9 đặc điểm thường thấy ở nhóm người ‘miễn nhiễm ung thư’
Nếp sống lành mạnh như không thức khuya, không ăn quá nhiều thịt… sẽ khiến bạn tránh xa được các căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Tỷ lệ mắc các bệnh như ung thư sẽ giảm mạnh nếu bạn sở hữu 9 đặc điểm dưới đây:
1. Không bao giờ thức khuya
Ảnh minh họa: Iristec
Thức khuya là một thói quen có tác hại rất lớn cho hệ thống miễn dịch. Bởi, thời gian phục hồi tốt nhất cho khả năng miễn dịch của con người là khi ngủ vào ban đêm. Nếu một người thức khuya trong thời gian dài, sự nhận biết và tự tiêu diệt tế bào ung thư của hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng.
2. Không ăn quá nhiều thịt
Việc ăn nhiều thịt là một trong những nguyên nhân gây ra các khối u ác tính, điển hình là ung thư đại trực tràng. Do đó, những người không ăn nhiều thịt, tăng cường rau xanh trong thực đơn thường có một cơ thể khỏe mạnh và ít bệnh tật.
Bạn nên thay đổi thói quen ăn thịt bằng một ít ngũ cốc nguyên hạt và rau quả đúng cách. Chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chứa selenium hữu cơ như tảo biển sâu có thể làm giảm nguy cơ ung thư, ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
3. Sinh hoạt tình dục thường xuyên
Ảnh minh họa: Freepik
Có một mối quan hệ giữa đời sống tình dục thường xuyên và phòng chống ung thư, đặc biệt là với phụ nữ. Từ rất lâu trước đây, Tây y đã phát hiện ra rằng những phụ nữ hoạt động tình dục và sinh con có xác suất mắc ung thư vú thấp hơn nhiều so với những người kiêng khem thể chất.
Vì vậy, đời sống tình dục vừa phải sẽ tạo ra những cảm xúc dễ chịu, có lợi để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, khôi phục sự cân bằng cảm xúc bên trong. Đây là những yêu tố cần thiết để ngăn ngừa ung thư.
Video đang HOT
4. Ăn đúng giờ và nhai chậm ba bữa một ngày
Hầu hết các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa có mối quan hệ nhất định với chế độ ăn uống, đặc biệt là ung thư dạ dày. Nếu bạn muốn dạ dày luôn khỏe mạnh, nên cần nhớ việc giữ chế độ ăn uống tốt.
Bên cạnh đó, bạn nên ăn đúng bữa, lượng vừa phải để đường tiêu hóa có thể làm việc hiệu quả. Không những vậy, nhai kỹ có thể tránh làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt có lợi cho việc ngăn ngừa các khối u đường tiêu hóa.
5. Không hút thuốc và không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc
Khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi. Những người chưa bao giờ hút thuốc và tránh xa khói thuốc trong cuộc sống chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn nhiều. Điều này cũng có nghĩa là việc những người phụ nữ kết hôn với người không hút thuốc cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Vì vậy, nam giới nên hiểu được tầm quan trọng của việc bỏ thuốc lá để bảo vệ bản thân và gia đình.
6. Có người bên cạnh để chia sẻ những căng thẳng cuộc sống
Ảnh minh họa: MGMS
So với những người phải chịu áp lực một mình và âm thầm chịu đựng, người hay bày tỏ và có thể trút bầu tâm sự cho người khác sẽ có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải tìm được những ai thực sự là người thân và bạn bè xung quanh bạn, càng có nhiều người lắng nghe, bạn càng ít có khả năng bị ung thư.
7. Người thân trong gia đình không có tiền sử mắc bệnh ung thư
Đôi khi có một số mối liên hệ giữa ung thư và di truyền, điển hình là ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Đối với các loại ung thư khác, mặc dù không biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh, các thành viên còn lại sẽ có khả năng mắc bệnh.
Vì vậy, nếu bạn không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, khả năng bị bệnh không cao. Tuy nhiên, điều này không có chiều ngược lại, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nếu bản thân không chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả.
8. Luôn có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống
Ảnh minh họa: Greatcoursesdaily
Thực tế là khi nghỉ hưu, một người có thể mắc những căn bệnh trầm trọng trong khoảng thời gian ngắn. Điều này có nhiều lý do, tuy nhiên, một trong số đó là sau khi nghỉ hưu, nhiều người cảm thấy mình trở nên thừa thãi, mất đi mục tiêu và sự tập trung. Khoảng cách tâm lý này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch.
9. Không mắc bệnh mạn tính hoặc kiểm soát tốt các bệnh mãn tính
Sự xuất hiện của ung thư có liên quan đến sự phát triển lâu dài trong nhiều bệnh mạn tính như viêm phế quản, viêm gan, viêm tụy, viêm dạ dày… Do đó, ngăn ngừa và kiểm soát tốt các bệnh mạn tính sẽ giúp con người tránh xa ung thư.
