9 lời khuyên giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả
Lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Ung thư là hiện tượng đột biến của tế bào. Từng tế bào trong cơ thể con người không phải tồn tại vĩnh viễn, mà nó phát triển, sinh sôi, từ một tế bào phát triển thành nhiều tế bào. Hàng ngày, một số tế bào chết đi, một số tế bào mới sinh ra để cân bằng. Khi tế bào bị đột biến, sinh ra những dòng tế bào có khả năng tăng trưởng vô hạn, không tuân theo quy luật, sự kiểm soát bình thường thì sẽ tạo ra những khối u.
Tế bào ngày càng phát triển khổng lồ khiến kích thước khối u ngày càng to, chèn ép các bộ phận xung quanh, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Cuối cùng, do hiện tượng phát triển vô hạn, di căn, chèn ép, xâm lấn các bộ phận quan trọng, sử dụng hết năng lượng của cơ thể, làm cơ thể cạn kiệt dẫn đến tử vong.
Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư. Một số cách chúng ta có thể thực hiện bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên: Tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên và vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư ít nhất 30%.
- Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Đó là một chế độ ăn ít chất xơ, không ăn quá nhiều thịt đỏ và ăn nhiều trái cây, rau quả tươi.
- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư của bạn thêm 30%.
Video đang HOT
- Hạn chế sử dụng rượu: Lạm dụng bia rượu là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư, điển hình là ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày.
- Không hút thuốc kết hợp với uống rượu: Hút thuốc kết hợp với rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác.
- Duy trì khám phụ khoa thường xuyên: Điều này bao gồm cả các xét nghiệm Pap smears và mammograms (chụp X quang tuyến vú). Pap smear là công cụ sàng lọc hiệu quả cho bệnh ung thư cổ tử cung. Chụp X-quang tuyến vú thường nên bắt đầu từ 35 đến 40 tuổi.
- Thực hiện khám vú hàng tháng: Nếu việc này được bắt đầu sớm thì có thể sẽ giảm được khả năng mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, ít nguy hiểm hơn.
- Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn trong bất kì trường hợp nào bạn phải ra ngoài trời. Hạn chế ở ngoài trời vào giữa ngày.
- Quan hệ tình dục an toàn: Luôn luôn sử dụng bao cao su trừ khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng.
Lưu ý để điều trị hiệu quả ung thư tuyến tiền liệt từ giai đoạn sớm
Theo các thống kê, số lượng người bị ung thư tuyến tiền liệt tăng lên đáng kể hằng năm, tuy nhiên đa số người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn, dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, việc tầm soát và phát hiện sớm vẫn là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư tuyến tiền liệt và những nguy hiểm ở giai đoạn muộn
BSCKI. Phó Minh Tín - Quản lý và điều hành Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM), cho biết theo nghiên cứu mới nhất năm 2020 của cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới, ung thư tuyến tiền liệt xếp hàng thứ hai trong tổng số các loại ung thư thường xảy ra ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư phổi.
Tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện khoảng 6.300 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt với tỷ lệ tử vong khá cao, gần 43%. Tại khoa Tiết niệu BV ĐHYD TP.HCM mỗi năm tiếp nhận gần 150 ca ung thư tuyến tiền liệt. Đáng lo ngại, trên 85% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn có triệu chứng rối loạn đi tiểu, có nghĩa là ung thư ở giai đoạn trễ, thậm chí có thể đã di căn.
BS CKII. Lâm Quốc Trung khám cho người bệnh
Theo BS CKII. Lâm Quốc Trung - Phó Trưởng khoa Hóa trị ung thư BV ĐHYD TP.HCM, nam giới từ 50 trở lên hoặc trên 45 tuổi và có tiền căn gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt là những đối tượng nguy cơ cao, cần chú ý sức khỏe và thực hiện thăm khám tổng quát để được lưu ý cũng như phát hiện sớm nếu có bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh lý này hầu như không có triệu chứng điển hình, nếu có thì thường là những dấu hiệu di căn.
