9 kiểu kết hợp món ăn gây nguy hiểm
Trong ăn uống hàng ngày, có những món ăn khi kết hợp với nhau gây nguy hiểm và biến chứng khó lường, hãy tham khảo một số món ăn kỵ nhau sau đây để phòng tránh khi thưởng thức và chế biến:
1. Rượu và trà
Một số người sau khi uông rượu lại nghĩ rằng uông nhiêu trà có thê giúp giả rượu, nhưng thực tê lại làm cho cơ thê nôn nao thêm mà thôi. Ít người biêt rằng, trong trà cũng có chứa caffein như cà phê, vì vây, khi kêt hợp với rượu sẽ cho hâu quả xâu, thâm chí còn làm tăng cơn say rượu, khiên bạn đau đâu không chịu nôi.
2. Cá tươi và rượu
Vitamin D có nhiêu trong cá, gan cá, dầu gan cá… Khi ăn cá cùng với uông rượu sẽ giảm thiểu sự hấp thu vitamin D xuông rât nhiêu. Nêu không biết cách ăn uống giữa cá và rượu sẽ làm mât rât nhiêu chât dinh dưỡng vôn có trong cá.
3. Tôm và vitamin C
Không nên ăn cam ngay sau khi vừa ăn tôm
Video đang HOT
Tôm, cua và các loại thực phẩm khác có chứa các hợp chất asen pentavalent. Khi ăn các loại thực phâm tôm, cua nhưng lại uông vitamin C, kê cả vitamin C có trong thực phâm hoặc hoa quả đêu sẽ không tôt. Vì vitamin C sẽ làm thay đôi asen, gây ra đôc tính cao và tính nguy hiêm. Duy trì kiêu ăn uông này lâu dài có thể dẫn đến ngộ độc, giảm miễn dịch trong cơ thê.
4. Nhân sâm và các loại củ cải, hải sản:
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
5. Gan động vật và các loại rau giầu vitamin C:
Không nên xào nấu gan động vật với các thứ rau quả có nhiều vitamin C, cũng không nên dùng các loại rau quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ví dụ như: Giá đậu và gan lợn: Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
6. Sữa đậu nành và trứng gà:
Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
7. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:
Củ cải trắng không nên kết hợp với Lê, Táo, Nho
Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
8. Thịt dê kỵ giấm, nước chè, dưa hấu:
Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Nếu vừa ăn thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
9. Mật ong kỵ đậu hũ (Tào phớ):
Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh hơn.
Theo PNO
Mối nguy hiểm tiềm ẩn trong một số loại thảo dược
Những nhà nghiên cứu của Leeds Universitys school of pharmacy cho biết dược thảo nếu không dùng cẩn thận cũng có thể đưa ra một số ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe mà người tiêu dùng không được khuyến cáo. Họ đã nghiên cứu kỹ năm loại dược liệu phổ biến nhất gồm: Linh sâm, cây bạch quả, hoa cúc (tên khoa học Echinacea), tỏi và thảo dược St. John.
Nghiên cứu của họ đã cho thấy rằng những loại thảo dược này bán tràn lan mà không có sự khuyến cáo gì về mối nguy hiểm tiềm ẩn của chúng nếu người tiêu dùng không cẩn thận.
Thảo dược St. John dùng để điều trị tinh thần kém nhưng lại có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc tránh thai và thuốc chống đông máu như Warfarin. Và chúng có thể làm tăng phản ứng phụ của thuốc chống trầm cảm và làm tăng huyết áp.
Cây bạch quả nổi tiếng được dùng để cải thiện sự lưu thông máu và giúp cho người uống tỉnh táo. Ngoài ra, cây bạch quả là một loại dược liệu chống bị đông máu nên các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên dùng trước khi mổ hoặc nhổ răng và không kết hợp cây bạch quả với các loại thuốc khác.
Nhân sâm được sử dụng để làm tăng hệ miễn dịch nhưng lại rất nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường vì nó làm hạ đường huyết.
Hoa cúc thường dùng để trị cảm cúm nhưng lại nguy hiểm cho những người dễ bị dị ứng và bệnh nhân suyễn. Nó làm cho bệnh nhân suyễn dễ bị lên cơn và đau đường ruột.
Tỏi dùng để hạ huyết áp cao nhưng lại rất nguy hiểm nếu dùng liều lượng lớn. Tỏi có thể gây nên dị ứng và khó đông máu nên không được dùng trước khi mổ. Tỏi cũng phản ứng lại với một số thuốc như thuốc điều trị HIV.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 68 sản phẩm được bán trên thị trường và 51 sản phẩm trong số chúng không có bất cứ một thông tin nào khuyến cáo về phản ứng phụ và thích hợp cho ai cũng như sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu kết hợp bừa bãi với các loại thuốc khác. 70% các sản phẩm này được bán trên thị trường như thực phẩm chức năng cho dù chúng có gây ra tác dụng phụ.
Vào tháng 4/2011, EU đã yêu cầu một vài loại dược thảo muốn bán trên thị trường phải có giấy phép và có những chỉ định cho người dùng nhưng chỉ có dược thảo St. John và hoa cúc là có giấy phép. Trong 12 sản phẩm dược thảo St. John được khảo sát bởi các nhà nghiên cứu cho thấy rằng 4 trong những sản phẩm này không có chỉ định và 9 trong 13 sản phẩm được chế biến từ hoa cúc đã được khảo sát thì cũng vậy.
GS. Theo Raynor, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết rằng tốt nhất người mua phải thận trọng khi mua dược thảo. Và họ nên để ý logo của cục đăng kiểm dược thảo khi mua và cần phải xin lời khuyên của các bác sĩ khi muốn mua dược thảo để dùng.
Theo PNO
Chữa chứng tăng tiết mồ hôi Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng "tự hãn", "đạo hãn" nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn...