9 dự án với tổng vốn gần 7.900 tỷ đồng ồ ạt đổ vào Phú Quốc
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang), trong 9 tháng năm 2018, tình hình đầu tư, phát triển đảo Phú Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực. Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc đã trình UBND tỉnh chấp thuận 9 chủ trương dự án đầu tư, với tổng diện tích 203,24ha, tổng vốn đầu tư khoảng 7.881 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, toàn huyện Phú Quốc có 299 dự án đầu tư còn hiệu lực, với diện tích 10.585 ha. Trong 9 tháng, toàn huyện có 12 dự án đưa vào hoạt động. Lũy kế đến nay toàn huyện có 57 dự án và hạng mục dự án đi vào hoạt động, chiếm khoảng 20% tổng số sự án đầu tư.
Về đầu tư nước ngoài, tính đến nay toàn huyện thu hút được 31 dự án FDI, tăng 14,8% so cùng kỳ năm 2017 (chủ yếu các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ), với tổng vốn 293 triệu USD. Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc tiếp nhận và giải quyết 29 hồ sơ thuê đất. Lũy kế đến nay, Ban đã giao đất, cho thuê đất cho 89 dự án, với tổng diện tích khoảng 2.198,341ha…
Mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào tỉnh Kiên Giang ở TPHCM. Tại đây, có tổng cộng 44 dự án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có quy hoạch thuộc diện thu hút đầu tư.
Riêng tại Phú Quốc, tỉnh này đang chào mời nhà đầu tư những dự án như: Khu bệnh viện kết hợp nghỉ dưỡng diện tích hơn 10 ha tại Khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ; Bệnh viện – Trung tâm điều dưỡng Bãi Trường và đất công viên cây xanh, quy mô 500 giường; Khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng hơn 42 ha tại Khu du lịch sinh thái Bãi Thơm, xã Bãi Thơm, khả năng phục vụ khoảng 1.200 – 1.600 khách/ngày….
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, trong quá trình triển khai đầu tư dự án, nhiều nhà đầu tư cho rằng việc thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư của các dự án, bàn giao đất ngoài thực địa trên địa bàn huyện còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Hệ quả là người dân chưa bàn giao đất, dẫn đến việc nhà đầu tư không thể thực hiện được dự án; một số nhà đầu tư thuê đơn vị tư vấn thực hiện các thủ tục đầu tư, do năng lực yếu dẫn đến mất nhiều thời gian để chỉnh sửa hồ sơ…
Video đang HOT
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế đang xem xét, đánh giá đúng năng lực nhà đầu tư, tham mưu UBND tỉnh lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, có khả năng thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư.
Trước thực tế số phòng dịch vụ nghỉ dưỡng tại Phú Quốc có dấu hiệu vượt nhu cầu nghỉ dưỡng thực tế của nhân dân, du khách, UBND tỉnh cho rằng, công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện cần được rà soát kỹ, trên cơ sở cân đối đúng nhu cầu thực tế.
Từ đó, UBND tỉnh giao Sở Du lịch phối hợp Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc rà soát, tính toán cân đối thu hút đầu tư đối với các loại hình dịch vụ du lịch, chứ không riêng gì dịch vụ nghỉ dưỡng. Phát triển du lịch Phú Quốc phải đồng bộ với phát triển hạ tầng của huyện đảo, trong đó địa phương cần chú trọng thực hiện các dự án đầu tư lưới điện, công trình nước sạch, xử lý nước thải, rác thải.
UBND huyện cần xác định công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện hiệu quả, tránh sai xót, vừa tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện dự án, vừa đảm bảo nhu cầu sinh kế của nhân dân.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Tập đoàn Hoa Sen liệu có vỡ mộng BĐS khi dự án nghỉ dưỡng nghìn tỷ đầu tay dừng xây dựng?
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) vừa công bố thông tin về việc giải thể CTCP Hoa Sen Vân Hội, chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen cho biết ngày 28/9, HSG nhận được thông báo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Yên Bái về việc giải thể Hoa Sen Vân Hội. Lý do không tổ chức được sản xuất kinh doanh.
