của tôi sẽ lập tức biến thành “bãi chiến trường”.
Không uổng công tìm kiếm, sau này tôi đã thực sự tìm được “bảo bối” của đời mình, đó là giá đỡ gập gọn. Thiết kế này có thể dễ dàng lắp chắc chắn trên tường, khi cần dùng chỉ cần kéo xuống là có ngay những ngăn đựng rộng rãi để đặt thực phẩm lên đó. Khi không sử dụng, 1 thao tác kéo lên sẽ giúp chúng được “giấu” gọn gàng, không làm mất tính thẩm mỹ cho căn bếp.
2. Dung dịch tẩy dầu mỡ
Khói dầu, mỡ bẩn đâu đâu cũng có, chỉ phòng tránh thôi thì không đủ, tôi cảm thấy cần phải có 1 giải pháp tẩy rửa mạnh mẽ. Vậy nên, tôi đã sắm về nhà chai tẩy dầu mỡ chuyên dụng và thấy chúng thực sự rất hiệu quả.
Chỉ cần xịt 1 chút lên bề mặt các vật dụng bị bám dính khói dầu, sau đó tiến hành lau nhẹ nhàng là đồ đạc sẽ trở nên sạch sẽ đáng kể. Không gian bếp vốn đã nhỏ nên tôi tuyệt đối không thể để chúng bẩn!
3. Khăn lau chống dính dầu mỡ
Dầu mỡ nhà bếp thực sự là nỗi ám ảnh của tôi. Bạn biết đấy, nếu lau vết dầu mỡ bằng khăn lau thông thường có thể khiến vết dầu bám ngược trở lại, khả năng cao sẽ phải vứt luôn cái khăn đi.
Video đang HOT
Tôi không muốn phí phạm nên quyết định sử dụng khăn lau chống dính dầu mỡ. Chúng không thấm hút vết dầu nên có thể dễ dàng rửa sạch bằng nước, thực sự rất tiện lợi và tiết kiệm.
4. Thùng rác hai tầng
Sau khi thử qua nhiều loại thùng rác, cuối cùng tôi cũng tìm ra giải pháp hoàn hảo cho căn bếp, đó chính là thùng rác 2 tầng. Nói thật, tôi chưa nhìn thấy nhược điểm của thiết kế này, nhưng ưu điểm thì tràn ngập: có nút nhấn nên không cần cúi người khi vứt rác, có bánh xe nên tiện lợi khi cần di chuyển, nắp thùng giảm đáng kể mùi hôi,…
Tôi ưng nhất là thiết kế 2 tầng, với tầng trên dùng để đựng rác, tầng dưới là 1 khoảng trống dùng để đựng các loại túi nilon, túi thừa.
5. Nạo silicone
Tôi gọi món đồ này là “bạn đồng hành của máy rửa bát”. Lý do là vì, máy rửa bát giúp làm sạch bát đĩa nhưng trước khi cho đồ đạc vào trong, bạn phải dọn sạch đồ ăn dư thừa bám trên bát đĩa, thậm chí còn phải rửa sơ qua.
Vì muốn tiết kiệm thời gian trong công đoạn này nên tôi đã sắm 1 cái nạo silicone. Công dụng của nó là giúp lau sạch thức ăn 1 cách dễ dàng, ngay cả khi chúng bám dính đến mức “đóng vẩy” trên các loại xoong nồi, bát đĩa.
6. Kệ đựng đồ rửa bát
Các vật dụng như khăn lau, miếng cọ rửa bát… dù nhỏ nhưng đặt lung tung trong phòng bếp cũng có thể khiến căn bếp trở nên bừa bộn. Trước đây tôi đặt chúng trên mép bồn rửa, cứ tưởng như thế là tiện lợi. Hoá ra đây là suy nghĩ sai lầm, vì những vật dụng này có thể khiến mặt bàn bếp ẩm ướt và tích tụ vi khuẩn lúc nào chẳng hay.
