9 lời nguyền bí ẩn trong làng nhạc thế giới
Mặc dù là những điều không chứng minh được độ xác thực, tuy nhiên, đây vẫn là những câu chuyện được kể đi kể lại trong giới âm nhạc quốc tế.
Lời nguyền “ Hội 27″
Hội 27 hay còn được gọi là Câu lạc bộ 27, là tên lời nguyền ám chỉ một nhóm các nghệ sĩ nhạc rock và blues nổi tiếng qua đời ở tuổi 27, đôi khi trong những hoàn cảnh bí ẩn.
Những nghệ sĩ trong hội những người Mãi mãi tuổi 27.
Những nghệ sĩ này qua đời ở quãng thời gian trước và sau sinh nhật lần thứ 27 của họ một năm. Bốn nghệ sĩ nổi tiếng đầu tiên của 27 Club là Brian Jones, Jimi Hendrix, Janis Joplin và Jim Morrison, cả bốn qua đời trong khoảng thời gian từ 1969 đến 1971.
Năm 1994 trưởng nhóm Nirvana là Kurt Cobain cũng qua đời ở tuổi 27, theo cuốn sách Heavier Than Heaven thì khi Cobain qua đời chị của anh đã nói rằng dường như ngay từ khi còn nhỏ Kurt đã đề cập đến nguyện vọng trở thành một người của 27 Club. Thành viên mới nhất của Hội 27 là ca sĩ trẻ người Anh, Amy Winehouse, mất năm 2011.
Người viết tiểu sử cho Kurt Cobain là Charles R. Cross đã phải nói rằng: “Số nghệ sĩ qua đời ở tuổi 27 là thực sự đáng chú ý. Mặc dù con người ra đi ở mọi lứa tuổi, nhưng xét về mặt thống kê, ở tuổi 27 số nhạc sĩ qua đời là cao hơn hẳn”.
Amy Winehouse.
Lời nguyền Buddy Holly
Ngày 3/2/1959 được gọi là Ngày âm nhạc qua đời bởi vì các huyền thoại nhạc rock nước Mỹ Buddy Holly, Richie “La Bamba” Valens và The Big Bopper ( Chantilly Lace) cùng chết trong vụ tai nạn máy bay trong tour diễn Winter Dance Party của Buddy Holly.
Đây cũng là khởi điểm của lời nguyền Buddy Holly, bởi nhiều nghệ sĩ và công chúng liên quan đến Holly và âm nhạc của ông đều cuối cùng gặp tử nạn. Ronnie Smith, giọng hát chính được thuê để hát thay Holly trong tour diễn đó, cũng nhập viện ngay sau buổi biểu diễn cuối cùng vì vấn đề tâm thần. Vài năm sau, ông treo cổ tự vẫn. Sau đó, David Box, một thành viên ban nhạc Những Con Dế của Holly cũng thử bắt đầu sự nghiệp solo. Cũng như Holly, ông lại chết vì tai nạn máy bay vào đúng tuổi 22.
Sau khi Holly mất, vợ ông là Maria cũng sảy thai đứa con duy nhất. Từ đó, lời nguyền lan đến Gene Vincent và Eddie Cochran, cả hai người có mối quan hệ mật thiết với Holly và ban nhạc Những Con Dế. Một người khác là Keith Moon chết ngay trong tối đi xem show Chuyện kể về Buddy Holly, đúng ngày sinh của Buddy Holly.
Cây viết R. Gary Patterson đã tổng hợp mọi sự kiện rùng rợn trong cuốn sách Take a Walk on the Dark Side: Rock and Roll Myths, Legends and Curses.
Nhạc sĩ Buddy Holly.
Lời nguyền Ngày chủ nhật đen tối
Làm sao một bài hát có thể buồn và u ám tới nỗi nó khiến con người ta có động lực tự sát? Đó là thuyết đằng sau lời nguyền Gloomy Sunday (Chủ nhật đen tối). Bài hát được viết bởi nhạc sĩ người Hungary là Rez Seress và Ladislas Javor đã gây tranh cãi ngay từ khi mới ra đời. Bài hát viết về cô bạn gái của Seress đã tự tử. Khi bài hát ra mắt ở Hungary năm 1933, nhà chức trách đã buộc tội bài hát này làm tăng số vụ tự tử và ra lệnh cấm phát hành trên toàn quốc.
Ai từng hát bài hát Gloomy Sunday thường có kết cục bi thảm.