Được biết, năm 2016 Công ty Hoa Sen Vân Hội được thành lập để triển khai đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ngày 19/5, Hoa Sen Vân Hội đã chính thức khởi công xây dựng Dự án Khu Trung tâm Thương mại, Khách sạn Hoa Sen Yên Bái với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Đây là dự án bất động sản, dịch vụ và du lịch đầu tiên có quy mô lớn của Tập đoàn này.
Theo quy hoạch chung, Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội có tổng diện tích quỹ đất lập quy hoạch là 1.346 ha nằm trên địa phận hai xã Việt Cường và Vân Hội, huyện Trấn Yên; phía Bắc giáp thôn 5, xã Việt Cường; phía Nam giáp thôn 1, xã Vân Hội; phía Đông giáp xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp thôn 6, thôn 7, xã Vân Hội.
Dự án bao gồm Khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng rộng gần 10ha, khu công viên cây xanh rộng gần 35ha, khu dân cư và khu biệt thự cao cấp với diện tích gần 77ha.
Vào thời điểm công bố quy hoạch dự án này, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen từng trả lời rằng: "Cơ hội thị trường sẽ giải quyết tất cả! Đây là thời điểm tốt nhất, tốt hơn bao giờ hết để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Nếu chúng tôi không làm bây giờ thì sẽ không bao giờ có cơ hội tốt hơn thế".
Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ ngày khởi công Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội vẫn chưa thành hình. Đáng buồn hơn nữa, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Yên Bái đã cho giải thể Công ty Hoa Sen Vân Hội.
Được biết, đây không phải đầu tiên Hoa Sen gặp thất bại khi đầu tư vào BĐS mà từ trước đó năm 2009 tập đoàn này đã bắt đầu bước chân vào lĩnh vực địa ốc.
Khi đó, Hoa Sen đầu tư vào dự án khu dân cư Điền Phúc Thành ở Quận 9 (TP.HCM), dự án đầu tiên Hoa Sen đầu tư có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng là một chung cư 18 tầng. Tiếp sau đó 2 năm thì Hoa Sen tiếp tục đầu tư thêm 2 dự án căn hộ khác tại Quận 9 là Hoa Sen Phước Long B và căn hộ Hoa Sen Riverside. Ngoài ra, định hướng phát triển lâu dài của Hoa Sen là tiếp tục mở rộng đầu tư BĐS và tham vọng trở thành tập đoàn đứng đầu trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, rơi đúng giai đoạn thị trường bất động sản TP.HCM khủng hoảng, trầm lắng khiến Tập đoàn Hoa Sen đã tính chuyện rút lui. Đến 2011 thì Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ tuyên bố rút khỏi bất động sản vì kinh doanh không được như kỳ vọng, để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình là thép.
Hoa Sen đã chuyển nhượng để rút hết vốn ra khỏi 3 dự án BĐS và 1 dự án logistics - dự án Cảng Quốc tế Hoa Sen - Gemadept, chỉ giữ lại dự án Phố Đông - Hoa Sen đang xây dựng dở dang. Tính đến hết năm 2011, tổng vốn Hoa Sen đã giải ngân cho 4 dự án dự định chuyển nhượng là 186,98 tỉ đồng.
Khi rút lui khỏi 3 dự án này, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen từng trả lời truyền thông rằng: "Đầu tư vào bất động sản là động thái thăm dò một lĩnh vực kinh doanh mới và khi thấy không hiệu quả, chúng tôi bán cổ phần và rút lui. Chúng tôi không bỏ tiền quá nhiều và vẫn chưa lỗ trong các dự án đầu tư này. Do đó, không thể nói đây là thất bại".
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Nghệ An: Cấp mới 82 dự án đầu tư tổng vốn hơn 7.500 tỷ đồng Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 20/9/2018, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp mới (chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp GCNĐKĐT) cho 82 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7.583,31 tỷ đồng. Nghệ An cũng điều chỉnh 6 lượt dự án với số vốn điều chỉnh tăng 672,64 tỷ đồng.Tổng số vốn...