9 bộ phận vô dụng đến thảm thương trên cơ thể chúng ta, nhưng lại là “bảo chứng sinh tồn” của quá trình tiến hóa
Quá trình tiến hóa đôi khi cũng không làm tròn bổn phận của mình, để lại cho chúng ta những bộ phận hết sức vô dụng.
Cơ thể người hiện đại ngày nay chắc chắn không giống như tổ tiên ngày trước. Quá trình tiến hóa đã mang đến nhiều sự thay đổi, trong đó có việc cơ thể thích nghi với những hoạt động mới của xã hội. Điều này dẫn đến việc nhiều bộ phận, không còn phù hợp với thời đại nữa và dần bị thoái hóa, chỉ còn sót lại một chút dấu vết của thời kỳ đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt.
1. Cơ gan tay – 10% dân số đang có nó
Hãy thử nắm ngửa tay ra và kéo căng phần cổ tay. Nếu bạn thấy có một chiếc gân nổi lên, thì bạn nằm trong số 10% dân số thế giới “may mắn” được sở hữu nó.
Bộ phận này được gọi là “long palmar muscle” – cơ gan tay, và nó… hoàn toàn vô dụng. Thực ra thì trước kia nó có hữu dụng, ở thời mà con người rất cần đến nhóm cơ này để leo trèo bằng chi trước. Nó giúp tăng lực nắm, qua đó giúp người xưa bám vào vật thể một cách dễ dàng hơn.
Để chứng minh điều này, một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2014 chỉ ra rằng các loài linh trưởng thường xuyên leo trèo như khỉ, vượn cáo… có phần cơ gan tay rất dài. Trong khi đó ở khỉ đột, tinh tinh, vượn và cả người, bộ phận này ngắn hơn rất nhiều.
Ngày nay, con người chẳng cần phải trèo cây nữa, nên nhóm cơ này cũng thoái hóa dần. Giờ đây, ngoài việc là bằng chứng củng cố thuyết tiến hóa của Darwin, thì nó chẳng còn tác dụng gì nữa.
Cụ thể hơn, các chuyên gia cho biết palmaris longus là những gì còn sót lại của tổ tiên chúng ta ngày trước – những người sử dụng chi trước để leo trèo.
Tuy nhiên ngày nay, có hay không có bộ phận này cũng không khiến lực nắm hay cơ bắp của chúng ta yếu đi. Nói cách khác, ngoài việc là bằng chứng củng cố thuyết tiến hóa của Darwin, bộ phận này… vô dụng.
2. Ruột thừa
Ruột thừa – đúng như cái tên mà loài người đặt cho nó – là một bộ phận khá thừa thãi, lại dễ gây viêm nhiễm. Những người làm phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa xong đều chẳng cảm thấy gì khác, vẫn tiếp tục cuộc sống như bình thường.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng ruột thừa tồn tại để bảo vệ hệ miễn dịch, bằng cách lưu trữ những lợi khuẩn trong đó. Nguyên do có cơ chế này là vì hệ thống dạ dày và ruột vốn sẽ luôn tìm cách loại bỏ vi khuẩn, nhưng không phân biệt lợi khuẩn và khuẩn gây bệnh. Vậy nên, các lợi khuẩn sẽ phải tìm chỗ trú ẩn, và chúng sẽ chọn ruột thừa.
Nhìn chung, đây là một cơ chế khá hữu ích trong quá khứ – thời điểm y học chưa phát triển. Nhưng ngày nay, ruột thừa không còn nhiều tác dụng nữa, lại dễ trở thành ổ viêm nhiễm có khả năng gây chết người. Vậy nên dù được bênh vực cỡ nào, đa số đều đồng tình rằng khúc ruột này… đúng là thừa.
3. Xương cụt
Video đang HOT
Xương cụt là khúc xương ở phía cuối xương sống, và nó là minh chứng cho thấy tổ tiên của chúng ta từng… có đuôi.
Ở các loài động vật, đuôi là bộ phận giúp chúng ta duy trì thăng bằng và khả năng di chuyển tốt. Nhưng khi con người học được cách đi bằng 2 chân, việc tồn tại một cái đuôi bỗng trở nên vô nghĩa. Vậy là qua thời gian, nó tiêu biến đi, chỉ còn lại khúc xương cụt.
4. Cơ quan Jacobson – vomeronasal organ (VNO)
Các loài động vật có vú đều có một cơ quan đặc biệt gọi là vomeronasal organ. Nó nằm trong khoang mũi, được cho là một cơ quan phụ trợ liên quan đến khứu giác. Tuy nhiên với con người, cơ quan này hoàn toàn chẳng có tác dụng gì, mà chỉ là phần còn sót lại của quá trình tiến hóa thôi. Bởi lẽ, các nhà khoa học sau rất nhiều công sức nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng nào về việc VNO có thể vận hành như các loài vật khác.
5. Răng khôn
Chắc hẳn nhiều người từng phải đau khổ vì chiếc răng này. Nhẹ thì ê ẩm, nặng thì đau nhức đến mức không ăn được gì, và phải tới nhờ các nha sĩ giải quyết.
Trên thực tế thì với người xưa, những chiếc răng này khá quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy, hộp sọ của tổ tiên loài người có bộ hàm lớn hơn và cũng nhiều răng hơn, phù hợp để nhai các loại thực phẩm cứng. Nhưng qua thời gian, thói quen ăn uống của loài người cũng thay đổi, dẫn đến chuyện xương hàm dần trở nên nhỏ hơn. Mỗi tội, những chiếc răng còn dư thừa lại không biến mất. Chúng vẫn ở đó, chờ đến khi con người “đủ tuổi” thì trồi lên và gây biết bao đau khổ.
6. Đôi tai Darwin (Darwin’s tubercle)
Hay còn gọi là “sụn tai Darwin”. Dấu hiệu nhận biết một người sở hữu đôi tai này, đó là có một phần sụn nhỏ lồi lên phía vành tai. Lý do có cái tên như vậy là vì Darwin chính là người đầu tiên đề cập đến nó.
Và tác dụng của nó, không gì khác ngoài 2 chữ… vô dụng, chỉ là một phần còn sót lại của quá trình tiến hóa thôi.
7. Đôi tai biết động đậy
Một số người có khả năng cử động được tai, số khác thì không. Và để làm được điều đó, đôi tai của bạn cần một nhóm cơ đặc biệt.
Các cơ trong tai vốn tồn tại từ thời xa xưa, nhằm giúp tổ tiên hướng tai về phía có tiếng động, qua đó tăng khả năng sinh tồn. Còn giờ thì tai con người đã bé hơn trước, nên nhóm cơ này ngoài việc là một khả năng khá “ngầu” thì chẳng còn tác dụng gì nữa.
8. Mí mắt thứ 3
Nhiều người khi nhìn vào gương sẽ thấy một vùng màu đỏ nằm ở phía hốc mắt gần mũi. Nhiều người còn nhầm nó với tuyến lệ – lacrimal caruncle, bởi chúng nằm cạnh nhau. Nhưng thực ra, đó là mí mắt thứ 3, và khoa học cũng đặt cho nó một cái tên rất đàng hoàng: plica semilunaris.
Tuy nhiên, trên thực tế lớp mí mắt này gần như không có tác dụng gì. Các nhà khoa học cho biết đây là sản phẩm còn sót lại của quá trình tiến hóa, và là bằng chứng cho thấy con người từng có một mí mắt thứ 3 giống như các loài chim, thằn lằn và một số loài thú hiện nay, với tác dụng làm sạch mắt, bảo vệ mắt khỏi ánh Mặt trời, hoặc trở thành “kính bơi” khi chúng xuống nước.
Qua thời gian, mí mắt thứ 3 ở người đã bị vô hiệu hóa, chỉ còn lại một dấu tích nhỏ và trở thành một cơ quan rất… vô dụng. Theo các chuyên gia, sở dĩ con người để lại một chút dấu tích này là vì nó vẫn chưa gây hại gì cho quá trình tiến hóa.
9. Cơ da cổ – Platysma muscle
Nhiều người có phần cơ này lắm. Nó trải dài từ phần cổ trước tới tận ngực. Nhưng nếu hỏi nó có tác dụng gì không thì… không nhiều đâu!
Tác dụng lớn nhất của phần cơ này là vì mục đích thẩm mỹ, cho phép con người thực hiện một số biểu cảm rõ hơn trên khuôn mặt, đặc biệt là ở vùng miệng. Có điều theo các nhà khoa học, nó là thứ còn sót lại từ một bộ phận gọi là panniculus carnosus trên các loài động vật, để giúp chúng cử động ria mép nhằm ngăn côn trùng đậu lên đó.
Vị trí đau ở bụng, lưng tiết lộ căn bệnh ẩn giấu
Bạn có thể bị bệnh thận nếu đau quặn thắt lưng còn cơn đau âm ỉ quanh rốn lan sang bụng dưới bên phải cảnh báo ruột thừa có vấn đề.
Bạn có thường xuyên cảm thấy khó chịu và đau nhức trên cơ thể? Nếu bỗng dưng đau ở bộ phận nào, chúng ta chỉ biết rằng có điều gì đó không ổn nhưng không chắc vấn đề là gì.
Trên thực tế, một số cơn đau liên quan tới nội tạng của bạn. Bạn có thể tham khảo một số chẩn đoán lâm sàng sau:
Tim
Những người bị bệnh tim thường trải qua cơn đau đột ngột ở ngực sau đó lan qua tay trái, bả vai và cổ.
Cơn đau quặn ở sườn có thể là dấu hiệu bệnh thận. Ảnh minh họa: Pennmedicine
Thận
Nhiều người thường nhầm lẫn đau lưng với vấn đề ở thận. Khi bị bệnh liên quan tới thận, bạn sẽ cảm thấy cơn đau quặn ở dưới sườn, thắt lưng và lan tỏa xuống chân. Nếu chỉ là nhức cơ, nỗi đau sẽ không dữ dội tới vậy.
Ruột non
Nếu bạn thấy đau quanh rốn, ruột non của bạn đang không ổn. Khi bạn hay đột ngột đau ở khu vực này khi đi bộ hoặc cúi gập người, hãy đi khám ngay.
Phổi
Biểu hiện của bệnh phổi khá rõ rệt như tức ngực, ho và thở khó khăn.
Dạ dày
Người bị bệnh dạ dày thường thấy khó chịu ở phần thượng vị, lưng cũng có cảm giác đau. Cơn đau dạ dày và thực quản hay bị nhầm với đau tim. Tốt nhất, bạn nên tới viện để kiểm tra.
Mật và gan
Vấn đề ở các cơ quan này có thể gây ra phần đau đớn ở phía trên bên phải bụng và phần tương ứng ở lưng. Người bị gan còn có các dấu hiệu như vàng da, miệng có cảm giác chua.
Nếu đau bụng dưới bên phải kèm sốt, buồn nôn... có khả năng bạn bị vấn đề ở ruột thừa. Ảnh: Healthline
Ruột thừa
Bệnh nhân cần cắt ruột thừa thường bị đau âm ỉ, tăng dần mức độ ở khu vực quanh rốn tới phần bụng dưới bên phải. Cơn đau sẽ lan sang dạ dày và chân phải.
Nếu có các triệu chứng trên kèm theo sốt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, bạn cần đi cấp cứu ngay.
Tụy
Cơn đau ở phần bụng trên có thể liên quan tới tụy, gây ra đau dạ dày. Nếu khi ăn hoặc nằm xuống, bạn thấy đau hơn, tụy của bạn nhiều khả năng bị tổn thương.
Những chẩn đoán sơ bộ ở trên sẽ giúp bạn bước đầu nhận định tình trạng thể chất của bạn nhưng không thể đánh giá được toàn bộ tình hình.
Nếu có các biểu hiện đau ruột thừa, bạn phải đi cấp cứu ngay. Với các biểu hiện đau khác, bạn có thể theo dõi thêm, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đi khám.
Cho con bú không khiến ngực phụ nữ chảy xệ Cho con bú không khiến ngực chảy xệ, ruột thừa có giá trị với hệ miễn dịch, hắt hơi có thể khiến xương sườn bị gãy nhưng nhịn hắt hơi có nguy cơ đứt mạch máu não... là những điều đặc biệt về cơ thể con người mà lâu nay chúng ta ít biết. 1. Chỉ con người mới có cằm Con người...