Video đang HOT
Ca khúc sau đó được Paul Robeson và sau đó là Billie Holiday thu âm năm 1941. Mỗi lần ca khúc phát hành, nó lại bị quy chụp là làm tăng số vụ tự sát. Phiên bản thu âm của Holiday đã bị cấm phát trên đài BBC Anh Quốc. Nhạc sĩ Seress sau đó cũng tự sát.
Lời nguyền Robert Johnson
Biểu tượng âm nhạc Robert Johnson nổi danh vì lời nguyền cũng như vì sự nghiệp âm nhạc vẻ vang. Chuyện kể lại rằng Johnson gặp quỷ tại một ngã tư đường ở ngoại ô một thành phố lạ. Ở vị trí đó, ông đã hoán đổi tâm hồn để trở thành một nghệ sĩ hát nhạc blue vĩ đại.
Tất nhiên, khi đánh đổi với quỷ thì đều có những rắc rối liên quan. Trong trường hợp này, Johnson thực sự trở thành huyền thoại, nhưng mất ngay sau 27 tuổi, cũng tại một ngã tư đường. Vài người từng nghĩ, bài hát Crossroads (Ngã tư) của Johnson bị quỷ ám. Bởi những nghệ sĩ thu âm bài hát đó trong album của họ, gồm Lynyrd Skynyrd và The Allman Brothers đều có kết thục bi thảm. Eric Clapton, người từng thu âm ca khúc chung với Cream cũng có con bị ngã cửa sổ chết.
Robert Johnson.
Lời nguyền My Way Karaoke
“Và giờ đây, khi cái kết đang tới gần, và tôi đối diện với tấm phông màn cuối…” là những lời ca bắt đầu bài hát nổi tiếng nhất, và gây chết người nhất, từng tồn tại – ít nhất là trong giới hát karaoke. My Way được viết bởi Paul Anka dành cho Frank Sinatra năm 1969. Tuy vậy, bài hát được các câu lạc bộ karaoke khắp nước Phillippines diễn giải là đồng nghĩa với cái chết.
Nhiều người đã chết sau khi hát bài hát này. Vụ án nổi cộm nhất xảy ra vào năm 2007, một thanh niên 29 tuổi đã bị bắn vào đầu trong khi tới quán karaoke ở thành phố San Mateo, tỉnh Rizal hát ca khúc My way.
Một số người cho biết bài hát trở nên phổ biến bởi không khí bạo lực ở các club này, và không chỉ bởi bài hát đơn thuần, vì thế góp phần gây nên các vụ tử vong. Hầu hết các quán karaoke ở Phillippines đều từ chối sử dụng ca khúc này.
Lời nguyền Bản giao hưởng thứ 9
Trong giới âm nhạc cổ điển, có lời nguyền nổi tiếng mang tên Lời nguyền thứ 9, bởi có rất nhiều nhà soạn nhạc đã viết Bản giao hưởng số 9 rồi chết sau đó. Đây là một lời nguyền trong đó Beethoven là nạn nhân nổi tiếng nhất. Nhà soạn nhạc Gustave Mahler tưởng rằng mình đã đánh bại lời nguyền này khi bắt đầu sáng tác được Bản giao hưởng số 10, nhưng ông đã chết ngay sau khi hoàn thành. Và lời nguyền tiếp diễn.
Nhạc sĩ Gustave Mahler.
Lời nguyền Người Nhện: Chấm dứt bóng đêm
Lời nguyền này liên quan đến vở nhạc kịch Người Nhện: Chấm dứt bóng đêm ( Spider Man: Turn Off the Dark) khét tiếng trên sân khấu Broadway.
Vở nhạc kịch rock dựa trên truyện tranh siêu nhân này đã bị cho là bị ma ám. Quá trình dựng kịch luôn bị trì hoãn và gặp đủ mọi vấn đề. Việc luyện tập lâu hơn dự định. 4 vũ công đã bị thương trong quá trình diễn tập. Đạo diễn vở kịch bị sa thải. Và kinh phí vở kịch đội lên tới 65 triệu USD, trở thành vở kịch đắt đỏ và đại họa nhất trong lịch sử sân khấu kịch Mỹ.
Nam diễn viên chính của vở kịch đã bị ngã từ trên cao 9 mét trước khán giả.
