9 loại virus “chết chóc” nhất thế giới

Theo dõi VGT trên

Tờ Live Science liệt kê những loại virus nguy hiểm nhất, dựa trên nguy cơ tử vong, số ca tử vong và khả năng trở thành một mối đe dọa trong tương lai của chúng.

9 loại virus chết chóc nhất thế giới - Hình 1

Hình ảnh virus SARS-CoV-2 chủng mới qua kính hiển vi. Ảnh: Xinhua

Virus Marburg

Virus Marburg xuất hiện năm 1976, gây xuất huyết, sốt cao, suy nội tạng và tử vong ở người. Vì thế, loại virus này được cho là cực kỳ nguy hiểm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ tử vong là hơn 80% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và năm 2005 ở Angola.

Virus Ebola

9 loại virus chết chóc nhất thế giới - Hình 2

Virus Ebola dưới kính hiển vi. Ảnh: CDC

Ebola xuất hiện tại Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976. Virus Ebola lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể như máu, hoặc mô của người và động vật bị nhiễm bệnh.

Chuyên gia cho biết, các chủng virus Ebola khác nhau có mức độ gây tử vong khác nhau. Đợt bùng phát ở Tây Phi bắt đầu vào đầu năm 2014 là đợt dịch lớn và phức tạp nhất cho đến nay.

Virus dại

Virus dại là một loại rất nguy hiểm bởi chúng phá hủy não bộ. Nếu không kịp thời chữa trị thì 100% khả năng người bệnh sẽ tử vong.

Vaccine phòng dại cho vật nuôi khiến căn bệnh này hiếm xuất hiện ở các nước phát triển, nhưng nó vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực của Châu Phi.

Virus HIV

9 loại virus chết chóc nhất thế giới - Hình 3

Virus HIV. Ảnh: Getty Images/Science Photo Library

Trong thế giới hiện đại, nguy hiểm nhất có thể vẫn là virus HIV. Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Căn bệnh này vẫn tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi có 95% số ca nhiễm HIV.

Virus đậu mùa

Video đang HOT

Bệnh đậu mùa trước khi bị tiêu diệt dứt điểm đã làm chết khoảng 1/3 người bị nhiễm bệnh, để lại sẹo sâu và đôi mắt mù lòa nơi những người sống sót.

Chỉ trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của 300 triệu người, trở thành một gánh nặng lớn của thế giới.

Virus cúm

9 loại virus chết chóc nhất thế giới - Hình 4

Hình ảnh virus cúm. Ảnh: CDC

Đại dịch cúm kinh khủng nhất được biết đến là bệnh cúm Tây Ban Nha, bắt đầu vào năm 1918, gây bệnh cho 40% dân số thế giới và cướp đi sinh mạng của 50 triệu người.

Chuyên gia cho rằng, một đại dịch như đợt bùng phát năm 1918 có thể xảy ra một lần nữa nếu một chủng cúm mới xâm nhập vào cộng đồng và lây lan từ người sang người.

Virus SARS

Theo WHO, virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay còn gọi là SARS, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002 ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.

Virus SARS sau đó đã lây lan sang 26 quốc gia trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 8.000 người và làm chết hơn 770 người trong hai năm.

SARS có tỉ lệ tử vong ước tính là 9,6%, và cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hoặc vaccine được chấp thuận.

Virus MERS

Loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp Trung Đông, hay MERS, đã bùng phát ở Saudi Arabia vào năm 2012 và ở Hàn Quốc vào năm 2015. Virus MERS thuộc cùng họ với SARS-CoV.

MERS thường tiến triển thành viêm phổi nặng và có tỉ lệ tử vong ước tính từ 30% đến 40%. MERS không có phương pháp điều trị hoặc vaccine được phê duyệt.

Virus SARS-CoV-2

9 loại virus chết chóc nhất thế giới - Hình 5

Hình ảnh của virus Corona chủng mới qua kính hiển vi. Ảnh: Xinhua

Chủng virus SARS-CoV-2 thuộc cùng một họ với SARS-CoV, được gọi là virus Corona, xuất hiện lần đầu vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tỉ lệ tử vong ước tính khoảng 2,3% (tính đến tháng 3.2020). Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, ho khan và khó thở và có thể tiến triển thành viêm phổi.

SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 118 triệu người trên toàn cầu và hơn 2,6 triệu người tử vong. Cả thế giới đang nỗ lực phát triển chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu vaccine.

5 lý do để chúng ta phải sợ virus SARS-CoV-2

Loài người đối mặt COVID-19 đến nay đã hơn một năm mà vẫn còn khổ sở. Chúng ta khó loại bỏ virus SARS-CoV-2 vì chúng kết hợp nhiều đặc điểm về tỉ lệ tử vong, cách thức lây nhiễm, khả năng đột biến.

5 lý do để chúng ta phải sợ virus SARS-CoV-2 - Hình 1

Các hạt li ti của virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi - Ảnh: SHUTTERSTOCK

COVID-19 không phải là đại dịch đầu tiên nhân loại đối mặt nhưng là căn bệnh hiện đại duy nhất khiến các nước phải áp dụng biện pháp phong tỏa.

Trang web khoa học Futura (Pháp) dẫn lời các chuyên gia ghi nhận virus SARS-CoV-2 đặc biệt đáng sợ vì 5 yếu tố sau đây:

1. Siêu lây lan khó phát hiện

Hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) không phản ánh thực tế lây nhiễm của SARS-CoV-2 vì 70% bệnh nhân COVID-19 không lây virus cho ai và từ 10%-20% bệnh nhân có thể góp phần vào 80% số ca nhiễm.

Virus lây lan chủ yếu từ các ổ dịch một cách đột ngột và không thể đoán trước.

Về lý thuyết, chỉ cần truy vết những người siêu lây nhiễm sẽ khỏi áp đặt biện pháp phong tỏa, thế nhưng không có manh mối nào để tìm ra họ.

TS Joshua Schiffer giải thích trong một nghiên cứu đăng trên trang web MedRxiv: "Một cá nhân có thể đột ngột trở nên dễ lây nhiễm trong 1-2 ngày bởi virus thường tồn tại không liên tục trong đường hô hấp suốt nhiều tuần".

2. Virus thích "dạo chơi" trong không khí

Virus Ebola hoặc virus HIV lây truyền qua dịch tiết hoặc quan hệ tình dục nên dễ phòng ngừa hơn nhiều so với lây truyền qua đường hô hấp như SARS-CoV-2.

TS Joshua Schiffer ghi nhận: "Một người nhiễm SARS-CoV-2 khiến nhiều người bị nhiễm hơn bệnh cúm vì virus nhiễm qua môi trường khí dung".

GS Byron Erath chuyên ngành cơ học chất lỏng tại Đại học Clarkson (Mỹ) cho biết: "Các giọt li ti nhỏ hơn 5 micron có thể lơ lửng trong không khí nhiều phút hoặc thậm chí nhiều giờ".

Các hạt nhỏ li ti này không chỉ tồn tại lâu hơn mà còn xâm nhập vào phổi sâu hơn và hoạt động hiệu quả hơn làm tăng nguy cơ nhiễm.

Theo nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), trò chuyện kéo dài một tiếng trong phòng sẽ giải phóng 460 lần tải lượng virus cần thiết để lây nhiễm.

Hơn nữa, ngay cả khẩu trang y tế cũng khó ngăn chặn các hạt nhỏ hơn 3 micron.

5 lý do để chúng ta phải sợ virus SARS-CoV-2 - Hình 2

SARS-CoV-2 siêu lây nhiễm nên thí sinh thi đại học ở Hàn Quốc hồi đầu tháng 12-2020 bắt buộc phải đeo khẩu trang và chỗ ngồi có vách ngăn - Ảnh: EPA

3. Virus bị đột biến lây lan nhanh

Gần đây có nhiều biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện. Chúng thúc đẩy dịch bệnh gia tăng và đặt nghi vấn về hiệu quả của vắc xin COVID-19.