Thói quen ăn uống dễ gây ung thư nhiều người dễ mắc
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và ngược lại, nếu bạn ăn uống không đúng cách hoặc duy trì những thói quen xấu thì nguy cơ cao mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có cả ung thư.
Việc ăn nhiều trái cây, rau xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư
Ăn đồ nóng
Niêm mạc thực quản chỉ chịu được nhiệt độ từ 40-50 độ C. Vậy nên, nếu ăn nhiều món nóng thường xuyên thì nguy cơ cao gặp phải các bệnh ung thư hệ tiêu hóa, điển hình là ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Vì vậy, nếu bạn duy trì thói quen ăn đồ nóng thường xuyên thì thực quản sẽ bị tổn thương, viêm loét và dần bị ăn mòn theo thời gian.
Ăn uống quá nhanh
Việc ăn quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, thậm chí còn dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày... Bên cạnh đó, việc ăn quá nhanh sẽ khiến nước bọt và các enzyme không kịp tiết ra để phân hủy thức ăn nên dễ gây đầy hơi, chướng bụng, tổn thương đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ ung thư.
Thường xuyên ăn đồ ăn để qua đêm
Các loại thực phẩm để qua đêm thường sản sinh nhiều nitrit độc hại. Khi nitrit đi vào dạ dày sẽ tạo thành hợp chất nitrosamine. Hàm lượng nitrosamine nếu tích tụ trong gan quá lâu có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc và dễ dẫn đến ung thư. Đặc biệt, nếu đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu cũng có thể làm gia tăng hàm lượng nitrit. Hợp chất này sẽ càng bám chặt nếu hâm nóng thức ăn.
Ăn quá nhiều thịt
Việc lười ăn rau xanh cũng có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các dưỡng chất có trong rau xanh và trái cây sẽ đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài, từ đó giúp cơ thể luôn ổn định, khỏe mạnh. Do đó việc ăn rau xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Sử dụng nhiều đồ uống chứa chất kích thích
Bia, rượu, cà phê... có thể kích thích các dây thần kinh, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và làm giãn nở mạch máu. Do vậy, việc thường xuyên sử dụng những loại đồ uống này dễ làm tổn thương tới các mô và tế bào trong cơ thể nên bạn cần hạn chế tiêu thụ thường xuyên. Việc thường xuyên uống rượu làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một nghiên cứu của trường Đại học Williams, Thụy Điển cho thấy rằng nam giới trên 45 tuổi ít uống rượu hoặc không uống rượu, thì nguy cơ ung thư thực quản sẽ giảm 50%.
Ăn quá nhiều đồ nướng
Tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến thịt dễ sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) - những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chế biến thực phẩm bằng cách rang, luộc hoặc hấp thay vì sử dụng đồ nướng.
Thường xuyên ăn uống ngoài hàng
Thường xuyên ra ngoài ăn sẽ làm tổn thương chức năng lá lách và dạ dày, dễ dẫn đến ung thư. Ngoài ra, nhà hàng, quán ăn thường sử dụng các phương pháp chiên ở nhiệt độ cao, hoặc thêm lượng lớn chất tạo hương liệu có chứa rất nhiều chất gây ung thư.
Uống nhiều đồ uống có ga
Kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ khẳng định có sự liên hệ giữa uống nước ngọt với ung thư. Bên cạnh đó, nước ngọt dễ dẫn đến béo phì, chứng bệnh này gắn liền với nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư thực quản, nội mạc tử cung, thận, tuyến tụy, túi mật, và buồng trứng.
Ăn uống thất thường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn uống không quy luật có thể dẫn đến bệnh béo phì và ung thư dạ dày. Trong lâm sàng, khi hỏi về bệnh nhân ung thư, rất nhiều người không ăn sáng, hoặc ăn muộn, hoặc ăn đồ ăn nhẹ vào giữa đêm.
Không gian ăn uống không vui vẻ
Nếu bạn ăn trong một môi trường khó chịu, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của lá lách, dạ dày, gan và điều này tăng nguy cơ ung thư.
Theo anninhthudo
Phát hiện cách "bật" cơ chế tự hủy ung thư ngay trong cơ thể Nghiên cứu mới của Úc đã tìm ra cách khiến cơ chế apotosis - quá trình tự hủy tế bào, có thể hoạt động mạnh mẽ đối với tế bào ung thư da và quét sạch căn bệnh. Nhóm khoa học gia từ Viện Centenary (Úc) đã tìm ra chiến lược mới để tiêu diệt các ung thư hắc tố, dạng ung thư...