9 cách để có một lá phổi khỏe mạnh
Môi trường ô nhiễm, thuốc lá là hai trong số những nguyên nhân chính khiến các ca mắc ung thư phổi tăng mạnh trong vài năm qua. Tuy vậy, chỉ bằng một vài lưu ý đơn giản, chúng ta sẽ giữ cho phổi khỏe và hoạt động tốt.
Tránh xa khói thuốc bằng mọi giá: Hút thuốc khiến bạn gặp nguy cơ cao nhất bị ung thư phổi và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngay cả hít phải khói thuốc do người khác hút cũng rất có hại.
Cải thiện môi trường sống: Hiện trên toàn thế giới có hơn 155 triệu người đang phải sống trong vùng không khí ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe. Tình trạng này không chỉ làm cho những người bị hen và COPD cảm thấy tệ hơn, mà khiến nguy cơ tử vong ở những người này cũng cao hơn. Bạn có thể làm từ những việc nhỏ như cắt giảm điện tiêu thụ, giảm lượng xăng bằng cách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp điện, cải thiện hệ thống thông gió và sử dụng chất tẩy rửa không khí…
Tích cực tập thể dục: Bản thân việc tập thể dục thể thao không thể một chốc lát làm cho lá phổi của bạn khỏe mạnh hơn, mà điều này cần có thời gian. Tập thể thao làm hệ thống tim mạch hoạt động tốt, cung cấp ôxy cho tim và các cơ bắp.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cẩn thận với ô nhiễm không khí ngoài trời: Những người có vấn đề về phổi thì đặc biệt nhạy cảm với không khí ô nhiễm. Do đó bạn nên hạn chế đến các công trường xây dựng, hạn chế ra đường vào giờ tan tầm đầy khói bụi, luôn cần có khẩu trang trong túi…
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh: Khoa học đã chứng minh các chất chống ôxy hóa tốt cho lá phổi. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy các loại rau họ cải như cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn có nguy cơ tránh được ung thư phổi
Theo TPO
Đột quỵ não đang tấn công giới trẻ
Đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột hoặc chảy máu trong não, hậu quả là tế bào não bị chết do thiếu oxy. Bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay nó đang có xu hướng trẻ hóa, tấn công vào những người trẻ tuổi.
Ảnh minh họa: Internet
Cách phòng ngừa đột quỵ:
- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc của người khác.
- Điều trị tốt bệnh cao huyết áp nếu có
- Kiểm soát tốt đường huyết nếu bị tiểu đường
- Duy trì một chế độ ăn lành mạnh ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối
- Hãy năng hoạt động thể chất
- Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát
- Tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Nó có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề như tử vong hay tàn phế vĩnh viễn. Mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất 1 người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, ước tính hằng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và số người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.
Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng phần lớn do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, sử dụng cần sa, chế độ ăn uống thiếu khoa học, nghiện rượu, béo phì, tiểu đường, mỡ (cholesterol) trong máu tăng cao, bị stress, dị dạng tai biến mạch máo não, bệnh tim mạch và ít vận động... Theo nhiều thống kê, nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do xuất huyết não, mà phần lớn là do vỡ động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch.
Tại Hội nghị về đột quỵ khu vực châu Á Thái Bình Dương 2014 vừa diễn ra tại TPHCM do Sanofi phối hợp cùng Hội Thần kinh học TP HCM tổ chức, TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Tổng Thư ký Hội Phòng, chống tai biến mạch máu não Việt Nam nhấn mạnh: "Bệnh lý đột quỵ não đã và đang là nguyên nhân gây tử vong cao sau các bệnh như ung thư hay tim mạch và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật nếu được chẩn đoán, xỷ lý bệnh kịp thời". GS.TS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam chia sẻ: "Việc làm rõ các vấn đề liên quan với việc tiên đoán nguy cơ, phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân quản lý tốt bệnh đột quỵ, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra".
Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, đau ốm và tử vong do đột quỵ gây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ góp phần rất quan trọng trong chuẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
Các dấu hiệu này bao gồm: Bất ngờ có cảm giác tê - mất cảm giác hoặc yếu liệt cơ mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể; Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân; Đột ngột giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt; Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu ngôn ngữ; Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện... Nếu phát hiện sớm các bất thường về mạch máu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo Giadinh.net
5 triệu người phóng uế bừa bãi: Dịch tiêu chảy rình rập Theo ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, mỗi ngày cả nước có hàng nghìn tấn phân thải ra môi trường, có khoảng 5 triệu người phóng uế ra môi trường. TP.HCM được xem là nơi có môi trường ô nhiễm nhiều, nguy cơ gây ra dịch tiêu chảy Trong cuộc họp về...