Mọi virus đều bị đột biến thường xuyên nhưng SARS-CoV-2 dễ bị đột biến ngẫu nhiên hơn.

Theo nghiên cứu của Viện Weizmann (Israel), virus bị đột biến có thể tăng ái lực với các thụ thể ACE-2 hơn 600 lần giúp virus bám dính và xâm nhập tế bào. Nói cách khác, các biến thể mới có khả năng lây nhiễm nhiều hơn 600 lần.

Tệ hơn nữa là các biện pháp phòng ngừa có tác dụng với virus thông thường nhưng đôi khi lại có tác dụng ngược vì thúc đẩy các biến thể mới lây truyền.

4. Tỉ lệ tử vong... quá thấp

Có những bệnh nghiêm trọng hơn COVID-19 như virus Ebola có thể giết chết 90% số người bị nhiễm.

Đối với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003, tỉ lệ tử vong ước tính 43% nơi người trên 60 tuổi và 13% nơi người dưới 60 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong của COVID-19 chỉ từ 0,23%-1,15%.

GS dịch tễ học Arnaud Fontanet ở Viện Pasteur Pháp lưu ý: "Dịch SARS năm 2003 chỉ lây sau khi các triệu chứng xuất hiện, do đó đủ thời gian cách ly bệnh nhân trước khi họ lây nhiễm cho người khác. Và họ đều dễ phát hiện hơn vì thường mắc các dạng nghiêm trọng".

TS dịch tễ học Pascal Crépey (Pháp) khẳng định: "Tỉ lệ tử vong của virus không thực sự cho thấy dấu hiệu nguy hiểm của nó. Với quá trình tiến triển lặng lẽ hơn SARS, COVID-19 ảnh hưởng nhiều người hơn và do đó gây ra nhiều nạn nhân hơn".

59% số ca nhiễm COVID-19 đến từ những người không bộc lộ có triệu chứng, hoặc trong thời gian ủ bệnh hoặc từ bệnh nhân không bao giờ phát triển triệu chứng.

5. Các triệu chứng cực kỳ đa dạng

Các triệu chứng của bệnh cúm được biết đến nhiều như sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu. Trong khi đó, các triệu chứng của COVID-19 khiến các bác sĩ phải bối rối.

Một số bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn dạ dày, viêm ngoài da, viêm kết mạc, ảo giác khứu giác hoặc sưng lưỡi. COVID-19 cũng có thể gây các biến chứng tim mạch và não.

Thời gian kéo dài đặc biệt của các triệu chứng là đặc điểm khiến căn bệnh này không điển hình.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine , hơn 30% bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng dai dẳng ít nhất sáu tuần sau khi nhiễm. Ngoài ra không thể dự đoán bệnh nhân nào nhiều khả năng phát triển dạng nặng (từ 8%-15% trường hợp).

Tuổi tác, giới tính, béo phì và tiểu đường là những yếu tố nguy cơ được biết đến, nhưng một số bệnh nhân đột ngột nặng hơn và không thể giải thích được. Trong bối cảnh như thế, rất khó xác định các ưu tiên trong tiêm chủng vắc xin và phòng bệnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loại rau ở nông thôn mọc đầy, nhưng lại ẩn chứa những 'bí mật' tuyệt vời cho sức khỏeLoại rau ở nông thôn mọc đầy, nhưng lại ẩn chứa những 'bí mật' tuyệt vời cho sức khỏe
05:52:34 22/01/2025
'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết
09:00:24 23/01/2025
Cấp cứu sau bữa ăn thịnh soạn cuối nămCấp cứu sau bữa ăn thịnh soạn cuối năm
21:26:40 21/01/2025
Những lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộcNhững lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộc
14:22:01 22/01/2025
8 phương pháp đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ8 phương pháp đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ
08:18:54 23/01/2025
Thói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứngThói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứng
08:20:23 23/01/2025
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớmBổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm
09:03:12 23/01/2025
Kiểu ăn 'kỳ lạ' giúp tan mỡ bụng, chống tiểu đườngKiểu ăn 'kỳ lạ' giúp tan mỡ bụng, chống tiểu đường
05:26:43 22/01/2025

