9 biểu hiện bỡ ngỡ của phụ nữ lần đầu làm mẹ
Lần đầu làm mẹ, niềm hạnh phúc vô bờ song cũng có biết bao điều bỡ ngỡ. 9 biểu hiện bỡ ngỡ dưới đây hầu như bất cứ người phụ nữ nào làm mẹ lần đầu cũng từng trải qua.
1. Luôn có một số điện thoại khẩn cấp
Bạn luôn có một số điện thoại để gọi khẩn cấp không kể ngày đêm. Đó là số của người mà bạn tin tưởng có thể giải đáp cho bạn tất cả các thắc mắc cần thiết liên quan tới mọi vấn đề của con. Và khi họ nhấn mạnh rằng việc con bị hắt hơi là chuyện hết sức bình thường thì bạn lại không tin tưởng và bắt đầu lên mạng tìm kiếm mọi thông tin cần thiết vì e ngại nó ảnh hưởng tới… tính mạng của con.
2. Đo nhiệt độ cơ thể bé luôn tay
Thay vì chỉ cần dùng tới 1 cặp nhiệt độ để do thân nhiệt cơ thể con, bạn phải dùng đến 3 nhiệt kế và đo liên tục. Điều này cũng không giúp con bớt sốt đi đâu mà nó chỉ làm cho con cảm thấy hoảng sợ hơn vì sự lo lắng của bạn mà thôi.
3. Kiểm tra hơi thở của con suốt đêm
Mỗi đêm cứ nửa giờ bạn lại thức dậy một lần chỉ để kiểm tra xem hơi thở của con. Đôi khi bạn lại cảm giác là hơi thở của con quá nhanh hoặc quá chậm. Có khi bạn sẽ thức luôn cả đêm chỉ để kiểm tra xem con có thở hay không.
4. Bẽn lẽn khi cho con bú
Video đang HOT
Những lần đầu bạn cho con bú sẽ mất khoảng 10 phút hoặc hơn chỉ để loay hoay sao cho con có thể bú được một cách thoải mái mà bạn không bị lộ… ngực. Cũng chính vì sự bẽn lẽn này của bạn sẽ khiến con hờn khóc chỉ vì không đáp ứng kịp nhu cầu của con.
5. Chụp ảnh con liên tục
Bé nháy mắt, bé nheo mày, bé ngáp ngủ… tất cả các biểu hiện của con đều khiến bạn thích thú và bạn sẽ chụp ảnh con liên tục bất kể lúc nào, nhiều người sẽ nhìn bạn và cảm nhận được sự “cuồng con” của bạn.
6. Bạn bị ám ảnh với những sự kiện quan trọng
Đối với những người lần đầu làm mẹ, mỗi hành động của con đều hết sức đặc biệt và ghi dấu ấn mãi không thôi. Ví như chiếc răng đầu tiên của con, lần đầu con biết bò, lần đầu con biết gọi “mẹ”… tất cả những điều này với các bà mẹ trẻ luôn là dấu ấn quan trọng và đáng nhớ suốt cuộc đời.
7. Lo lắng thái quá
Chỉ vết sưng nhỏ trên trán con cũng khiến bạn lo lắng, bệnh viện luôn là lựa chọn hàng đầu cho mỗi thắc mắc về sức khỏe của con. Đối với bạn, cẩn thận đến bệnh viện kiểm tra còn hơn là ngồi nhà và lo lắng.
8. Có thể tận hưởng giấc ngủ trưa với con
Bạn hoàn toàn có thể ôm con ngủ trưa một cách ngon lành, có thể bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao trước đây chưa bao giờ bạn cần phải ngủ trưa nhưng đó là khi bạn chưa có con. Cảm giác ôm đứa con yêu của mình vào lòng và cùng con chìm vào giấc ngủ sẽ vô cùng tuyệt vời.
