9 hành vi hãi hùng nhưng vẫn phổ biến (kỳ 2)
Các vụ hành quyết tử tù diễn ra tại nơi công cộng ở Iran để răn đe những người có ý định phạm tội, trong khi một bộ tộc ở phía tây nam Thái Bình Dương vẫn ăn thịt người.
Hành quyết tù nhân ở nơi công cộng
Trước thế kỷ 20, người ta coi những vụ hành quyết ở nơi công cộng là sự kiện để cả gia đình tiêu khiển. Nhưng ngày nay tình hình đã thay đổi. Tại các nước phương Tây, những vụ hành hình trước công chúng hầu như đã biến mất và nhiều quốc gia thậm chí còn bãi bỏ án tử hình. Nhưng tại một số nơi khác, hành hình công khai vẫn tồn tại. Một số quốc gia coi đó là cách ngăn chặn người dân phạm tội.
Một vụ treo cổ tử tù ở nơi công cộng tại Iran. Ảnh: Daily Mail
Ngày nay, Iran là nước thường xuyên thực hiện những vụ hành quyết trước công chúng nhất. Sau khi nhận thấy số vụ phạm tội liên quan tới bạo lực tăng vọt, giới chức Iran quyết định đưa các vụ treo cổ tử tù (họ đã hành quyết tội nhân bằng hình thức treo cổ từ hàng trăm năm) trong trại giam ra một công viên ở trung tâm thủ đô Iran để mọi người có thể xem. Giống như các vụ hành quyết công khai từ vài thế kỷ trước, hàng trăm người dân đã tới công viên để xem cảnh treo cổ tử tù. Họ chen lấn nhau để giành vị trí tốt nhất cho việc quan sát. Những người phải bước lên giá treo cổ thường phạm các tội sát nhân, cưỡng hiếp, tấn công người khác, buôn ma túy, quan hệ tình dục đồng giới.
Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, Iran đứng thứ hai trên thế giới về số vụ hành quyết tử tù. Tuy nhiên, không ai có thể thu thập số liệu chính xác để xác minh nhận định của tổ chức Ân xá Quốc tế, bởi phần lớn các vụ hành quyết tử tù vẫn diễn ra ở nơi bí mật.
Ăn thịt người
Video đang HOT
Một số bệnh nhân tâm thần hay những nhóm người mắc kẹt ở nơi khắc nghiệt buộc phải tiêu diệt và ăn thịt lẫn nhau để tồn tại. Song liệu những cộng đồng coi việc ăn thịt đồng loại là một nét văn hóa còn tồn tại hay không? Có vẻ câu trả lời là: Họ vẫn tồn tại.
Những thành viên của bộ tộc Korowai trên đảo New Guinea của Indonesia. Ảnh:express.co.uk
Một số người thừa nhận, một số người phủ nhận sự tồn tại của tập tục ăn thịt người, song nếu bạn hỏi người Korowai, họ sẽ thừa nhận họ vẫn ăn thịt người trong bộ lạc. Bộ tộc Korowai cư trú trên đảo New Guinea ở phía tây nam Thái Bình Dương. Họ là một trong những bộ tộc hoang dã và nguyên thủy nhất thế giới. Người Korowai có tục ăn thịt người trong bộ lạc từ thời tiền sử. Do họ vẫn sống tách biệt với thế giới văn minh nên tập tục man rợ này vẫn tồn tại. Đối tượng mà họ thường ăn nhất là khakhua (thầy cúng). Họ tra tấn, giết và ăn não của khakhua đầu tiên. Người ta tin rằng thầy cúng ăn thịt người từ bên trong nên họ trả thù bằng cách ăn thịt thầy cúng.
Khi Paul Raffaele, một nhà báo, ở cùng bộ lạc Korowai, người hướng dẫn ông tỏ ra hồ hởi khi chia sẻ kinh nghiệm ăn thịt người của họ. Thậm chí, để làm sáng tỏ tin đồn về tục thịt người của bộ tộc, người hướng dẫn còn nói thịt người giống thịt lợn nhưng vị nó có vẻ giống thịt chim hơn. Ngoài bộ tộc Korowai, người ta đồn rằng một số bộ tộc ăn thịt người khác còn sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh trên khắp khu vực phía nam Thái Bình Dương. vào năm 2011, giới truyền thông đưa tin một bộ tộc đã ăn thịt Stefan Ramin, một thủy thủ người Đức. Đương nhiên, chẳng ai tìm thấy bằng chứng rõ ràng về việc thổ dân ăn thịt Ramin. Tuy nhiên, họ thấy những đoạn xương rời, răng cháy đen cùng những tàn tích của quần, áo trong đám tro tràn. Hướng dẫn viên của nạn nhân cũng mất tích.
Giết trẻ sơ sinh
Giết trẻ sơ sinh một cách cố ý là hành vi mà con người đã thực hiện lâu vì nhiều lý do – như hiến tế thần thánh, không có khả năng chăm sóc trẻ, ăn thịt người, lựa chọn giới tính, kiểm soát dân số. Nhiều người đã biết tình trạng giết trẻ sơ sinh nữ do muốn sinh con trai hoặc do mang thai ngoài ý muốn, nhưng có lẽ bạn không biết rằng hoạt động giết trẻ em hợp pháp đang xảy ra ở Hà Lan.
Khoảng 10 năm trước, Quốc hội Hà Lan hợp pháp hóa việc giúp người khác chết vì lý do nhân đạo. Giờ đây, những phụ huynh Hà Lan có thể áp dụng luật để ban cái chết nhân đạo cho những đứa con yếu ớt hoặc tàn tật. Đương nhiên, ban cái chết êm ái cho đứa trẻ mà phụ huynh không muốn là hành vi nhân đạo hơn nhiều so với việc đặt đứa trẻ trên một sườn đồi rồi để nó chết dần hoặc trở thành mục tiêu của thú vật (người La Mã cổ từng làm vậy). Nhưng dẫu sao đó cũng là hành vi nhẫn tâm. Giết trẻ sơ sinh để ngăn chặn những nỗi thống khổ mà chúng sẽ chịu đựng trong tương lai là một mục đích có vẻ hợp lý. Nhưng nhiều người lại muốn mở rộng luật để người dân có thể loại những đứa trẻ mà họ không muốn. Hiện nay khoảng 8% trẻ em chết ở Hà Lan phải từ giã cõi đời bởi bàn tay của bác sĩ.
Theo Zing
Đoàn xe nhân đạo thứ 7 sắp tới miền Đông Ukraine
Đoàn xe nhân đạo thứ7 của do Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga tổ chức, gồm 70 xe tải chở 450 tấn hàng hóa, gồm máy phát điện, vật liệu xây dựng và nhiên liệu v.v.., đã sẵn sàng chuyển bánh tới miền Đông Ukraine.
Hãng Tass sáng nay 16/11 dẫn ông Oleg Voronov, Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia về Quản lý khủng hoảng Liên bang Nga, cho biết đoàn xe thứ bảy của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga đã xếp xong hàng hóa viện trợ nhân đạo và sẵn sàng chuyển bánh tới vùng Donbass.
"Một đoàn nhân đạo tiếp theo đã được hình thành ở khu vực phía Nam Rostov', ông Oleg Voronov nói, đồng thời cho biết thêm rằng, đoàn xe có thể chuyển bánh tới Donbass trong vài giờ tới nhưng "thời gian chính xác chưa được xác định".
"Đoàn xe gồm 70 xe tải chở 450 tấn hàng hóa, gồm máy phát điện, vật liệu xây dựng và nhiên liệu sinh hoạt cho Donetsk và Lugansk", Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia về Quản lý khủng hoảng Liên bang Nga nói, và nhấn mạnh hàng hóa cứu trợ xuất phát từ nhu cầu của các cơ quan Donetsk và Lugansk.
Hôm 22/8, Nga đã đưa đoàn xe nhân đạo đầu tiên tới khu vực miền Đông của Ukraine.
Chính quyền Kiev đã cáo buộc đoàn xe vận tải của Nga vượt qua biên giới mà không có sự đồng ý của các cơ quan chức năng Ukraine, cũng như sự giám sát của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế.
Ngày 13/9, đoàn xe nhân đạo thứ hai của Nga vượt biên giới và "thực hiện sứ mệnh nhân đạo" trên khu vực do ly khai miền Đông Ukraine kiểm soát.
Ngày 20/9, đoàn xe thứ ba gồm khoảng 200 xe tải vượt qua biên giới Nga-Ukraine. Kiev đã cáo buộc tất cả hàng hóa trên đoàn xe "viện trợ nhân đạo" đã không bị kiểm tra.
Ngày 31/10, đoàn xe nhân đạo thứ tư của Nga chuyển giao khoảng 1.000 tấn hàng viện trợ cho Donetsk và Lugansk.
Hôm 2/11, hơn 100 xe tải của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga đã chuyển hơn 1.000 tấn thực phẩm, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh cho các vùng miền Đông Ukraine. Đây được cho là chuyến hàng viện trợ nhân đạo thứ năm của Nga sang Ukraine.
Ngày 4/11, Trung tâm Quốc gia về Quản lý khủng hoảng Liên bang Nga đã thực hiện chuyến hàng viện trợ nhân đạo thứ sáu cho người dân vùng Donetsk và Lugansk.
Theo Tùng Dương/Tass
Tiền Phong
EU tăng viện trợ nhân đạo và hỗ trợ kinh tế cho Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, ngày 12/11, Liên minh châu Âu (EU) quyết định hỗ trợ thêm 3,3 triệu euro cho người dân dễ bị tổn thương nhất do xung đột ở Ukraine gây nên, giúp họ chuẩn bị cho mùa Đông đang đến gần. Như vậy, với khoản hỗ trợ mới này, viện trợ nhân đạo mà EU dành cho Ukraine...