8X Việt khám thai ở Nhật được rước bằng xe sang, đi đẻ sang chảnh như “thượng đế”
Đêm chuyển dạ, chồng chị Ngọc Thành đã thức trắng bên vợ để cầu nguyện. Khi em bé chào đời bác sĩ đứng bên cạnh liên tục lấy tay lau nước mắt cho sản phụ.
Quen anh xã trong một lần sang đất nước Nhật Bản thăm anh trai du học, với chị Ngọc Thành (sinh năm 1987) thì cuộc gặp gỡ đó có lẽ là sự sắp đặt của số phận.
Kể từ lần đầu tiên gặp nhau chị Thành và chồng đã giữ liên lạc, sau 5 năm tìm hiểu không đủ lấp đầy nỗi nhớ và mong muốn được ở bên nhau mãi mãi, anh đã cầu hôn chị, một đám cưới hạnh phúc không lâu sau đó được diễn ra. Hiện tại, chị đang có cuộc sống viên mãn ở đất nước mặt trời mọc, trọn vẹn hơn cả chính là việc được thực hiện thiên chức người phụ nữ mang bầu, đón đứa con đầu lòng chào đời.
Tổ ấm nhỏ của gia đình chị Thành tại đất nước mặt trời mọc.
Chị Ngọc Thành kể, sau 2 năm kết hôn với rất nhiều những lần hụt hẫng vì ngỡ có bầu thì cuối cùng em bé cũng đến với bố mẹ vào một sáng sớm mùa thu dịu dàng. Ba tháng đầu thai kỳ chị ốm nghén rất nặng. Quãng thời gian đó hầu như chị chỉ nằm trên giường vật lộn với cảm giác tưởng như sắp chết khi phải đấu tranh với hàng loạt cơn nôn ói.
Các triệu chứng giảm dần và hết hẳn vào tháng thứ 4. Sau đó là những chuỗi ngày bình yên và tận hưởng cảm giác ngọt ngào khi sắp được làm mẹ trong trạng thái khoẻ mạnh và ổn định.
Theo lời mẹ 8X, ngày mang bầu chị luôn đếm số lần con đạp mỗi giờ để biết rằng bé vẫn ổn, có những lần em bé không quậy chút nào trong nhiều tiếng liền, khiến chị phải khóc lóc tức tưởi đến gặp bác sĩ để được xác nhận rằng con đang ngủ ngoan trong bụng mẹ.
Trải qua một hành trình thai kỳ nhiều kỷ niệm, nhờ có cơ sở khoa học về việc duy trì 1 lối sống lành mạnh nên chị Thành có 1 thai kỳ rất khoẻ mạnh khi tăng 9,5kg.
Nói về chế độ dinh dưỡng thai kỳ của bản thân, chị cho biết, hàng ngày chị uống rất nhiều nước khoáng thiên nhiên, chỉ ăn cơm gạo lứt. Khi thức giấc, việc đầu tiên của chị là uống 500ml nước, sau đó 30 phút sẽ ăn các loại trái cây nhiều enzyme như kiwi, chuối, dâu tây,… 40 phút đến 1 tiếng sau đó sẽ là bữa sáng.
Bữa ăn luôn được bắt đầu với rất nhiều salad rau củ tươi, tiếp theo là cá/hải sản và các món ăn phụ đi kèm. Hạn chế tối đa thịt động vật, đồ chiên xào, đồ uống có ga, đồ ngọt và nói không với đồ ăn nhanh. Thật may mắn nhờ có cơ sở khoa học về việc duy trì 1 lối sống lành mạnh nên chị có 1 thai kỳ rất khoẻ mạnh khi tăng 9,5kg.
Chị Thành sinh em bé ở tuần thứ 40. Dù đã tiêm gây tê màng cứng để sinh thường nhưng tư thế bé không thuận nên buộc phải mổ. “Mình vỡ ối lúc quá nửa đêm và nhập viện lúc 2h sáng, nhưng mãi đến buổi tối cùng ngày, khoảng 18 tiếng sau khi vỡ ối những cơn chuyển dạ mới bắt đầu. Ông xã đã thức trắng đêm ấy bên mình và cầu nguyện cho 2 mẹ con” – mẹ 8X kể.
“Vượt cạn” ở tuần thứ 40, chị Thành cùng gia đình hạnh phúc đón con gái đầu lòng chào đời nặng 3kg.
