9 bệnh có thể loại bỏ nhờ đắp khăn nóng
Không chỉ loại bỏ đôi mắt sưng húp, chiếc khăn nóng còn có thể loại bỏ một số chứng bệnh thông thường và phô biên khác.
Khăn nóng là khăn được ngâm trong nước nóng 40-45 độ C, khi tiếp xúc với da không gây ra cảm giác quá nóng bỏng. Tốt nhất là trải một lớp vải sạch lên khu vực bị ảnh hưởng sau đó mới đắp khăn nóng lên. Cần thay thế khăn sau sau năm phút sử dụng. Mỗi thời gian nén nóng là 15-20 phút, áp dụng 3-4 lần một ngày.
Trong y tế, chiếc khăn nóng có thể khắc phục những triêu chứng bênh sau đây:
1. Giảm mệt mỏi cho mắt
Đắp khăn nóng có thể thúc đẩy lưu thông máu quanh mắt, giảm mệt mỏi mắt và phân nào giảm bớt các chứng khô mắt.
Lau tai bằng một chiếc khăn nóng, sau đó chà nhẹ xung quanh để cải thiện tuần hoàn máu trong tai và ngăn chặn chứng thiếu máu cục bộ, gây ra điếc.
Đắp khăn nóng phía sau gáy vài phút một lần có thể kích thích các huyệt châm cứu của mặt sau của đầu. Bằng cách này, các triệu chứng chóng mặt của một số bệnh nhân cũng được cải thiện. Ngoài ra cách này còn cải thiện được khả năng tư duy và phản ứng.
Video đang HOT
Khăn nóng giúp giảm chóng mặt. (Ảnh minh họa)
4. Giảm đau, cứng cổ
Dùng khăn nóng quấn quanh khu vực cổ bị đau hoặc cứng, sau đó nhẹ nhàng uốn cong cổ về phía trước, lần lượt quay sang bên phải rồi quay sang bên trái. Chuyển động đơn giản cùng với tác dụng của chiếc khăn nóng sẽ giúp cho chứng đau cứng cổ giảm rõ rệt.
5. Giảm đau thắt lưng mãn tính
Bằng khăn nóng có thể làm giảm triệu chứng tại chỗ của đau thắt lưng mãn tính. Vì vậy, khi tạm thời chưa được điều trị, bạn có thể sử dụng cách này để giảm bớt sự khó chịu tức thời cho vùng thắt lưng.
6. Làm giảm đau hông
Đắp khăn nóng cũng giúp giảm đau vùng hông nhanh chóng. Chỉ cân đắp khăn nóng qua hông, khi khăn nguôi thì thay khăn khác. Làm trong vòng 2-3 phút.
7. Điều trị đau bụng kinh hoặc đau bụng do lạnh
Phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do lạnh có thể đắp khăn nóng trên vùng bụng để giảm bớt cơn đau. Cách thức này không chỉ có hiệu quả giảm đau mà còn làm tan khí ứ lại trong bụng.
Chấn thương thể thao ở mức độ nhẹ gây bâm tím cũng không thể biến mất trong 2 – 3 ngày nhờ đắp khăn nóng. Nếu khu vực tổn thương không chảy máu, không sưng bạn có thể sử dụng khăn nóng đắp lên trong thời gian này để làm giảm triệu chứng.
9. Giảm chai cứng do tiêm
Sau khi tiêm, tại vị trí tiêm có thể bị chai, cứng hoặc sưng đau. Dùng khăn nóng đắp tại chỗ cứ khoảng 30 phút một lần kết hợp với massage xung quanh để thúc đẩy lưu thông máu giúp vết chai cứng mau tan đi.
Khăn nóng có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Nhưng đối với những vết thương hở, bong gân cấp tính lúc vẫn còn chảy máu, sưng tấy thì sẽ không thích hợp để đắp khăn nóng. Phải chờ cho đến khi vết thương cầm máu mới nên dùng. Ngoài ra, trường hợp được chẩn đoán là đau bụng cấp tính và đau mắt đỏ cũng không nên sử dụng biên pháp này mà nên đi khám sớm.
Theo Thúy Phạm (Afamily)
Đau cứng vùng cổ có thể là bệnh chết người
Đau cổ, cứng cổ, khó cử động... nhiều khi chỉ vì ngủ sai tư thế, nhưng cũng có thể là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong.
Rối loạn tuần hoàn máu, hệ thống tim mạch không tốt, thậm chí có thể do bệnh lao, ung thư đốt sống cổ...đều có thể làm xuất hiện triệu chứng đau cứng cơ vùng cổ, nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau cổ - gáy
Giáo sư Chu Quốc Trường, nguyên giám đốc Viện Y học cổ truyền Trung Ương, vùng cổ có hai tổ chức quan trọng liên quan đến cuộc sống con người vì đó là trung tâm chỉ huy hô hấp và trung tâm chỉ huy tuần hoàn. Vì vậy, các bệnh lý liên quan đến cổ không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.
Tỷ lệ bị đau cứng cơ vùng cổ ngày càng tăng ở giới lao động, văn phòng, các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất theo dây chuyền... Làm cùng một động tác, làm đi làm lại nhiều lần, ngồi một chỗ, ít vận động... là các yếu tố dẫn đến chứng bệnh này. Theo ghi nhận của bác sĩ Trường, trong số bệnh nhân đau cứng cơ vùng cổ đến khám tại Viện Y học cổ truyền Trung Ương, gần 30% là giới trẻ, người làm văn phòng.
