9 khúc quanh và 12 “nốt trầm” khiến F-35 II (Lightning II) suýt bị khai tử
Theo ý tưởng thiết kế, F-35 được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có tính năng tàng hình rất tốt, là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới hiện nay, tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của nó trải qua quá nhiều chông gai, thậm chí nhiều lúc tưởng như sắp bị khai tử.
F-35 II (Lightning II) là loại máy bay chiến đấu đa dụng 1 động cơ, 1 chỗ ngồi do hãng Lockheed Martin thiết kế và sản xuất, chủ yếu sử dụng để cận chiến, tấn công mặt đất, đánh phá các trận địa phòng không… F-35 hiện đã phát triển 3 phiên bản: Máy bay cất hạ cánh trên đường băng thông thường F-35A dùng cho lực lượng không quân mặt đất, máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) F-35B dùng cho không quân của lực lượng hải quân đánh bộ và máy bay sử dụng trên tàu sân bay F-35C dùng cho lực lượng không quân của hải quân.
Phiên bản F-35B của lực lượng hải quân đánh bộ
Theo ý tưởng thiết kế, F-35 được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có tính năng tàng hình rất tốt, là một trong những máy bay hàng đầu thế giới hiện nay. Tuy nhiên, công việc triển khai nghiên cứu và quá trình phục vụ của nó trải qua quá nhiều chông gai, thậm chí nhiều lúc tưởng như sắp bị khai tử.
Chương trình nghiên cứu, phát triển F-35 đã tiêu phí rất nhiều tiền của đã khiến nó được mệnh danh là “chiến đấu cơ đắt nhất trong lịch sử”. Thế nhưng, do kiên trì với ý tưởng về một loại chiến đấu cơ siêu hiện đại nên nó đã gặp phải hàng loạt sự cố trên toàn bộ kết cấu của máy bay.
Tháng 10/2010: F-35 dừng bay vì sự cố phần mềm.
Ngày 01/10/2010, nguyên mẫu thử nghiệm của F-35 xuất hiện một sự cố phần mềm khiến cho cả trung đội máy bay thử nghiệm bị dừng bay trong vài ngày. Sự cố này có thể dẫn đến tình trạng tắt đột ngột bơm nhiên liệu khi nó bay trên độ cao lớn. Đồng thời với nó, người ta còn phát hiện cửa hút khí phụ trợ cánh quạt nâng ở phiên bản F-35B STOVL thiếu hụt số lượng bản lề khớp nối. Để giải quyết triệt để cả 2 vấn đề này, toàn bộ hoạt động thử nghiệm cất, hạ cánh bị đình chỉ trong vòng hơn 2 tháng.
Tháng 1/2011: Trong quá trình thử nghiệm bay F-35 phát hiện sự cố cánh máy bay bị vặn ngược khi vượt hàng rào âm thanh.
Theo thông tin của Defence News, ngày 18/01/2011, cả 2 loại F-35A của không quân và F-35B của hải quân đánh bộ, trong quá trình bay thực nghiệm tấn công tầm trung đã phát sinh sự cố. Khi máy bay tăng tốc vượt tốc độ âm thanh thì xuất hiện hiện tượng cánh máy bay vị vặn ngược, thực nghiệm lập tức bị đình chỉ vì không bảo đảm an toàn.
Ngoài ra, động cơ F-135 của hãng Pratt & Whitney cũng phát sinh hiện tượng “sốc nhiên liệu”, tức là các dòng khí sau khi bị đốt trong buồng đốt không tập trung thành luồng mà bắn tóe khắp nơi dẫn đến hiện tượng rung chấn động cơ làm nó không đạt đến lực đẩy danh định.
Video đang HOT
Phiên bản F-35C trên hàng không mẫu hạm
Ngoài ra, sự cố thứ 3 trong đợt thử nghiệm này là vấn đề của thiết bị hiển thị trên mũ đội đầu của phi công (HMD). Không giống với các loại máy bay trước đó, F-35 không sử dụng màn hình hiển thị trên đỉnh khoang lái mà được thiết kế trên mũ đội đầu của phi công, hiển thị trực tiếp các số liệu quan trọng.
Tháng 3/2011: Rò rỉ nhiên liệu và máy phát điện trên máy bay trục trặc.
