8X Việt lấy chuyên gia Hà Lan, con 3 tuổi nói thạo 5 ngôn ngữ mẹ vẫn bị chê vụng
Bé Johan nhà chị Huyền nay đã 6 tuổi nhưng từ năm 2-3 tuổi có thể nói được 5 ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hà Lan, tiếng Trung, tiếng Nhật.
8 năm kết hôn với anh Anne Simonse, chị Ngô Thị Huyền (An Dương, Hải Phòng) đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc tại Hà Lan với 2 nhóc tì đáng yêu Johan Việt (6 tuổi) và Willem Việt (hay còn gọi Hoi, 4 tuổi). Hàng ngày, dù bận rộn công việc thế nào, chị và chồng cũng luôn dành thời gian chơi cùng các con, cùng con tự khám phá thiên nhiên. Nhờ đó mà 2 con trai chị hiểu biết và dạn dĩ rất nhiều. Đặc biệt, con trai lớn của chị 2-3 tuổi đã có thể nói được 5 ngôn ngữ.
Tổ ấm nhỏ của chị Huyền và bố mẹ đẻ.
Video bé Johan nói 5 ngôn ngữ với mẹ.
Chị Huyền và anh Anne Simonse kết hôn vào năm 2012 sau hơn 1 năm anh theo đuổi “trồng cây si” ở lớp học của chị. Cuối năm 2013, chị sinh bé Johan Việt và cuối năm 2016, chị sinh bé Willem Việt (thường gọi là Hoi). Chia sẻ về 2 bé, chị Huyền cho biết, chị đều đặt tên con là Việt vì muốn dù con được sinh ra ở đâu cũng luôn nhớ đến quê hương của mẹ – đó là Việt Nam. Được biết, chị Huyền sinh bé Johan ở tuần thứ 36 trước dự kiến sinh 1 tháng nặng 3kg còn bé Hoi sinh đúng ngày nặng 3,3kg. Trộm vía 2 bé sinh ra đều khỏe mạnh và dễ nuôi, ít ốm đau.
“Mình nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6-7 tháng đầu và sau đó cho con bú đến lúc 18 tháng. Hai vợ chồng mình cũng không quá quan trọng phải nuôi con theo cách này hay cách kia. Mình để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên nhất. Các bé nóng sốt mình không can thiệp bằng kháng sinh. Ăn dặm thì cho các bé tự bốc đồ ăn để làm quen với các vị khác nhau”, chị Huyền chia sẻ.
Không nuôi con theo kiểu Tây hay kiểu truyền thống Việt Nam, chị Huyền nuôi con theo cách của riêng mình, của bản năng làm mẹ. Nhờ vậy mà cả 2 bé nhà chị không quá bụ bẫm nhưng rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dễ nuôi. Nói đến đây, chị Huyền cho biết, chồng chị không bao giờ phàn nàn về cách nuôi dạy con hay chăm con của vợ. Anh luôn tôn trọng những gì chị làm và luôn dặn chị rằng chỉ cần chị làm tốt nhất cho các con là được, không nhất thiết phải nghe người này, người kia. Trong khi đó khi về Việt Nam chị bị mắng té tát vì vụng về không biết chăm con.
Ngược lại, chồng chị lại chăm con rất khéo và chăm con giỏi hơn cả vợ. Vậy nên hễ có việc là các con chị lại gọi ba chứ ít khi gọi mẹ. Từ “” Ba ơi con uống nước”", “”Ba ơi con đói”", “” Ba ơi con đi vệ sinh”" đến “”Ba ơi đi chơi”", mọi việc của các con chị đều có ba. Nhìn “”ba người đàn ông”" chơi đùa với nhau mỗi ngày chị lại thấy rất vui và hạnh phúc.
Video đang HOT
Chồng chị chơi cùng con và dạy con.
Hiện tại, hàng ngày dù bận công việc thế nào chị và chồng cũng luôn dành thời gian chơi cùng các con. Hai vợ chồng chị luôn để các con tự khám phá thiên nhiên chứ không để ngồi máy tính hay chơi ipad. Đôi khi anh chị dẫn con vào rừng, ra ngoài bãi biển hoặc chỉ là cùng con theo dõi côn trùng, ong, bướm… trong vườn. Không chỉ vậy, mỗi ngày vợ chồng chị luôn dành thời gian đọc truyện cho các con trước khi các bé đi ngủ. Thỉnh thoảng cả nhà chị lại quây quần trong phòng ngủ lớn và cùng đọc truyện đến khi 2 bé ngủ.
Chính nhờ vậy mà đến giờ 2 con trai của chị đều rất hiếu động, thích khám phá thiên nhiên hoang dã, dạn dĩ hơn và biết rất nhiều điều trong cuộc sống hàng ngày. Hai bé được nuôi dạy tự lập từ nhỏ nên sáng ra có thể tự dậy đánh răng rửa mặt, ăn sáng. Cuối tuần bé Johan sẽ sang phòng em cùng chơi hoặc đọc truyện cho em nghe để không làm phiền bố mẹ. Ngoài ra, hai bé giúp bố mẹ những việc đơn giản như như dọn dẹp đồ chơi, vệ sinh cá nhân, ăn uống hoặc giúp mẹ trồng cây ngoài vườn.
