9 điều “cấm kỵ” khi tắm, biết mà tránh kẻo rước họa vào thân
Tắm là việc làm cần thiết để giữ gìn vệ sinh cá nhân thế nhưng khi tắm cũng có những điều bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Không tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh
Mùa đông, thậm chí vào mùa hè nóng nực nhiều người vẫn giữ thói quen tắm trong nước có nhiệt độ khá cao để thư giãn cơ bắp, giảm bớt căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, nhiệt độ mà làn da chịu được dao động trong khoảng 35 – 40 độ C. Nhiệt độ nước tắm quá cao vừa gây bỏng rát, khó chịu vừa khiến các mạch máu mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp máu của não và tim, gây khó thở và dễ ngất xỉu.
Ngược lại nếu nước tắm quá lạnh, các mạch máu sẽ bị co lại, không những không giúp cơ thể thư giãn mà còn khiến chúng ta khó chịu hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nước có nhiệt độ 40 độ C giúp loại bỏ mệt mỏi tốt nhất. Vào mùa hè nhiệt độ nước tắm thấp nhất cũng nên là 35 độ C.
Không tắm sau khi tập thể dục
Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, mồ hôi ra nhiều khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Đó là lý do chúng ta thường bước ngay vào phòng tắm và xối nước nhưng điều này không tốt một chút nào. Đi tắm lúc này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ và da, các cơ quan khác không được cung cấp máu đầy đủ dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu tim, não cục bộ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Hơn nữa, hơi thở không ổn định sau khi tập thể dục lại vào phòng tắm, nơi không khí lưu thông kém, não rất dễ bị thiếu oxy, có thể xuất hiện tình trạng choáng váng, ngất xỉu.
Nếu tắm bằng nước lạnh còn nguy hiểm hơn. Thời điểm vừa kết thúc tập luyện, cơ thể vẫn đang trong chế độ tăng cường trao đổi chất, các mô mạch co giãn, mồ hôi đổ nhiều. Tắm nước lạnh sẽ làm mất cân bằng cơ thể; bởi cơ thể chưa kịp sản sinh lượng nhiệt phân bố khắp người để đáp ứng lại nhiệt độ thấp từ bên ngoài khiến bạn dễ bị cảm lạnh, thậm chí đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi tập thể dục nên nghỉ ngơi từ 30 đến 60 phút để cơ thể ổn định trở lại, mồ hôi khô hết, nhịp tim và hơi thở điều hòa sau đó mới tắm.
Không tắm khi quá no hoặc quá đói
Video đang HOT
Sau khi dùng bữa, tốt nhất bạn nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng đồng hồ để hệ tiêu hóa làm việc, đừng tắm ngay. Lý do là khi vừa ăn xong, dạ dày sẽ bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn lượng máu tập trung ở dạ dày và lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi.
Nếu đi tắm, máu sẽ được điều đến da để ổn định nhiệt độ, điều này sẽ gây thiếu máu ở dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bao tử.
Ngoài ra quá trình tắm cũng tiêu tốn năng lượng nên tắm khi bụng trống rỗng có thể gây hạ đường huyết, dễ bị chóng mặt, chân tay thiếu lực, thậm chí bị ngất xỉu. Do đó nên tắm trước khi ăn cơm 1 tiếng hoặc sau khi dùng bữa 1-2 tiếng.
Không tắm quá nhiều
Tắm quá thường xuyên sẽ khiến lớp dầu tự nhiên và những vi khuẩn có lợi trên da bị cuốn trôi. Về lâu dài khiến da bị yếu và dẫn đến các bệnh liên quan đến da.
Không nên tắm quá lâu
Có người thích ngâm mình trong bồn tắm hàng tiếng đồng hồ nhưng thời gian tắm quá dài dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tim bị thiếu máu, thiếu khí.
Trong một số trường hợp có thể gây co thắt động mạch vành, huyết khối, nghiêm trọng hơn là gây loạn nhịp tim và tử vong đột ngột. Ngoài ra, tắm lâu còn khiến lượng máu cung cấp cho não giảm, dễ gây ra thiếu máu não và phát sinh tai nạn ngoài ý muốn.
Không nên tắm khuya
Tắm muộn làm tăng nguy cơ trúng gió hoặc nhiễm lạnh vì khi đó các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm khuya gây thiếu máu não nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ và tử vong. Cũng không được để tóc ướt và đi ngủ luôn vì nó có thể gây ra hiện tượng đau đầu, cảm lạnh.
Không tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người sai lầm khi cho rằng tắm khi mệt mỏi sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo. Thực chất khi cơ thể không khỏe khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Nếu tắm lúc này có thể khiến bạn mệt mỏi hơn, dễ bị cảm lạnh, choáng váng, thậm chí tử vong. Nếu muốn bạn chỉ nên lau qua người, khi sức khỏe ổn định rồi mới tắm.