Sau đó, tôi mua kệ đựng đồ rửa bát và thực sự muốn đánh giá 5 sao cho thiết kế này. Chúng không chỉ đựng đồ tiện lợi mà còn có ngăn chứa thoát nước, đảm bảo không làm mặt bếp ẩm ướt và giữ cho đồ dùng nhanh khô ráo, sạch sẽ.
7. Giá đựng bát đĩa
Tôi lắp đặt 1 giá đựng bát đĩa để khi rửa xong đồ đạc sẽ phơi chúng ở cái giá này, đảm bảo sạch tinh tươm và rất nhanh khô. Giá đựng kiểu này có nhiều kích cỡ khác nhau nên sẽ tiện lợi để tìm được đúng loại phù hợp với không gian nhà bếp. Các loại bát đĩa, cốc chén khi đựng trong giá cũng rất dễ sắp xếp, việc tìm kiếm và lấy đồ vô cùng dễ dàng.
8. Giá inox đựng dao
Thị trường có nhiều loại giá đựng dao được làm từ đa dạng chất liệu, nhưng cá nhân tôi thấy ưng ý nhất khi dùng giá inox. Lý do là vì chúng hạn chế được sự ẩm mốc, kết hợp với thiết kế lỗ thoáng khí sẽ giúp dao kéo luôn sạch và khô ráo.
9. Máy xay thịt
Tôi đầu tư máy xay điện để thuận tiện trong việc xay thịt. Thiết bị này có ngoại hình nhỏ gọn, không chiếm diện tích không gian, lực xay mạnh nên chỉ mất vài phút là đã có thể xay nhuyễn thịt. Ngoài ra, chúng còn có thể dùng để xay tỏi, đem lại khá nhiều sự thuận tiện cho quá trình nấu nướng. Vì kiểu dáng đơn giản nên việc làm sạch cũng rất dễ dàng, tôi nghĩ thiết bị này xứng đáng có mặt trong căn bếp mọi nhà!
Giới trẻ ở TPHCM háo hức trải nghiệm làm gốm thủ công
Nhiều bạn trẻ ở TPHCM gần đây thích thú với hoạt động trải nghiệm làm gốm như một hình thức thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng.
Đến với dịch vụ làm gốm, người tham gia sẽ được cung cấp một bộ dụng cụ cơ bản, bao gồm: đất sét, tạp dề, khăn lau, chậu nước, cọ, dao cắt, bàn xoay...
Trong suốt quá trải nghiệm, bạn sẽ được chia sẻ các kỹ thuật để có thể tự tạo tác phẩm theo ý mình. Sau khi hoàn thành, sản phẩm được gửi lại quán để thực hiện công đoạn nung và tráng men. Khoảng 2 tuần sau người chơi sẽ được nhận thành phẩm của mình.
Cũng là hình thức gặp gỡ, giao lưu nhưng thay vì ngồi uống nước, cà phê thì việc làm gốm sẽ mang lại những trải nghiệm mới mẻ, thú vị
Dành thời gian thực hiện sản phẩm gốm của mình không chỉ giúp người làm thỏa mãn sự sáng tạo mà còn rèn luyện sự tập trung, khéo léo và tỉ mỉ.
Các thành phần cơ bản dành cho người trải nghiệm gồm: đất sét, màu, bàn xoay...
Tạo hình và màu là công đoạn đòi hỏi óc thẩm mỹ và sự khéo léo, mang lại sự thích thú cho người làm gốm
Với chi phí 400-500 ngàn đồng, bạn sẽ được thoải mái sáng tạo sản phẩm do chính mình làm ra để lưu niệm hoặc làm quà tặng
7 kiểu lau chùi càng làm kĩ càng phản tác dụng, khiến đồ hỏng hóc thêm Sạch sẽ là tốt, nhưng không phải cứ chăm tẩy rửa đồ là hiệu quả. Dọn dẹp nhà cửa là một phần quan trọng trong việc duy trì không gian sống sạch sẽ và ngăn nắp. Tuy nhiên, chúng ta thường mắc phải những lỗi dọn dẹp không chỉ không hiệu quả mà còn có thể làm hư hỏng nhà cửa, nhất là...