2 bé nhà chị Huyền không chỉ dạn dĩ, biết nhiều điều mà hiện nay còn biết khá nhiều thứ tiếng khác nhau. Đặc biệt bé Johan nhà chị, 2-3 tuổi đã có thể sử dụng thành tạo 5 ngôn ngữ Anh, Trung, Hà Lan, Việt và một chút tiếng Nhật. Bé có thể chuyển ngữ với những người nói chuyện cùng. Khi nói chuyện với ba, bé sẽ nói tiếng Hà Lan, khi nói chuyện ông bà ngoại, bé sẽ nói tiếng Việt. Mỗi khi vợ chồng chị nói tiếng Anh bé cũng hiểu và nói lại. Còn tiếng Trung bé học từ môi trường sống trong khoảng thời gian vợ chồng chị sinh sống, làm việc ở Trung Quốc và tiếng Nhật là do mẹ dạy.
“Yếu tố gen di truyền là quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định. Hoàn cảnh và môi trường sống mới là nhân tố quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và khả năng sử dụng ngôn ngữ nói riêng. Khi gia đình trở về Hà Lan sinh sống vì điều kiện công việc và môi trường sống mới mình không có nhiều điều kiện và thời gian để luyện nói cùng con nên bé quên rất nhiều tiếng Trung và tiếng Việt. Vì lúc 2-3 tuổi là bé nói như người Việt và người Trung gốc luôn rồi, bé còn biết nhiều tiếng Trung hơn mình”, chị Huyền cho biết.
Bé Johan lúc 4 tuổi.
Vợ chồng chị Huyền và bé Hoi.
Chia sẻ về phương pháp dạy con học ngôn ngữ, đặc biệt tiếng Việt, chị Huyền cho biết, chị có phương pháp rất đơn giản đó là hát ru. Chị thường ru các bé ngủ bằng các bài hát ru dân ca Bắc Bộ nhẹ nhàng và sâu lắng. Những lời hát ru ấy khiến các con nghe quen và thích mẹ ru ngủ mỗi ngày.
“Có hôm thằng bé hỏi mình “Mẹ ơi bài hát nói về cái gì con không hiểu hết nhưng con thấy hay”. Còn anh lớn thì luôn hỏi mẹ ơi “Từ này có nghĩa là gì, bài hát này nói về cái gì…?”
Mình luôn bật nhạc cho con nghe. Tất cả những bài hát, cao dao dân ca của Việt Nam bé đều nghe và thấy thích. Cũng tương tự như vậy mình bật nhạc tiếng Anh, Hà Lan… bé nghe nhiều thì tự nhiên hát theo. Bé học còn nhanh hơn cả mình.
Mình hay bật những bài hát tiếng Nhật, tiếng Trung để bé hát theo. Rồi có hôm bé Johan bảo mình: “Mẹ ơi, con hiểu mấy câu tiếng Pháp vì con nghe người ta nói “Nhà chị đi du lịch Pháp mấy ngày?”, “”Xin chào, bạn có khỏe không – Bonjour. Xava”" , “” Cảm ơn – Merci beaucoup”" làm mình thấy rất vui”, chị Huyền chia sẻ phương pháp của mình.
Hai bé chơi với nhau rất hòa thuận mà chị không phải làm phiên tòa xét xử.
Đối với chị Huyền, mỗi người có một cách học ngoại ngữ khác nhau. Chị luôn khuyến khích các bé nghe nhạc, xem chương trình thiếu nhi, đọc truyện,… như vậy các con không có cảm giác bị ép buộc. Khi rảnh, chị lại làm các bài học bằng hoạt hình cho các bé xem để các bé thấy thích thú.
Ngôn ngữ là một điều nếu mình cảm nhận, yêu thích nó sẽ học rất nhanh và hiệu quả. Chính vì vậy chị luôn tạo cho các con niềm yêu thích ngôn ngữ khi học. Hiện nay, bé Johan 6 tuổi vẫn có thể nói được 5 thứ tiếng nhưng không còn thành thạo như hồi 2-3 tuổi còn bé Willem 4 tuổi có thể nói 3 thứ tiếng Việt, Anh, Hà Lan.
Con gái viết thư cho người mẹ bỏ rơi mình
Ngay cả khi đã sang Hà Lan với bố mẹ nuôi, Widya, khi đó 5 tuổi vẫn chờ đợi một ngày mẹ sẽ đến đón.
Trong nhiều năm qua, Widya Wisata - một công dân Hà Lan - luôn phải đấu tranh để dung hòa giữa con người hiện tại và quá khứ. Các giấy tờ pháp lý, bao gồm giấy khai sinh nói rõ rằng cô được một gia đình người Hà Lan nhận nuôi khi 5 tuổi, nhưng nỗi băn khoăn về quá khứ và nguồn gốc vẫn dồn nén.