9. Bạn tỉ mỉ trong mọi vấn đề
Những bà mẹ trẻ vốn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái nên không tránh khỏi việc đôi khi quá tỉ mỉ hoặc cứng nhắc trong mọi vấn đề. Ví dụ như việc tiệt trùng núm vú giả, thay vì tiệt trùng qua nước nóng bạn nghĩ còn phải cho vào lò vi sóng sấy khô mới an toàn
Theo Phununews
Nâng ngực có thể cho con bú được không?
Rất nhiều băn khoăn của chị em bầu xung quanh những thay đổi ở vòng 1 cần được giải đáp.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ nhận ra không chỉ có mỗi chiếc bụng đang dần lớn lên từng ngày, bầu ngực của bạn cũng sẽ có rất nhiều thay đổi. Vòng một của chị em trở nên căng to, quyến rũ hơn nhưng cũng đau tức bất thường, báo hiệu cơ thể bạn đang chuẩn bị sẵn sàng sản sinh sữa để nuôi em bé sắp chào đời. Có rất nhiều thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh đôi "gò bồng đảo". Cùng điểm những vấn đề chính làm các mẹ băn khoăn nhất.
Hỏi: Nhũ hoa của em bị tụt vào trong, em sợ sinh con xong sẽ không cho con bú được. Có biện pháp nào giúp kéo núm vú ra được không?
Có - nhưng không được áp dụng trong những tháng mang thai đầu tiên và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ. Áp dụng các bài tập hoặc dùng thủ thuật kéo núm vú trong những tháng đầu tiên của thai kì làm kích thích núm vú, gây nên các cơn co thắt tử cung, có thể dẫn tới sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau khi sinh con, sản phụ có thể dùng máy hút để núm vú lộ ra. Kinh nghiệm cho thấy, kiên trì cho con bú thường xuyên và đúng cách giúp cải thiện tình trạng tụt núm vú vì núm vú có xu hướng vươn ra khi bé bú mẹ.
Hỏi: 3 tháng giữa của thai kì thấy núm vú bắt đầu tiết sữa có phải là hiện tượng bình thường không?
Đáp: Hoàn toàn bình thường. Bắt đầu từ tuần mang thai tứ 16 trở đi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất sữa non. Sữa non chứa nhiều chất kháng sinh giúp bảo vệ em bé ngay từ khi sinh ra. Một số chị em tiết rất ít sữa, và cũng có những người chỉ tiết sữa sau khi sinh con, điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người, không nên quá lo lắng.
Bắt đầu từ tuần mang thai tứ 16 trở đi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất sữa non. (ảnh minh họa)
Hỏi: Có nên nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn?
Đáp: Không. Việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Hơn nữa, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm, sinh non.
Hỏi: Ngực em bình thường đã nhỏ, khi mang thai cũng không to lên mấy. Liệu ngực nhỏ quá có ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ?
Đáp: Đừng lầm tưởng chỉ ngực to mới đủ khả năng cung cấp đủ sữa cho bé bú. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hầu như không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của mẹ với việc sản xuất sữa. Chỉ có một bất lợi là người mẹ ngực nhỏ dung lượng chứa sữa sẽ ít hơn. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách tăng số lần bú cho con để con bú thường xuyên hơn.
Hỏi: Em đã từng thực hiện phẫu thuật nâng ngực để cải thiện vòng 1. Liệu em có thể cho con bú được không?
Thực tế có rất nhiều chị em từng trải qua phẫu thuật bơm, nâng ngực mà vẫn có thể cho con bú và không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng việc phẫu thuật có nguy cơ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhân tố gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể là hình thức phẫu thuật mẹ bầu đã trải qua, vị trí phẫu thuật, số lần phẫu thuật và kết quả của lần phẫu thuật gần nhất. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn an toàn nhất.
Theo Khampha
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh Tâm lý thoải mái trong thời gian cho con bú là vô cùng quan trọng để có nguồn sữa dồi dào. Công dụng của sữa mẹ với trẻ sơ sinh thì ai cũng biết tuy nhiên không phải mẹ nào ngay sau sinh cũng đủ sữa cho con tu ti, thậm chí có người đẻ xong mà mãi sữa không chịu về hoặc...