Không tắm sau khi uống rượu bia
Chất cồn gây ức chế hoạt động của gan, cản trở sự giải phóng hợp chất glycogen. Trong khi đó, việc tắm làm cho lượng glucose trong cơ thể tiêu hao nhanh chóng. Do đó, tắm ngay sau khi uống rượu có thể gây hoa mắt, mất sức, nặng hơn có thể dẫn tới hôn mê.
Không dùng một chiếc khăn tắm quá lâu
Cũng giống như khăn mặt, chúng ta không nên sử dụng cùng một chiếc khăn tắm trong thời gian dài. Khăn bị ẩm thường có nhiều nấm mốc hoặc vi khuẩn gây hại. Tốt nhất, bạn nên thay khăn mới sau 2-3 tháng sử dụng, thường xuyên giặt và phơi càng khô càng tốt giữa các lần sử dụng.
Đây đích thị là 5 thói quen tắm bạn không nên tiếp diễn hằng ngày nữa, nghe lý do cũng đủ khiếp sợ
Có nhiều thói quen khi tắm tưởng vô hại nhưng nếu duy trì trong thời gian dài, bạn sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe.
1. Tắm đêm
Dù cho công việc có bận rộn đến mấy thì bạn cũng không nên tắm muộn. Thói quen tắm vào ban đêm dễ làm tăng nguy cơ trúng gió, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và làm các tĩnh mạch giãn ra, gây hạ huyết áp.
Đặc biệt, với những người có huyết áp thấp thì càng không nên tắm muộn bởi nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu não, dẫn đến trường hợp đột quỵ và tử vong.
2. Tắm quá nhiều và lâu
Theo GS Robert H. Shmerling, giảng viên Đại học Y - Đại học Harvard, tắm nhiều lần mỗi ngày sẽ khiến da trở nên thô ráp và khô. Bởi lượng dầu tự nhiên hay độ ẩm của da bị loại bỏ quá mức trong quá trình tắm. Vi sinh vật, bụi bẩn có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Tắm quá nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tới cơ chế này.
3. Tắm ngay sau khi ăn
Không ít người có thói quen vừa đi làm về buổi tối là lao vào bàn ăn vì bụng đói, rồi ăn xong lại đi tắm ngay để... "lên đồ" đi chơi hoặc bắt đầu lướt Facebook đã đời trước khi ngủ hay tiếp tục mở máy tính làm việc.
Sau khi ăn no, tốt nhất bạn nên ngồi trò chuyện nghỉ ngơi thoải mái một lúc để hệ tiêu hóa làm việc, nhớ đừng ăn thêm bất cứ thứ gì để "tráng miệng" và nhất là cũng đừng tắm ngay.
Lý do là vừa ăn xong, dạ dày của bạn bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn lượng máu sẽ tập trung ở dạ dày khiến cho lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi.
Nhưng nếu lúc này bạn đi tắm, máu bên trong cơ thể sẽ được điều đến bề mặt da để ổn định nhiệt độ, vì thế sẽ làm thiếu lượng máu ở dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, cụ thể là đau bao tử.
Không chỉ thế, việc tắm nước lạnh lúc này rất nguy hiểm, đường huyết đang hạ nên dễ gây ngất, thậm chí suy tim nếu lúc đó thể trạng bạn đang yếu. Do đó, sau khi ăn cần nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng đồng hồ rồi hãy tắm.
4. Tắm ở nhiệt độ cao
Bởi vì áp lực công việc rất mệt mỏi nên nhiều người muốn thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ mà làn da chịu được cũng có giới hạn dao động trong khoảng 35 - 40 độ C. Không chỉ vậy, khi nhiệt độ của nước tắm quá cao, toàn bộ mạch máu sẽ mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp máu của não và tim, gây khó thở và dễ ngất xỉu.
5. Tắm ngay sau khi tập thể dục
Tiến sĩ Julia Tzu, người sáng lập và Giám đốc Y khoa của thương hiệu Da liễu Wall Street, cảnh báo không tắm sau khi luyện tập thể thao vì sẽ tạo môi trường cho nhiều vi khuẩn, nấm sinh sôi. "Mồ hôi, dầu trên da kết hợp quần áo bó sát là công thức gây ra viêm nang lông, mụn trứng cá trên cơ thể. Đây cũng là nơi tuyệt vời để các nấm mốc, vi khuẩn sản sinh".
Những 'cấm kỵ' khi tắm gội ngày nắng nóng, cần biết để khỏi đột tử Tắm gội sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc tắm gội sai cách sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Ảnh minh họa: Internet Tắm vào ban đêm Mùa hè nhiều người chọn tắm vào ban đêm cho mát. Tuy nhiên điều này hoàn...