Theo thông tin từ trang mạng “Flight International” ngày 11/03/2011, phi đội máy bay thử nghiệm F-35 của hãng Lockheed Martin lại bị đình chỉ bay bởi chiếc máy bay thử nghiệm mang số hiệu AF-4 phát sinh sự cố rò rỉ dầu và máy phát điện bị trục trặc trong chuyến bay ngày 09/03.
Theo đại diện của công ty Lockheed Martin, sự cố này đã khiến chiếc máy bay phải quay về và hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay của căn cứ không quân Edwards, may mà không phát sinh sự cố gì trong lúc hạ cánh. Chiếc máy bay này chuyên dùng để thử nghiệm các hệ thống tác chiến dẫn đến toàn bộ phi đội phải dừng bay, sau khi tu sửa và khắc phục các khiếm khuyết hoạt động bay mới được tiếp tục được tiến hành.
Tháng 6/2011: Trục trặc phần mềm trên máy bay điều khiển.
Váo tháng 6/2011, một chiếc F-35C đã bị đình chỉ bay trong vòng 6 ngày vì gặp sự cố về phần mềm dẫn đến hệ thống cánh gập bị trục trặc làm phi công không thể điều khiển được nó. Đến ngày 23/06 toàn bộ các máy bay F-35C mới bay trở lại sau khi sự cố được khắc phục.
Tháng 8/2011: Hệ thống điện lực tích hợp phát sinh sự cố
Theo thông tin của Defence News, vào lúc 08h30 ngày 02/08/2011, chiếc F-35A thứ 4 trong loạt nguyên mẫu thử nghiệm mang số hiệu AF-4 chuyên dụng thử nghiệm tính năng cất, hạ cánh của F-35A đã xuất hiện trục trặc hệ thống điện lực tích hợp (IPP) trong quá trình bay bảo dưỡng mặt đất tại căn cứ không quân Edwards. Văn phòng phụ trách “Chương trình máy bay tiến công liên hợp” ngay lập tức ra quyết định đình chỉ bay đối với 20 chiếc máy bay thử nghiệm để kiểm tra, khắc phục sự cố.
Chiếc F-35A này đã gặp trục trặc hệ thống điện lực tích hợp
Tháng 9/2011: Xuất hiện vấn đề về kết cấu cánh máy bay
Ngày 01/09/2011, nhân viên kỹ thuật của “Chương trình máy bay tiến công liên hợp” (JSF) phát hiện một vấn đề về kết cấu cánh máy bay. Theo người phát ngôn của JSF – Joe Dellavedova, phần khung xương chịu lực của cánh ở cả 2 phiên bản F-35A và F-35B đều không đạt yêu cầu chịu lực.
Đây là một khung hợp kim nhôm, được chế tạo đạt tuổi thọ 8000h, tuy nhiên thử nghiệm mới triển khai được 2800h, cánh máy bay đã xuất hiện những vết nứt khiến sự án lại bị đình chỉ một lần nữa để giải quyết dứt điểm vấn đề hết sức nghiêm trọng này.
Tháng 3/2012: F-35 lại bị rò rỉ nhiên liệu
Hãng tin Anh Reuters ngày 06/03/2012 cho biết, tại căn cứ không quân Eglin ở Florida, một chiếc F-35 mới trong chuyến bay huấn luyện đầu tiên đã xuất hiện sự cố rò rỉ nhiên liệu khiến nó phải rút ngắn thời gian bay và hạ cánh khẩn cấp.
Người phát ngôn của không quân Mỹ cho biết, trong quá trình bay phi công đã phát hiện rò rỉ nhiên liệu ở cánh trái máy bay bằng mắt thường và yêu cầu hạ cánh ngay khi máy bay mới thực hiện được 15 phút của bài bay huấn luyện dài 1 tiếng rưỡi.
2 lần phải dừng bay khẩn cấp là sự đả kích rất lớn đối với dự án đã tiêu tốn tới 382 tỷ USD khiến cho Bộ quốc phòng Mỹ phải tiến hành lần điều chỉnh thứ 3, điều đó đã dẫn đến hệ lụy là Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Canada bị yêu cầu từ chức vì tham gia vào dự án siêu tốn kém này, còn Italia giảm số lượng mua sắm từ 131 xuống còn 90 chiếc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng quyết định cắt giảm 50% lượng mua, Australia thì quyết định chỉ mua…2 chiếc.