Tin đang nóng

Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
08:37:32 23/01/2025
Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm
06:44:12 23/01/2025
Ngày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộNgày mẹ chồng nhập viện, em dâu vẫn bận rộn đi du lịch nhưng chỉ một câu nói của cậu con trai 16 tuổi, em ấy liền tỉnh ngộ
09:51:07 23/01/2025
Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
05:58:55 23/01/2025
Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
07:32:26 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vãUyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã
05:59:52 23/01/2025
Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"Viral nhất MXH: Trấn Thành nói 1 câu về Minh Hằng làm Hồ Ngọc Hà "sượng trân đứng hình"
07:46:53 23/01/2025

Tin mới nhất

Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?

Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?

08:19:34 23/01/2025
Tuy vậy, việc đi bộ sớm khi chưa kịp ăn sáng không hẳn phù hợp với tất cả mọi người. Với một số người, gắng sức khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu giảm nhanh, có thể dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt

Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt

07:25:00 23/01/2025
Đối với người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ...
Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết

Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết

07:22:23 23/01/2025
Sau khi cắt lọc những chỗ tổn thương, các bác sĩ tiến hành tạo hình vạt da che phủ ngay chỗ bị mất. Theo người nhà của bệnh nhân, trong lúc thái thịt, bệnh nhân vô ý nên bị lưỡi dao cắt đứt búp ngón tay.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống với viện phí 0 đồng

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống với viện phí 0 đồng

07:20:04 23/01/2025
Được biết, hoàn cảnh gia đình ông P rất khó khăn. Ông P mất sức lao động nhiều năm do các bệnh phối hợp (tăng huyết áp, đái tháo đường). Vợ bán vé số nuôi cả gia đình.
Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

06:20:02 23/01/2025
Sưng mộng răng là một trong các giai đoạn của viêm nướu răng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, sưng viêm và áp xe răng.
Bé gái 19 tháng tuổi tử vong do bệnh sởi ở Đồng Nai

Bé gái 19 tháng tuổi tử vong do bệnh sởi ở Đồng Nai

06:13:50 23/01/2025
Chẩn đoán lúc ra viện, bệnh nhi sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, nhiễm nấm phổi, viêm phổi nặng, hậu sởi. Bệnh nhân tử vong tại nhà riêng vào ngày 6-1.
Xuất hiện 1 ổ dịch sởi ở TP Hải Dương

Xuất hiện 1 ổ dịch sởi ở TP Hải Dương

06:10:16 23/01/2025
Dịch sởi vẫn đang diễn biến phức tạp. Không chỉ trẻ em mà người lớn mắc bệnh cũng xuất hiện biến chứng nặng. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine phòng sởi.
Suy gan nặng vì sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý

Suy gan nặng vì sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý

19:12:42 22/01/2025
Theo BS Lê Nam Khánh - Khoa Hồi sức Ngoại khoa và Ghép tạng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, để ngăn ngừa nguy cơ suy gan cấp, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc.
Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

14:16:44 22/01/2025
Không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại rượu trôi nổi trên thị trường hoặc rượu do người lạ ở nơi khác mang tới vì đã có hiện tượng dùng cồn công nghiệp Methanol để pha thành rượu bán với giá rẻ cho người dân...
Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh

Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh

10:52:21 22/01/2025
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu Hưng bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng, thiếu máu, rối loạn đông máu, tiên lượng rất xấu, có thể tử vong.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa mỗi ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa mỗi ngày?

06:28:03 22/01/2025
Sữa chứa tryptophan, một loại axit amin giúp thư giãn và buồn ngủ, hỗ trợ giấc ngủ ngon. Do đó, để thức đẩy thư giãn cũng như ngủ ngon, bạn nên bổ sung sữa vào chế độ ăn của mình.

Có thể bạn quan tâm

Cháu ngoại gây sốt ở lễ nhậm chức của ông Donald Trump: Có ông nội là tỷ phú

Cháu ngoại gây sốt ở lễ nhậm chức của ông Donald Trump: Có ông nội là tỷ phú

Netizen

12:07:19 23/01/2025
Mới đây, trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump ngày 20/1 vừa qua, cháu ngoại Arabella Kushner của ông đã thu hút ống kính phóng viên với phong cách thời trang được đánh giá cao.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Sửu nóng vội, Dậu ổn định

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Sửu nóng vội, Dậu ổn định

Trắc nghiệm

12:06:28 23/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025, Sửu hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Dậu cần xác định rõ các mục tiêu.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025 cho thấy người tuổi
EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

Thế giới

12:02:43 23/01/2025
EU thừa nhận giá năng lượng của khối tăng vọt trong thời gian qua do đoạn tuyệt với nguồn cung giá rẻ của Nga, song nhấn mạnh đó là cái giá châu Âu phải trả cho sự tự do.
Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Bắt 6 nghi phạm hành hạ ngư phủ đến chết rồi ném xác xuống biển

Pháp luật

11:43:35 23/01/2025
Ngày 23-1, Phòng Cảnh sát hình sự thuộc Công an tỉnh Kiên Giang cho biết đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam 6 bị can gồm: Hồ Văn Hải (37 tuổi); Danh Lưng (28 tuổi, đều ngụ xã Phi Thông, TP Rạch Giá);
Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Đi về miền có nắng - Tập 13: Đeo bám thái quá, Vân bị Phong đuổi về

Phim việt

11:43:00 23/01/2025
Mặc dù không muốn cho Vân hy vọng về tương lai mối quan hệ giữa cả hai nhưng có vẻ như cách xử lý của Phong không quyết liệt.
Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Jisoo (BLACKPINK) bị tấn công, vội lên tiếng xin lỗi cư dân mạng

Sao châu á

11:40:21 23/01/2025
Sáng 23/1, tờ Koreaboo đưa tin, Jisoo (BLACKPINK) bất ngờ bị 1 bộ phận khán giả phàn nàn, chỉ trích vì thiếu sót trong khâu quảng bá cho sản phẩm âm nhạc sắp ra mắt.
Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút

Sao thể thao

11:19:07 23/01/2025
Chiều ngày 23 tháng Chạp (tức 22/1 dương lịch), nàng WAG Doãn Hải My - vợ hậu vệ nổi tiếng Đoàn Văn Hậu - hào hứng chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh mâm cỗ khi gia đình cô cúng ông Công ông Táo.
Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Khán giả yêu cầu "phong sát" huyền thoại LPL sau màn "gáy khét"

Mọt game

11:17:10 23/01/2025
Một huyền thoại LPL và LMHT thế giới đang nhận về những ý kiến trái chiều sau màn trashtalk cực căng. Huyền thoại LPL lại gây tranh cãi
Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Hiện trường vụ xe khách đâm sập cổng nhà dân lúc nửa đêm

Tin nổi bật

11:05:29 23/01/2025
Cú tông mạnh đã khiến phần đầu xe khách kính vỡ tan tành, các bộ phận khác móp méo, hư hỏng nặng, tài xế và 1 hành khách bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Bí quyết để diện áo dài thật đẹp trong ngày tết

Thời trang

11:00:54 23/01/2025
Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn ấn tượng để nàng lên đồ vào dịp đầu năm. Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng bắt mắt, hội sao Việt còn có bí quyết để diện mạo thật hoàn hảo khi du xuân.
Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Dọn nhà đón Tết: Mẹ đảm chia sẻ cách lau nhà sạch bong sáng bóng chỉ với 1 thứ mà ai cũng có!

Sáng tạo

10:29:55 23/01/2025
Lau nhà - công việc quen thuộc và cơ bản mà bất cứ ai cũng cần biết, phải biết. Hiện nay, chúng ta có nhiều dụng cụ và sản phẩm hỗ trợ cho việc nhà này trở nên đơn giản, dễ dàng.