9 dấu hiệu ung thư không nên bỏ qua
Không phải chỉ khi có khối u mới cần kiểm tra. Có 9 dấu hiệu cảnh báo kém rõ ràng hơn mà bạn cần đề phòng, theo trang tin BT.
Đừng xem nhẹ những cơn đau không rõ nguyên nhân – SHUTTERSTOCK
1. Sụt cân
Giảm kích cỡ váy áo ban đầu có vẻ là tin tốt, nhưng nếu bạn không chủ ý thực hiện giảm cân bằng chế độ ăn và thói quen tập luyện, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn trong cơ thể.
Nhiều loại bệnh ung thư khác nhau gây sụt cân, đó là do các khối u sử dụng nhiều năng lượng và dinh dưỡng khi chúng phát triển. Điều này thường xảy ra nhất ở những người bị ung thư dạ dày, thực quản, tuyến tụy hoặc phổi.
2. Mệt mỏi liên tục
Tất cả chúng ta đều có những ngày dường như không thể nhướng mắt lên nổi tại bàn làm việc, và nếu lối sống của chúng ta hơi khác thường, công việc quá tải và bạn không ngủ đủ, đó hẳn là lý do khiến bạn cảm thấy mệt. Nhưng tình trạng mệt mỏi bất thường nếu kéo dài một thời gian liên tục thì rất đáng suy xét.
Mệt mỏi có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư, và tình trạng này thường xảy ra vào giai đoạn đầu mắc bệnh, do hậu quả của việc thất thoát máu trong cơ thể.
Video đang HOT
Với phụ nữ, nếu chảy máu 12 tháng sau khi mãn kinh, bất kể nhiều hay ít, đó được xem là biểu hiện ung thư cổ tử cung hay ung thư nội mạc tử cung. Kinh nguyệt thất thường và chảy máu giữa các chu kỳ, hoặc sau khi quan hệ tình dục, cũng có thể là một nguyên nhân gây lo ngại ở phụ nữ trẻ, nhưng điều này cũng báo hiệu các vấn đề sức khỏe khác hoặc biến động hormone.
4. Sưng cổ
Chúng ta được khuyên thường xuyên kiểm tra vú và tinh hoàn để tầm soát những khối u “lang thang”, nhưng cổ cũng có thể là một chỉ dấu quan trọng về các tế bào ung thư.
Nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của một khối u dai dẳng ở cổ và để nó tồn tại quá lâu trước khi đi gặp bác sĩ. Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại, do nó có thể biểu hiện cho một khối u đâu đó trên đầu hay cổ, bao gồm ung thư miệng, tai, xoang, thanh quản hay tuyến giáp.
Loét miệng xảy ra khá thường xuyên, và thường hết trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu một vết loét gây khó chịu trong hơn 3 tuần, hoặc nếu bạn có nhiều vết loét “lì lợm”, đó có thể là dấu hiệu báo động có vấn đề nghiêm trọng hơn đang xảy ra.
Theo các chuyên gia, thường chúng ta bị loét miệng khi không khỏe và hệ miễn dịch bị suy yếu. Thành miệng tự hồi phục mỗi 2 tuần, vốn giúp cho các vết loét tự lành. Nếu bị các vết loét “đeo bám” hơn 3 tuần, bạn nên đi gặp bác sĩ.
6. Liên tục chướng bụng
Nhiều người trong chúng ta cảm thấy chướng bụng sau một bữa ăn thừa mứa, nhưng nếu bạn bị chướng bụng mỗi ngày (bất kể lâu hay mau), đó có thể là một cảnh báo từ cơ thể. Lời khuyên là nếu bị chướng bụng kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ.
7. Thay đổi thói quen ruột
Các mô hình ruột của chúng ta có thể thay đổi mỗi ngày, tùy vào việc chúng ta ăn gì và bị stress như thế nào.
Đặc biệt nếu bạn đi đại tiện thường xuyên hơn và hình dạng phân thay đổi, đó có thể là dấu hiệu ung thư ruột. Loại ung thư này thường không xuất hiện triệu chứng cho đến khi nó tiến triển đến khối u to hơn.
Những nốt mụn trên da có nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Mọi người thường xem nhẹ các nốt mụn không lành trên da và thường không thể phân biệt mụn vô hại với mụn nguy hiểm tiềm tàng.
Nếu một nốt mụn hay nốt ruồi to ra, sẫm màu hơn và có hình dạng bất thường, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư hắc tố.
9. Đau không giải thích được
Vẹo cổ, đau lưng bị xem nhẹ vì chúng thường xảy ra. Nhưng hãy lưu ý, bất kỳ tình trạng đau nào ở bất cứ đâu trên cơ thể mà không có nguyên nhân rõ ràng hay không tan biến, hãy đi kiểm tra.
Đau vùng chậu có thể là ung thư buồng trứng, đau lưng có thể do khối u vú hay tuyến tiền liệt, đau vùng bụng có thể là ung thư dạ dày…
Theo thanhnien
Thói quen ăn quá nhanh có hại gì?
Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xem ti vi, đọc sách, hoặc ăn rất nhanh không sửa được. Vậy ăn nhanh có hại như thế nào, làm thế nào để ăn chậm lại.
Ăn quá nhanh thực sự là một thói quen không tốt đối với sức khỏe. Trước hết khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, cơ thể được thông báo sẽ được cung cấp thức ăn và tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa, nếu ăn quá nhanh thậm chí không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn thì thức ăn chưa được nghiền nát hoặc chưa thực sự nhỏ, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Nếu ăn nhanh trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày và làm dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hưng phấn, kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến vị giác. Mặt khác, khi ăn nhanh, nuốt vội vàng khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, không hấp thu dinh dưỡng cần thiết và tăng cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn.
Thói quen ăn quá nhanh không tốt cho sức khoẻ.
Việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì do cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó thấy quá no không thể kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể. Đây cũng là hệ lụy của rất nhiều bệnh do lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường... từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Nếu ăn quá nhanh, thậm chí không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn. Thỉnh thoảng còn ăn quá mức cần thiết, vì trong lúc vội vàng không hề để tâm xem mình ăn gì và ăn nhiều đến đâu. Việc ăn nhanh có thể làm mắc nghẹn, gây ra chứng ợ nóng khiến dạ dày khó chịu và còn nhiều căn bệnh khác nữa. Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm đau dạ dày.
Do vậy, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc bớt cực nhọc hơn. Từ việc nhai kỹ thức ăn, có thể tiết kiệm được lượng thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng.
Nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát thói quen ăn của mình, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp ăn chậm, nhai kỹ: Dùng đũa để gắp thức ăn; Ngồi thẳng, hít thở chậm và sâu khi ăn; Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ buồn phiền; Dành không gian riêng chỉ để ăn uống; Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hồng
Theo Sức khỏe & Đời sống
Người phụ nữ khốn khổ vì ngực lệch, một bên to gấp 5 lần bên còn lại Nữ bệnh nhân 40 tuổi (Phú Thọ) chia sẻ sự mặc cảm, khốn khổ khi có hai bầu ngực mất cân đối, với bên vú phải to gấp 5 lần vú trái. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ đến 2kg ngực trái của bệnh nhân để tạo sự cân đối với ngực phải. Ngày 19/9, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo...