9 biểu cảm “phát hờn” trên khuôn mặt các bé mỗi khi được cho ăn tiết lộ điều con thực sự muốn nói
Cha mẹ chỉ cần nhìn biểu cảm trên khuôn mặt khi được cho ăn là biết ngay các bé đang muốn gì.
Nhiều cha mẹ cha mẹ đều biết việc cho con cai sữa và tập cho chúng thử đồ ăn mới là một điều khá thách thức. Trong khi các cha mẹ đều cố gắng để “đọc vị” những thứ con mình thích và không thích, thì một nghiên cứu đã chỉ rằng ra có đến 53% các bậc cha mẹ hoàn toàn hiểu sai biểu cảm của con mình sau khi chúng cai sữa.
Chính vì thế công ty thực phẩm trẻ em Piccolo đã hợp tác với nhà tâm lý học hàng đầu Caspar Addyman để tạo ra một hướng dẫn thân thiện với gia đình có tên The Nine Faces of Weaning.
Từ những biểu hiện như nhăn mũi cho đến mím môi, hướng dẫn này tiết lộ cho cha mẹ biết những biểu cảm trên gương mặt bé thực sự có ý nghĩa gì và kết quả khiến nhiều người phải bất ngờ.
1. Nhăn mũi
Không có gì đáng ngạc nhiên cả, việc trẻ nhăn mũi sau khi ăn một thứ gì đấy có nghĩa chúng không thích món đấy lắm. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên cha mẹ hãy đợi một chút cho trẻ bình ổn lại rồi mới cho thử tiếp.
2. Nheo mắt
Một trong những biểu cảm chỉ ra trẻ không thích, không hứng thú theo công ty Piccolo là nheo mắt. Dù đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé hoàn toàn không thích những gì được cho ăn, nhưng các chuyên gia cũng lập luận rằng đây là cách trẻ tìm hiểu xem chúng có thích mùi vị này không?
3. Nhíu mày
Trẻ nhíu mày tức là chúng không thích đồ ăn, ngoài ra biểu cảm này còn có nghĩa trẻ đang cố làm bản thân tỉnh táo hơn hoặc đang bị bối rối bởi hương vị mới.
Video đang HOT
4. Khi trẻ ăn đồ ngọt hay mặn
Nếu trẻ đã sẵn sàng để thưởng thức đồ ăn mặn hay ngọt thì hai hương vị này đem lại phản ứng tích cực nhất cho trẻ sơ sinh, bao gồm việc mím môi và co vai. Phản ứng đáng yêu này có thể là do thực tế là sữa mẹ có thể vừa mặn vừa đậm.
5. Khi trẻ ăn đồ đắng
Theo một nghiên cứu, trẻ mở rộng miệng cho thấy em bé của bạn đang ăn thứ gì đó có vị đắng. Trông trẻ sẽ bối rối vào thời điểm đó, cha mẹ đừng vội đánh giá luôn là trẻ không thích ăn món đấy.
6. Khi trẻ ăn đồ chua
Không có gì đáng ngạc nhiên cả vì biểu cảm của trẻ khi ăn chua giống hệt người lớn. Dù cha mẹ không nên vội kết luận là con mình không thích hương vị, nhưng các chuyên gia vẫn khuyên đừng ép trẻ ăn món này nếu chúng không muốn.
7. Khi trẻ muốn được ăn
Nếu em bé của bạn mở miệng và tỏ ra thích thú với thức ăn thì có thể thấy rằng các bé khá thích đồ ăn.
8. Trẻ không chắc chắn là muốn ăn lắm cho lắm
Một cái nhìn khó hiểu cho thấy em bé của bạn chỉ đơn giản là cố gắng tìm ra những loại thực phẩm mới này là gì. Chỉ đến khi cho ăn thì cha mẹ mới biết chúng sẽ háo hức đòi ăn tiếp hay nhổ ra luôn.
9. Hoàn toàn từ chối
Nếu trẻ quay mặt đi hoặc đẩy bạn ra xa thì rõ ràng là chúng không hề muốn ăn chút nào.
Nhận xét về những hướng dẫn thân thiện trên, chuyên gia dinh dưỡng và đồng sáng lập của Piccolo, Alice Fotheringham, cho biết : “Đương nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều ghét nhìn thấy con mình vật vã nên có xu hướng từ bỏ một loại thức ăn mới nếu con tỏ vẻ không thích.
Tuy nhiên, có thể mất đến 12 lần thử để bé làm quen với một loại thức ăn mới, vì vậy hiểu được biểu cảm trên khuôn mặt con có thể hữu ích trong việc giúp bạn kiên trì – đặc biệt là nếu cha mẹ muốn đảm bảo rằng sẽ cho bé ăn nhiều thực phẩm đa dạng và tất cả các chất dinh dưỡng phù hợp”.
Caspar Addyman, nhà tâm lý học trẻ em hàng đầu, cho biết thêm:
“Hiểu được những biểu hiện của bé khi được cho ăn không nhất thiết phải là một trải nghiệm khó khăn. Giống như học cách giải thích các tín hiệu của bé khi chúng buồn ngủ, đói hoặc vui vẻ, thì việc lần đầu cho con ăn thức ăn giúp bạn hiểu rõ hơn về đứa con bé bỏng của mình – hiểu những gì thực sự xảy ra đằng sau cái trán nhăn nhó đó, chiếc mũi chu lại, chiếc miệng há hốc và những điều con muốn nói về một hương vị mới”.
Nguồn: Mirror
Người mẹ trẻ chia sẻ 4 bước đơn giản để cai sữa cho con một cách nhẹ nhàng, dứt điểm trong thời gian ngắn không ngờ
Chỉ trong thời gian vô cùng ngắn là 6 tuần, người mẹ này đã có thể cai sữa cho cậu con trai hoàn toàn.