Khi ung thư tuyến tiền liệt phát triển đến giai đoạn muộn, khối u tuyến tiền liệt thường đa ổ, lan toả xâm lấn vỏ bao ra xung quanh và di căn xa tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: đau nhức xương, yếu liệt hai chi dưới, đau tầng sinh môn, phù nề, xuất tinh ra máu, tiểu máu và các dấu hiệu toàn thân khác.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt
BV ĐHYD TP.HCM từng tiếp nhận điều trị cho người bệnh Nguyễn Văn N. (80 tuổi, ngụ tại TPHCM) được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt di căn xương, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh, Ngoài ra ông N. còn có tiền căn cao huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành hội chẩn nhiều chuyên khoa liên quan và sau hai tuần bằng phương pháp điều trị nội tiết, sức khỏe ông N. cải thiện rõ rệt, giảm đau. Người bệnh trở nên lạc quan, ăn uống tốt hơn và đã có khả năng đi lại cũng như tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân. BV ĐHYD TP.HCM tiếp tục khẳng định thế mạnh trong việc đầu tư trang thiết bị giúp thực hiện đầy đủ các xét nghiệm lâm sàng, phục vụ chẩn đoán chính xác, và chủ động phối hợp đa chuyên khoa để đề ra phương hướng điều trị tối ưu cho người bệnh.
BSCKI. Phó Minh Tín cho biết, nhiều phương tiện để chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt đã được áp dụng tại khoa Tiết niệu BV ĐHYD TP.HCM như: thăm khám tuyến tiền liệt bằng ngón tay, xét nghiệm máu PSA, siêu âm bụng, siêu âm qua ngã trực tràng để sinh thiết tuyến tiền liệt. Ngoài ra, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đa thông số, xạ hình xương cũng là một số xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán ung thư đang ở giai đoạn nào, từ đó các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Theo BS CKII. Lâm Quốc Trung, tương tự như các loại ung thư khác, điều trị ung thư tuyến tiền liệt là điều trị phối hợp đa mô thức, bao gồm các biện pháp điều trị đặc hiệu tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị kết hợp điều trị nội khoa như hóa trị, nội tiết và các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ. Để có được kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp người bệnh, các bác sĩ phải dựa vào kết quả lâm sàng, độ ác tính cũng như xét nghiệm PSA, sau đó xem xét đến thời gian kỳ vọng sống thêm và cuối cùng là phân nhóm nguy cơ.
Hiện nay, một số người vẫn còn tồn tại một số quan niệm sai lầm như: không có triệu chứng rối loạn đi tiểu thì không bị ung thư tuyến tiền liệt, hoặc sau khi kiểm tra một vài lần mà không phát hiện ung thư thì tương lai sẽ không mắc bệnh và không cần đi khám kiểm tra tiếp,... Những suy nghĩ này sẽ làm kéo dài thời gian phát hiện ung thư (nếu có) và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được điều trị và mang đến kết quả khả quan nếu người bệnh được chẩn đoán sớm, giữ tinh thần lạc quan cũng như tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ.
Các bác sĩ khuyến cáo, những đối tượng trong nhóm nguy cơ mắc bệnh nên đến trực tiếp chuyên khoa Tiết niệu để được tầm soát kịp thời, không để xuất hiện các triệu chứng rồi mới bắt đầu đi khám. Trong trường hợp chưa phát hiện ung thư vẫn phải duy trì lịch khám định kỳ trong tương lai theo hướng dẫn từ bác sĩ. Ở giai đoạn sớm của bệnh thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị có thể điều trị hết bệnh, giúp người bệnh có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nếu phát hiện càng trễ thì việc điều trị sẽ càng trở nên phức tạp.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về ung thư tuyến tiền liệt cũng như giúp nhận biết, điều trị bệnh trong giai đoạn sớm, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn "Hiểu đúng - Sống khỏe" với chủ đề: "Ung thư tuyến tiền liệt - Những điều nam giới còn chưa biết", theo dõi tại: https://bit.ly/ungthutuyentienliet-nhungdieunamgioichuabiet
Với sự tư vấn của BS CKII. Lâm Quốc Trung và BSCKI. Phó Minh Tín, chương trình cung cấp nhiều thông tin y khoa hữu ích về các phương pháp chẩn đoán, điều trị và lưu ý của bác sĩ giúp nhận biết sớm ung thư tuyến tiền liệt.
Liệu pháp miễn dịch- hy vọng mới điều trị ung thư Liệu pháp miễn dịch là một loại điều trị ung thư giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư. Nó đang được xem là cứu cánh cho bệnh nhân di căn, tái phát. Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và các bệnh khác. Nó được tạo thành từ các tế bào bạch cầu...