Gần đây, ký ức ngày thơ ấu thấp thoáng hiện về trong tâm trí Widya. Cô mơ hồ nghĩ mình sinh ra ở Yogyakarta và từng sống ở Indonesia. Widya thích nhớ đến hình ảnh quen thuộc của một người phụ nữ - cô tin chính là mẹ mình.
Làm thế nào mình lại sống với một gia đình xa nửa vòng trái đất? Mẹ ruột của mình đang ở đâu? Mình là ai?
Cô ghi lại câu chuyện đời mình trong một bức thư ngỏ với mẹ ruột, được đồng nghiệp tên Tazia Teresia đăng trên Twitter hôm 15/6. Nỗi đau đáu chắp nối những mảnh ký ức đã mất để tìm ra cội nguồn của Widya thu hút sự chú ý của nhiều người. Chỉ vài ngày sau đăng tải, bài viết đã có 15.000 lượt xem và 16.000 lượt "thích". Một số người còn tự điều tra và chia sẻ cách để cô gái tìm kiếm người thân.
Cô Widya Wisata bên bức ảnh chụp mình khi bị bỏ rơi. Ảnh: @taziateresa.
Trong thư, cô nhớ mình và mẹ từng quỳ gối trước nhà vua. Xung quanh nhà họ - ở đâu đó Lampung - là những cánh đồng dứa bất tận.
Lẫn trong kỷ niệm êm đềm là những ngày xáo trộn. Cô không quên từng ở trong tù cùng mẹ, ngủ dưới gầm cầu và trên đường phố Jakarta. "Con biết mẹ đã trải qua những năm tháng khó khăn để kiếm sống, nhưng mẹ rất chăm chỉ. Đôi khi mẹ gửi con cho người giữ trẻ, nhưng con biết mẹ sẽ đến đón con cuối ngày", Widya viết trong thư.
Nhưng một ngày, người mẹ mang con gái đến ga xe lửa nhỏ, bảo đi cùng một phụ nữ Trung Quốc. Đứa trẻ ngoan ngoãn vâng lời. Người mẹ không nói lời tạm biệt. "Con cứ nghĩ sẽ chỉ phải xa mẹ vài ngày như trước nay vẫn vậy. Rồi mẹ sẽ đến đón con. Con đã chờ đợi, chờ đợi, nhưng mẹ không bao giờ đến", cô tâm sự.
Ba tuần sau, Widya được một cặp vợ chồng Hà Lan nhận nuôi, phải nhập viện vì chứng thương hàn.
"Con đến một đất nước xa lạ, không hiểu ngôn ngữ và có bố mẹ hoàn toàn mới. Dù đã ở đây nhưng con vẫn âm thầm chờ đợi, hy vọng mẹ sẽ đến đón con", Widya viết trong thư.
Trong một bài viết khác, Tazia - bạn cô kể, Widya từng tâm sự người phụ nữ Trung Quốc đưa cô đi tên Utari - là nhân viên trại trẻ mồ côi Kasih Bunda. Đứa trẻ bị bỏ rơi phải sống trong trại trẻ này đến tháng 8/1978, trước khi bay tới Hà Lan cùng cha mẹ nuôi.
Năm 1991, Widya trở lại Indonesia thăm Kasih Bunda cùng cha mẹ nuôi. Ở đó, cô đã tìm cách gặp lại mẹ ruột. Trại trẻ mồ côi sắp xếp giúp Widya một cuộc gặp với người phụ nữ tự xưng là mẹ cô - người có ba con riêng và một người nhận là dì của cô - sống ở Bandung, Tây Java.
Nhưng bà Utari, nhân viên trại trẻ tiết lộ, các giấy tờ pháp lý của Widya bị làm sai lệch khiến cô nghi ngờ mối quan hệ với hai phụ nữ này. Giấy khai sinh của cô ghi ngày 6/11/1975. Giấy nhận nuôi con nói cha mẹ ruột của cô là Sunarti và Kartono. Widya không bao giờ chắc chắn những thông tin này đúng hay sai.
"Sau nhiều năm, cuối cùng con cũng can đảm bắt đầu tìm kiếm mẹ. Con tự hỏi bao nhiêu năm mẹ thế nào và con muốn biết cuộc sống đối xử với mẹ tốt hay không", cô viết lời cuối trong thư.
Bác sĩ lai 3 dòng máu điển trai như tài tử Bác sĩ Roy Atiya (Amsterdam, Hà Lan) nhận được nhiều sự yêu mến trên mạng nhờ vẻ ngoài điển trai, lãng tử và chuyện tình ngọt ngào với bạn gái người mẫu. Roy Atiya là bác sĩ y khoa làm việc tại Bệnh viện Spaarne Gasthuis, Hà Lan. Mang 3 dòng máu Israel, Hà Lan và Do Thái, Roy sở hữu vẻ ngoài...