Một trong những điều tuyệt vời nhất mà người mẹ có thể làm cho con mình khi mới sinh là cho con bú. Việc cho con bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trẻ sơ sinh nên được cho bú mẹ đến 6 tháng và tiếp tục cho bú kết hợp với thức ăn ngoài cho đến khi được 2 tuổi. Học viện Nhi Khoa Mỹ cũng lưu ý rằng, việc cho bú vẫn có thể được tiếp tục nếu như cả mẹ và trẻ vẫn muốn và có thể đáp ứng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, việc cho con bú là một thách thức thực sự đối với các bà mẹ. Việc nuôi con nhỏ thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của một người mẹ. Nhiều bà mẹ đã không thể quay lại làm việc khi con không chịu bú bình, áp lực về tài chính lại đè nặng và tình yêu với công việc làm cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn.
Mặc dù trẻ có thể tự cai sữa khi đến thời điểm nhất định, nhưng một số trường hợp, các bà mẹ vẫn phải tìm cách cai sữa cho con khi cần thiết. Joy - một nữ hộ sinh ở Texas (Mỹ), đã chia sẻ về điều bắt buộc cô phải cai sữa cho con và đã thành công như thế nào trên blog của mình dành cho các bà mẹ khác.
Cô Joy đã cai sữa thành công cho trong 6 tuần với 4 bước đơn giản (Ảnh minh họa)
"Mười sáu tháng trôi qua, việc cho con bú bắt đầu ảnh hưởng đến cả tôi và con trai, tôi không còn thoải mái với việc cho con bú nữa. Và thành thực mà nói thì tôi biết rằng, việc đầu tiên để tập trung vào nhu cầu của mình là phải cai sữa cho con", bà mẹ hai con chia sẻ trên blog cá nhân. Joy chia sẻ rằng, cô nhận thức được rằng mình cần phải tập trung vào bản thân trước khi có thể chăm sóc con và việc ngưng cho con bú mẹ là thực sự cần thiết.
Kế hoạch cai sữa cho con của cô kéo dài 8 tuần và gồm rất nhiều giai đoạn. Đầu tiên, Joy bắt đầu với việc cắt giảm việc bú mẹcho đến khi con trai cô cảm thấy thoải mái với việc đó. Một trong những chiến lược mà cô ấy thấy hữu ích ngay từ đầu là loại bỏ các lần cho bú ngẫu nhiên khi mà trẻ tự nhiên muốn. Cậu bé Noah, con trai của Joy, đã được mẹ cắt giảm các lần bú bằng việc cho uống nước trái cây, chơi đồ chơi hay ăn trái cây tươi.
Giai đoạn thứ 2 trong kế hoạch của Joy là loại bỏ việc cho bú vào buổi sáng. Thay vì việc cho con bú vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, thì chồng của cô sẽ đưa cậu bé ngồi vào bàn ăn với một cốc nước trái cây và tô thức ăn nóng hổi.
Điều mà bà mẹ này cảm thấy khó khăn nhất là giai đoạn thứ 3 - loại bỏ việc cho bú trước giờ ngủ trưa hoặc giờ đi ngủ của con trai. Thông thường trẻ nhỏ thường có thói quen trước khi đi ngủ là nghe kể chuyện và bú mẹ, tuy nhiên Joy đã thay thế việc cho bú bằng những cái ôm nhẹ nhàng khiến cậu bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nước trái cây cũng là một sự lựa chọn của bà mẹ này dành cho cậu con trai khi khát thay vì cho bú (Ảnh minh họa)
Giai đoạn cuối cùng trong kế hoạch cai sữa của Joy là khó khăn nhất vì nó liên quan đến việc xoa dịu con trai vào giữa đêm mà không cần cho con bú. " Tôi sẽ thành thật, đây là điều khiến tôi lo lắng nhất. Khi Noah thức dậy vào ban đêm khóc, việc cho bú sẽ dễ dàng đưa cậu bé trở lại với giấc ngủ. Vậy nên, việc cai sữa cho con vào những buổi đêm thực sự mất rất nhiều công sức", cô thú nhận. Vào ban đêm khi con trai khóc, Joy bắt đầu bế cậu bé trên tay, đung đưa, hát cho cậu bé nghe và vỗ nhẹ vào mông. Đôi khi cô ấy cho con uống một cốc nước trái cây nếu như cậu bé khát.
Joy cũng đã thành thật nói rằng, trong suốt thời gian cai sữa cho con, cô cũng đã gặp phải trường hợp bất khả kháng và phải cho cậu con trai bú mẹ, tuy nhiên cô chỉ cho cậu bé bú đến khi cậu bé lấy lại được bình tĩnh chứ không để cậu bé bú đến khi ngủ thiếp đi.
Việc cai sữa cho cậu con trai diễn ra trong khoảng 6 tuần và sau khi thành công, Joy thật sự nhẹ nhõm và có nhiều thời gian cho bản thân hơn. Cô cũng chia sẻ rằng: " Thật sự việc chấm dứt không cho con bú nữa diễn ra rất khó khăn. Đó như là một lời tạm biệt với một điều gì đó rất thân mật từ khi được bắt đầu làm mẹ". Tuy nhiên, việc cai sữa cho con là một điều cần thiết và các bà mẹ có thể thực hiện để dành thời gian cho nhiều thứ hơn.
Nguồn: Smart Parent
Chế độ dinh dưỡng cho bé trong thời kỳ cai sữa Khi cai sữa, chế độ ăn và thói quen của bé bị thay đổi bởi nguồn dinh dưỡng mới thay thế sữa mẹ. Để bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé và tránh mắc bệnh trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau. Chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi cai sữa quyết định...