Nhạc sĩ bị lời nguyền từ mẹ đỡ đầu
Nhạc sĩ jazz Mỹ Jelly Roll Morton bị cho là đã bị mẹ đỡ đầu áp đặt một lời nguyền. Bà ta đã bán linh hồn ông cho quỷ Satan. Ban đầu, những năm 1920, sự nghiệp của Morton lên như diều gặp gió, sau đó ông trở thành “cha đẻ” của nhạc jazz giai đoạn đầu. Ông sống hoang đàng và đeo cả kim cương vào răng.
Sau đó, những năm 1930, ông phát hiện chất bộ có màu bí ẩn lấp lánh trong văn phòng của ông. Kim cương của ông bị trộm, và danh tiếng của ông cũng mất. Quá tin rằng mình bị trù úm tới nỗi đi thuê cả một phụ nữ theo đạo voodoo để trừ tà. Bà ta bảo ông đốt hết quần áo và ông làm đúng như thế. Danh tiếng và vận may sau đó dường như trở lại.
Chuyện của Roll Morton vẫn còn nức tiếng trong giới âm nhạc Mỹ ngày nay.
Roll Morton.
Lời nguyền Ban nhạc Fleetwood Mac
Ban nhạc Fleetwood Mac là ban nhạc bị “nguyền” nổi tiếng nhất thế giới. Ở thời kỳ hoàng kim những năm 1970, album Romours ( Những lời đồn) của họ đã bán tới trên 19 triệu bản chỉ riêng ở Mỹ. Tuy vậy, ban nhạc đã vấp phải hàng tá rắc rối trước khi họ ra được album thứ 11 này. Và sau đó, mọi thành viên của ban nhạc này đã bị cho là “bị nguyền” tới chết.
Fleetwood Mac được thành lập bởi Peter Green, người sau đó đã bỏ ban nhạc để vào viện tâm thần. Sau đó, tay trống Jerry Spence cũng sử dụng chất tổng hợp mescaline và rơi vào bị kịch cá nhân thảm hại.
Năm 1972, tay guitar Danny Kirwin của ban nhạc này cũng bỗng phát điên trong một show diễn. Sau đó ông bỏ ban nhạc và chết vô gia cư. Từ đó tới nay, cả loạt 15 thành viên của ban nhạc này đều có những kết cục rất thảm hại.
Một số thành viên ban nhạc Fleetwood Mac.
Theo Khám phá
Những lời nguyền đáng sợ trong làng âm nhạc
Không chỉ còn được coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cái chết của một loạt những nghệ sĩ âm nhạc thế giới đã khiến những người yêu nhạc phải đặt cho tên gọi "lời nguyền".
Lời nguyền Buddy Holly
Buddy Holly ra đi ở tuổi 23.
Sau cái chết đồng loạt của những nghệ sĩ như rocker Buddy Holly, ca sĩ Richie Valens và ca sĩ The Big Bopper, ngày 3/2/1959 được những người yêu nhạc đặt cho cái tên "Ngày âm nhạc chết lặng".
Được biết, vào ngày này, cả 3 nghệ sĩ đình đám của Mỹ những năm 1950 đã cùng tử nạn trong vụ đâm máy bay, dịp Lễ hội khiêu vũ mùa đông. Đây cũng được coi là điểm khởi đầu cho lời nguyền Buddy Holly. Sở dĩ bị gọi như vậy là vì những nhạc sĩ, những ca sĩ hay người có quan hệ giao tiếp với anh đều chết yểu.
Hiện trường vụ đâm máy bay năm 1950 khiến 3 nghệ sĩ người Mỹ tử nạn.
Ronnie Smith, một ca sĩ được mời tới để thay thế Holly trong tour diễn năm đó đã phải tới bệnh viện điều trị tâm thần ngay sau buổi biểu diễn trong Lễ hội khiêu vũ mùa đông, đồng thời cũng được coi là buổi biểu diễn cuối cùng của anh. Vài năm sau đó, Ronnie treo cổ tự tử kết thúc cuộc đời nghệ sĩ của mình.
Kế đến là David Box, một thành viên trong nhóm The Crickets của Holly. David cũng đã theo đuổi sự nghiệp hát solo, nhưng cũng giống như người bạn xấu số của mình, anh tử nạn trong một vụ đâm máy bay khác. Thật trùng hợp, chàng ca sĩ cũng qua đời ở tuổi 23.