F-35B STOVL đã từng trục trặc vì thiếu hụt số lượng bản lề khớp nối của
cửa hút khí phụ trợ cánh quạt nâng
Thế nhưng, dự án F-35 đã trở lại mạnh mẽ sau khi Bộ quốc phòng Mỹ quyết định bổ sung thêm kinh phí và kéo dài thời gian cho công tác nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm. Dự án F-35 được khôi phục cũng đồng nghĩa với tái khởi động… những sự cố mới.
Tháng 2/2013: Máy bay thử nghiệm F-35 phát sinh sự cố tràn khói buồng lái
Ngày 14/02 vừa qua, 1 chiếc máy bay thử nghiệm đã phát sinh sự cố tràn khói buồng lái và đến ngày 25/02, các cấu kiện hỏng hóc do sự cố đã được gửi trả lại nhà sản xuất là công ty Honeywell để tiến hành kiểm tra chi tiết.
Quan chức phụ trách dự án cho biết, kết quả kiểm tra tại căn cứ không quân Maryland cho thấy đây chỉ là hiện tượng có tính cá biệt, không phát sinh trên diện rộng, Bộ quốc phòng đã có sự điều chỉnh tạm thời, để ngăn chặn phát sinh những sự cố tương tự.
Tháng 2/2013: F-35 lại xuất hiện các vết nứt trên động cơ
Ngày 22/02/2013, Bộ quốc phòng Mỹ lại ra một thông báo có tính…”cơm bữa” là: Do xuất hiện một số vết nứt trên động cơ một chiếc F-35 nên không quân Mỹ đã quyết định tạm dừng tất cả các hoạt động của loại máy bay này.
Trong một hoạt động kiểm tra định kỳ tại căn cứ không quân Edwards – California, nhân viên bảo dưỡng đã phát hiện các vết nứt trên bề mặt động cơ 1 chiếc F-35, để bảo đảm an toàn Bộ quốc phòng Mỹ đã lệnh đình chỉ bay đối với cả 3 loại F-35.
Nếu dự án F-35 hoàn tất thì người Mỹ cũng đã mất quá nhiều
Hiện tại, Bộ quốc phòng Mỹ đã quyết định nối lại các hoạt động bay thử nghiệm F-35 nhưng 9 lần đình chỉ bay với 12 sự cố đã cho thấy chất lượng của dự án đắt giá nhất trong lịch sử không quân thế giới trị giá 382 tỷ USD (con số này sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới). Chưa biết đến khi nào kế hoạch này sẽ hoàn tất những ngay từ bây giờ người ta đã thấy, nếu có hoàn thành dự án thì người Mỹ cũng đã mất quá nhiều.
Theo ANTD
Mỹ nối lại hoạt động của chiến đấu cơ F-35
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1-3 đã nối lại các chuyến bay của chiến đấu cơ tối tân F-35 sau một tuần tạm ngừng bay do phát hiện vết nứt trên động cơ của chiếc máy bay thử nghiệm.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, bà Kyra Hawn cho biết, họ không phát hiện thêm vết nứt nào trong quá trình kiểm tra các động cơ của 50 chiếc F-35 còn lại. F-35 là loại máy bay chiến đấu siêu thanh có khả năng "qua mặt" radar của kẻ thù. Đây là chương trình vũ khí lớn nhất của Lầu Năm Góc, tốn kém 396 tỷ USD. Quyết định nối lại các chuyến bay của F-35 diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt với việc cắt giảm ngân sách tự động quy mô lớn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-3.
Theo ANTD
Na Uy chế tạo tên lửa tấn công chính xác từ tàu ngầm Công ty hệ thống phòng thủ Kongsberg của Na Uy vừa tuyên bố kế hoạch nghiên cứu, phát triển tên lửa tấn công liên hợp phóng từ tàu ngầm để sau năm 2020 sẽ trang bị cho lực lượng tàu ngầm Na Uy. Tên lửa tấn công liên hợp phóng từ tàu ngầm là biến thể của tên lửa tấn công trên tàu...