Chị Lan Hương, nhà ở Trường Chinh, Hà Nội là một trong số đó. Thỉnh thoảng chị lại bị đau cứng cơ cổ, không thể cử động, vừa khó chịu vừa gặp khó khăn trong sinh hoạt. Trong những đợt như vậy, cổ chị luôn phải ở tư thế cố định, vì hễ cử động là chị lại thấy đau chảy nước mắt. Theo lời vài người bạn mách, chị massage cổ và sau vài ngày đã trở lại bình thường. Để yên tâm, chị Hương đến Viện Y học cổ truyền Trung ương để khám và được chẩn đoán rối loạn các cơ vùng cổ gáy. Rất may bệnh này không nguy hiểm.
Theo giáo sư Trường, khi bị đau cứng cổ, khả năng cao nhất, được nghĩ đến đầu tiên, là hiện tượng rối loạn, co cứng các cơ ở vùng cổ - gáy. Nguyên nhân thường là tư thế nằm, gối đầu không thoải mái, như gối quá cao, quá thấp, gối trên vật rắn, hay nằm cố định ở một tư thế không hợp lý quá lâu, chỗ nằm ngủ không đảm bảo điều kiện tốt cho hoạt động bình thường của các cơ, mạch máu vùng cổ - gáy. Hiện tượng đau cổ, gáy sau khi ngủ dậy này còn xuất hiện do nằm ngủ nơi bị gió lùa, nơi quá lạnh, quá nóng hay độ ẩm quá cao, dân gian gọi là là trúng gió.
Ảnh minh họa.
Có thể là bệnh nguy hiểm
Khác với chị Hương, chị Nguyễn Thị Linh ở Linh Đàm, Hà Nội cảm thấy rất may mắn vì đã đi khám chuyên khoa sớm. Chị cũng bị đau cứng cơ vùng cổ nhưng thường xuyên hơn và mỗi đợt đau thường kéo dài. Đi khám, chị tá hỏa khi biết mình bị xơ vữa động mạch mà đau cứng cơ vùng cổ chỉ là một trong các biểu hiện.
Giáo sư Chu Quốc Trường cảnh báo, những người sức khỏe không tốt, nhất là có các vấn đề về tuần hoàn, hệ thống tim mạch (xơ vữa động mạch, thoái hóa mạch máu do tiểu đường, rối loạn thành mạch, thiếu máu, huyết áp thấp) cũng có thể bị đau cứng cơ vùng cổ.
Hiện tượng đau cứng cơ vùng cổ nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài thì phải cẩn thận vì có thể là dấu hiệu lao đốt sống cổ, ung thư đốt sống cổ, thoát vị nặng đĩa đệm các đốt sống cổ, thoái hóa hoặc tổn thương đốt sống cổ ngang (bao gồm hư sụn đốt sống, hư hoặc thoái hóa đĩa đệm, lồi đĩa đệm, viêm đốt sống cổ, viêm đĩa đệm, viêm dây chằng xung quanh).
Đau cứng cơ cổ có thể gặp ở những người thiểu năng hệ động mạch đốt sống thân nền, ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng cho các đốt sống cổ, dây thần kinh và vùng tiểu não sau gáy. Khi đó, ngoài hiện tượng trên, người bệnh sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
Các bệnh trên đều phải được chữa trị sớm. Lao đốt sống cổ nếu để lâu sẽ gây sập, xẹp đốt sống cổ vì lúc này, đốt sống sẽ trở nên yếu hơn bình thường, chỉ cần một tác động mạnh lên cổ là có thể làm gãy đốt sống, tạo sức ép lên tủy, dẫn đến tử vong. Ung thư không phát hiện kịp thời sẽ di căn khắp cơ thể. Thoát vị đốt sống cổ có thể gây ra liệt tứ chi, tổn thương những chức năng sống khác của con người.
Do đó, các chuyên gia khuyên không nên coi thường, bỏ qua hiện tượng đau vùng cổ, tránh các động tác mạnh, thô bạo (chẳng hạn vặn cổ theo kiểu dân gian). Có thể xoa bóp nhẹ nhàng để làm giãn mềm cơ, tốt nhất là có sự hướng dẫn chuyên khoa. Nếu điều trị bằng các biện pháp xoa bóp, vật lý trị liệu mà không khỏi thì cần đi khám.
Người đang bị đau cứng cơ vùng cổ nên tránh làm việc liên tục ở một tư thế cố định, cần nghỉ giữa giờ, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ hay ăn nhiều vào ban đêm. Vào mùa đông, trời lạnh nên máu lưu thông chậm, gây ứ trệ nên chứng đau cứng cổ dễ xuất hiện hơn, vì vậy cần giữ ấm, không nên ngồi nơi gió lùa.
Theo SKDS
Thở oxy nguyên chất, hại hơn lợi Lợi thì có lợi... Nhiều gia đình ở thành phố lớn sinh "mốt" mua bình oxy (túi oxy) nguyên chất về nhà thở, với quan niệm thở oxy nguyên chất rất tốt cho sức khỏe. Thời gian đầu khi thở oxy nguyên chất, hầu hết người dùng đều thấy dễ chịu, da hồng hào, tinh thần phấn chấn, giảm mệt mỏi... Tất cả...