Sau cái chết của Holly, Maria - vợ anh bị thất lạc đứa con duy nhất của hai người. Cũng kể từ đó, lời nguyền Buddy Holly đã ám tới Gene Vincent và Eddie Cochran. Cả hai nghệ sĩ này đều có mối quan hệ mật thiết với Holly cũng như nhóm The Crickets.
Theo đưa tin, lời nguyền đáng sợ này còn ám Keith Moon sau khi xem xong bộ phim "Cuộc đời của Buddy Holly" vào ngày 9/7. Ngày Keith Moon qua đời trùng vào đúng ngày sinh nhật của Holly.
Lời nguyền "Gloomy Sunday"
Thật khó có thể tin được bài hát buồn Gloomy Sunday (Ngày chủ nhật ảm đạm) lại chứa đựng "quyền năng" giết người đến đáng sợ như một lời nguyền.
Tác giả ca khúc là hai nhạc sĩ người Hungary Rezs Seress và Ladislas Javor. Ngay từ khi mới ra mắt, ca khúc đã gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Được biết, Gloomy Sunday là ca khúc viết về người yêu đã tự tử của Seress.
Tác giả Seress.
Đã có rất nhiều vụ tự tử xảy ra sau khi nghe bài hát ảm đạm này. Vì vậy, năm 1933, sau một thời gian ra mắt, các nhà cầm quyền đã phải ra lệnh cấm bật ca khúc này trong toàn quốc.
Ca khúc chứa đựng quyền năng đáng sợ đã được ca sĩ Billie Holiday cover lại và trở nên nổi tiếng vào năm 1941. Cứ mỗi khi những giai điệu của Gloomy Sundayvang lên, nỗi lo sợ về sự gia tăng tự tử ngày càng đè nặng. Và không tránh khỏi vết xe đổ của bản gốc, bản cover này một lần nữa lại bị cấm phát trên đài BBC.
Giống như định mệnh đáng sợ của các "nạn nhân" yêu âm nhạc của mình, tác giả Seress sau đó cũng tự tử, kết thúc cuộc đời mình.
Không biết liệu lời nguyền Gloomy Sunday đã được hóa giải hay chưa, nhưng cho tới ngày nay, ca khúc vẫn thỏa mãn được tai nghe nhạc của không ít người.
Lời nguyền bản giao hưởng số 9
Nhà soạn nhạc người Áo Gustav Mahler vẫn không bước qua nổi cái dớp đáng sợ của làng nhạc cổ điển thế giới.
Nhà soạn nhạc người Áo Gustav Mahler vẫn không bước qua nổi cái dớp đáng sợ của làng nhạc cổ điển thế giới.
Trong nền âm nhạc cổ điển thế giới, các nghệ sĩ vẫn truyền tai nhau về những cái chết trùng lặp đến đáng sợ có tên gọi "Lời nguyền bản giao hưởng số 9".
Nguyên nhân tên gọi của lời nguyền này xuất phát từ việc nhiều nhạc sĩ qua đời chỉ một thời gian ngắn sau khi hoàn thành xong bản giao hưởng thứ 9 của mình.
Mặc dù, từ trước tới nay, lời nguyền này vẫn chỉ được coi là mê tín dị đoan, nhưng cái chết của thiên tài âm nhạc Beethoven có lẽ sẽ khiến nhiều người phải giật mình, chú tâm tới.
Thiên tài âm nhạc Beethoven qua đời sau khi hoàn thành bản giao hưởng thứ 9.
Nhà soạn nhạc người Áo có tên Gustav Mahler cứ nghĩ rằng mình sẽ là người đầu tiên hóa giải được lời nguyền đáng sợ này. Khi chỉ mới bắt tay vào bản nhạc thứ 10, ông lại tiếp tục qua đời giữa công trình nghệ thuật còn ngổn ngang. Điều này, càng khiến lời nguyền bản nhạc thứ 9 này càng trở nên bí ẩn hơn bao giờ hết.
Theo Trí Thức Trẻ
10 huyền thoại chưa từng đoạt giải Grammy Diana Ross, Led Zeppelin, Buddy Holly... là những ca sĩ, ban nhạc có đóng góp to lớn cho nền âm nhạc thế giới, được ví như những bậc lão làng, đại thụ. Thế nhưng trong suốt sự nghiệp vinh quang ấy, họ chưa từng đoạt giải Grammy nào. Chỉ tới mãi về sau, viện hàn lâm ghi âm Mỹ mới trao giải Thành...