9 học sinh Bắc Kạn biểu hiện bất thường do rối loạn phân ly tập thể
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương bước đầu nhận định các em bị rối loạn phân ly tập thể, một bệnh về tâm lý.
Ngày 18/12, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đến Bắc Kạn tìm hiểu nguyên nhân các học sinh có biểu hiện tâm thần bất thường. Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khám thần kinh, tâm lý, làm xét nghiệm…, bước đầu xác định các trẻ có biểu hiện của bệnh rối loạn phân ly tập thể.
Hiện các học sinh đã bình thường, không có hiện tượng tái phát. Trẻ được về gia đình, đi học như bình thường và tiếp tục được theo dõi.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám 9 học sinh Bắc Kạn có biểu hiện bất thường. Ảnh: VTV.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiếp tục làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra kết luận nguyên nhân của hiện tượng này.
Cuối tháng 11, tại điểm trường Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) có chín học sinh biểu hiện bất thường về nhận thức và sức khỏe như tự dưng ngất, nhảy nhót hoặc nói năng không kiểm soát; thậm chí có hành vi hung dữ. Khi tỉnh lại, các em đều không nhớ gì, sinh hoạt, học tập, ăn uống bình thường. Những biểu hiện này kéo dài 5-10 phút, có trường hợp lâu đến một giờ.
Năm 2016, tại điểm trường này cũng có 2 học sinh biểu hiện bất thường, sau đó không có trẻ nào mắc tương tự.
Ngày 15/12, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cử các chuyên gia phối hợp, hỗ trợ Sở Y tế Bắc Kạn khảo sát, khám, xác định nguyên nhân và hướng giải quyết tình trạng trên cho các cháu bé.
Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số. Bệnh có nhiều biểu hiện, trong đó có thể có triệu chứng về thần kinh, tâm thần. Để điều trị bệnh chủ yếu dùng liệu pháp tâm lý. Bệnh nhân cần được quan tâm, chia sẻ từ người thân, bạn bè và gia đình.
Theo Nam Phương (VNE)
Nghi phạm bắn chết Phó chủ tịch HĐND xã có dấu hiệu tâm thần?
Liên quan đến vụ Phó chủ tịch HĐND xã Phi Liêng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) bị bắn chết, nhiều người hàng xóm lâu năm của nghi phạm cho biết đối tượng này có dấu hiệu bị bệnh thần kinh.
Trao đổi với Dân Việt, bà Nguyễn Thị Thủy - nguyên Bí thư chi bộ thôn Đồng Tâm, xã Phi Liêng, đã nghỉ năm 2015, là hàng xóm lâu năm với Dũng, cho biết Bùi Văn Dũng có dấu hiệu mắc bệnh thần kinh. Theo bà Thủy, trước khi ly hôn, chị H từng đưa anh Dũng đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Nghi phạm bắn chết ông Sang có dấu hiệu thần kinh. (Ảnh minh họa)
Ông Đỗ Sỹ Lý - chồng bà Thủy, nhớ lại: "Thỉnh thoảng hai anh em chúng tôi ngồi nói chuyện, đột nhiên Dũng bảo ngồi im anh ơi, nó đang mách em. Nó đặt cái chíp trong đầu em, nó mách em đánh vợ...". Thấy lạ ông Lý liền hỏi "ai đặt?", "đặt cái gì?", nhưng Dũng lại bảo không biết. Ngoài ra Dũng thường xuyên lên rừng săn bẫy thú. Rồi do những câu nói bất thường của Dũng, chị H cùng gia đình nghi đối tượng bị mắc bùa ngải. Giữa năm 2015, gia đình đã mời thầy cúng về làm lễ giải bùa cho Dũng.
Bà Thủy cho biết thêm: "Hai vợ chồng nhà này cãi nhau, đánh nhau suốt. Chúng tôi sang can ngăn mãi mà không được, nhiều lần phải gọi công an xã đến giải quyết. Ngoài ra, Dũng cũng nhiều lần đánh nhau với chính anh em ruột trong gia đình. Đến cuối năm ngoái chị H quyết định ly hôn". Sau khi ly hôn, đối tượng thường xuyên theo dõi chị H, thỉnh thoảng mang gà xuống nhà trọ cho chị H và hai con trai.
Như Dân Việt đã thông tin, khoảng 10h ngày 7.10, ông Đinh Tiến Sang (48 tuổi, Phó Chủ tịch HĐND xã Phi Liêng) vào rẫy cà phê với chị H. Tại đây, Bùi Văn Dũng đã dùng súng thể thao bắn chết ông Sang, sau đó tiếp tục bắn chị H nhưng chị này may mắn chạy thoát. Chiều cùng ngày, cơ quan công an đã bắt giữ nghi phạm.
Theo Danviet
Tiến sĩ Giáo dục mầm non: 'Giáo viên bị ức chế dễ bạo hành trẻ' Giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm, suy thoái đạo đức, tâm lý ức chế dồn nén lâu ngày... được cho là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành trẻ. Tại tọa đàm "Bạo hành trẻ mầm non, vì đâu nên nỗi?" sáng 1/12, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao (Trưởng khoa Giáo dục mầm non, Đại học Sài Gòn) cho rằng, nguyên...