9 ca tử vong do bạch hầu trong 2 năm, Bộ Y tế lý giải nguyên nhân
Bộ Y tế nhận định các ổ dịch bạch hầu vẫn được kiểm soát, đồng thời đề nghị địa phương không lạm dụng cách ly rộng rãi và không đúng đối tượng
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân 11 tuổi (ở Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn, diện rộng là thấp.
“Dù số ca mắc bạch hầu vẫn ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương nhưng đây chưa phải là vấn đề phức tạp”- ông Đức nhận định.
Lấy mẫu xét nghiệm với các trường hợp có tiếp xúc với ca nhiễm bạch hầu. Ảnh: HĐ
Hàng chục người mắc bạch hầu, 9 ca tử vong
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Năm 2023, có 57 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến ngày 25-11, Việt Nam ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 2 trường hợp tử vong.
Cụ thể, có 3 trường hợp mắc tại tỉnh Hà Giang (trong các tháng 1, 2, và 4 tại các ổ dịch cũ); 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (tháng 6); 2 trường hợp mắc tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (tháng 7); 3 trường hợp mắc ở huyện Mường Lát,Thanh Hóa (tháng 8) và 1 trường hợp mắc, tử vong mới đây tại huyện Bảo Lâm, Cao Bằng.
Video đang HOT
Ông Đức cho biết bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch. Hiện đã có vắc- xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ nên việc tiêm vắc-xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.
Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, đã tạo được miễn dịch trong cộng đồng, giúp giảm số mắc hàng trăm lần so với thời điểm năm 1983, với khoảng 3.500 ca.
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết những năm gần đây chỉ ghi nhận rải rác các ca bệnh tại các nơi có tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt 100% đối tượng tiêm. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vắc-xin tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Những trường hợp nào phải cách ly?
Ông Đức cho biết bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
Bộ Y tế khuyến cáo không lạm dụng cách ly các trường hợp có liên quan ca bệnh bạch hầu
Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý ổ dịch, phòng bệnh chủ động cho người dân đúng theo hướng dẫn.
Đối với những người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến nghị tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, đồng thời liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và uống thuốc kháng sinh dự phòng.
Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và không mở rộng đối với các trường hợp tiếp xúc khác như đã từng thực hiện đối với bệnh COVID-19 trong thời gian đang có dịch.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương không lạm dụng việc cách ly rộng rãi một cách không cần thiết, không đúng đối tượng, gây hoang mang lo lắng và xáo trộn cuộc sống của người dân.
Không thể chủ quan với dịch bệnh
Ngày 8/8, Thanh Hóa xác định có thêm 2 ca mắc bạch hầu tại một ổ dịch ở thị trấn Mường Lát.
Như vậy, tính tới nay, trên phạm vi cả nước đã ghi nhận 8 trường hợp mắc bạch hầu (trong đó có 1 ca tử vong). Trong khi đó, dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Ngày 8/8 một bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Hải Phòng đã tử vong. Nhưng thật đáng lo ngại là trong xã hội lại xuất hiện sự chủ quan với dịch bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc bạch hầu vài năm trở lại đây có sự biến động liên tục, tăng rồi giảm, sau đó lại tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên cả nước ghi nhận 8 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca); Nghệ An (1 ca, người bệnh đã tử vong), Bắc Giang (1 ca) và Thanh Hóa (3 ca).
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, kể từ khi 1 ca mắc bệnh bạch hầu được phát hiện (và tử vong) tại tỉnh Nghệ An hồi cuối tháng 6, tới nay đã có thêm 3 tỉnh phát hiện bệnh nhân bệnh bạch hầu, dù rằng đó là những ca bệnh lẻ tẻ.
Theo các chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm của bạch hầu thấp hơn so với Covid-19, do đó khả năng gây đại dịch thấp nhưng đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh là 10 - 20%, cao hơn Covid-19, nhất là những người chưa được tiêm chủng.
Trong khi đó, diễn biến của dịch sốt xuất huyết (SXH) vẫn tiếp tục phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Với riêng Hà Nội, các ổ dịch vẫn chưa được loại trừ và số ca nhập viện vẫn ở mức cao. Trong tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận thêm 171 ca bệnh (tăng 46 ca so với tuần trước đó) và 8 ổ dịch SXH mới. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 1.600 ca mắc SXH. Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thì các ca SXH xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm. Có bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc. Ông Cường cũng cho rằng, người mắc SXH cao tuổi, trẻ em, người có bệnh nền hoặc suy giảm hệ miễn dịch nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Đại diện khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện đa khoa Đống Đa) cho biết, trong tháng 5 và tháng 6/2024 không có ca bệnh SXH nào. Thế nhưng từ tháng 7 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận gần 60 ca. Dự báo số ca mắc SXH có nguy cơ tăng cao trong tháng 8 này và cả tháng 9 tới. Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tháng 8 cả thành phố có khoảng 170 ca và có khoảng 20 ổ dịch đang hoạt động (35 ổ dịch đã được loại bỏ).
Do nhiều yếu tố, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Không chỉ là dịch bệnh mới mà kể cả những loại dịch bệnh tưởng chừng như đã được khống chế hoàn toàn ở nước ta thì nay cũng có dấu hiệu trở lại. Cơ quan Y tế liên tục đưa ra cảnh báo, hướng dẫn nhưng đáng lo ngại là việc chủ động phòng chống dịch cho bản thân, người thân cũng như cộng đồng ở nhiều người dân lại đang cho thấy rất lơ là. Trong khi đó, cùng với việc tiêm chủng thì ý thức phòng chống dịch của mỗi người sẽ mang tính chất quyết định để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.
Với bệnh bạch cầu và dịch SXH, đều cùng nguy hiểm, nhưng nhiều người dân khi có triệu chứng đã tự mua thuốc điều trị mà không đến bệnh viện. Các cơ sở y tế cho biết, nhiều trường hợp khi nhập viện thì bệnh đã phát triển rất nặng, cơ thể người bệnh suy nhược nên việc điều trị, phục hồi càng thêm khó khăn và kéo dài.
Chắc hẳn trong chúng ta không ai quên được những ngày gian nan trong đại dịch Covid-19, kéo dài suốt từ đầu năm 2020 cho đến giữa năm 2023. Cả xã hội phải gồng mình cũng chỉ vì một số cá nhân lơ là đã khiến cho dịch lây lan rộng và bùng phát mạnh. Đó phải được coi là bài học đắt giá nếu vẫn chủ quan với bất cứ dịch bệnh nào.
Không chỉ người dân chủ động phòng chống dịch, mà cơ quan Y tế và chính quyền địa phương cũng rất cần mạnh tay hơn với dịch bệnh. Không để đến lúc dịch bệnh lan rộng mới rút kinh nghiệm, kể cả "rút kinh nghiệm sâu sắc" đi chăng nữa vì điều đó cũng không đẩy lùi được dịch bệnh, không trả lại được sự yên bình cho cộng đồng.
Phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh là việc không thể lơ là. Không thể phó mặc cho ngành Y tế mà tự mỗi người dân, chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị đều không thể chủ quan nếu như không muốn phải trả giá đắt.
Đề xuất nhu cầu huyết thanh, bố trí kinh phí chống dịch bạch hầu Theo Bộ Y tế, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên. Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)...