Video đang HOT
Đã gần 2 năm kể từ ngày hạ sinh em bé, nhưng chị vẫn nhớ y nguyên từng hành động và cảm xúc trong thời khắc vượt cạn. Theo lời chị, quá trình sinh con diễn ra khá nhanh, chỉ một vài thao tác em bé đã chào đời, nặng 3kg với đôi mắt hé mở và cái miệng xinh không ngừng gào khóc. Chị cũng vỡ oà theo, bác sĩ phụ trách gây tê đứng bên cạnh liên tục lau nước mắt cho chị. Ông xã và 1 y tá còn lại quay video và thu âm tiếng khóc của con. Mọi người đều cười nói rôm rả và chúc mừng gia đình.
Chị Thành cho hay, ở Nhật, mẹ bầu phải quyết định bệnh viện nơi mình sinh con từ khá sớm, để bác sĩ bệnh viện đó thăm khám cho thai phụ trong suốt thai kỳ đến khi sinh nở. Là người nước ngoài, vốn tiếng Nhật lại kém, nên chị đã chọn cho mình một bệnh viện có nhân viên nói được tiếng Anh.
Chia sẻ về trải nghiệm lần mang thai và sinh con ở nước ngoài, chị Ngọc Thành không ngần ngại tiết lộ: “Tại bệnh viện nơi mình chọn để sinh con có rất nhiều dịch vụ hữu ích. Bệnh viện có dịch vụ đưa đón tận tình. Cảm giác đi khám thai và đi đẻ được đưa rước tận cửa bằng Mercedes với lái xe riêng khiến mình có cảm giác thực sự của 1 “thượng đế”. Đến ngày sinh nở, mình không cần mang theo gì vì bệnh viện đã chuẩn bị rất chu đáo cho mọi nhu cầu của bạn và em bé từ cái bông ngoáy tai.
Ngoài ra, họ sẽ thu âm giây phút em bé cất tiếng khóc chào đời cùng lời nhắn nhủ cho con của bố và mẹ để làm thành đĩa CD tặng lại gia đình. Hai vợ chồng đều làm lời nhắn riêng cho con khá dài, được viện lồng ghép nhạc và làm rất xúc động. Mình đã khóc ngay những giây đầu tiên khi bật đĩa nhạc lên nghe. Họ còn làm 1 dây chuyền bằng bạc lồng 1 chiếc nhẫn nhỏ rất dễ thương để tặng bé.
Cuống rốn của bé cũng được đặt trong 1 hộp gỗ rất đẹp để đưa lại cho bố mẹ. Một khung hình lưu lại khoảnh khắc đầu tiên cả gia đình bên nhau cũng được viện chu đáo lưu lại và gửi tặng. Trước khi ra viện bố mẹ còn được tự chọn 1 bộ đồ cho bé được trưng bày ở sảnh, đồ rất đẹp nên việc lựa chọn khá khó khăn” – chị Thành dí dỏm chia sẻ.
Bên cạnh đó sẽ có chuyên gia dinh dưỡng cùng y tá đến tận phòng để tặng tài liệu và tư vấn chế độ ăn giúp mẹ hồi phục tốt sau sinh và có nhiều sữa. Hàng ngày, bệnh viện phục vụ 3 bữa ăn chính và 1 bữa trà chiều được nhân viên đưa đến tận phòng. Chị nói: “Món ăn nào cũng rất ngon miệng và đẹp mắt khiến mình cảm giác như đang dùng bữa tại nhà hàng vậy”.
Sau sinh bệnh viện phục vụ 3 bữa ăn chính và 1 bữa trà chiều được nhân viên đưa đến tận phòng. Đồ ăn ngon khiến chị có cảm giác như đang dùng bữa tại nhà hàng.
Theo lời chị Thành, trong bệnh viện có 1 phòng trang điểm với la liệt các loại mỹ phẩm. Ngày ra viện, chị sẽ được 1 nhân viên trang điểm chuyên nghiệp hỗ trợ làm đẹp, làm tóc thật rạng rỡ, để cùng chụp 1 tấm hình với chồng con và bác sĩ lưu lại kỷ niệm.
Về quà tặng, viện tặng quà rải rác từ khi mang bầu đến khi sinh, đặc biệt trong quá trình nằm viện sau khi sinh hầu như ngày nào y tá cũng mang quà tặng đến phòng mẹ. Thường là đồ dùng cho bé như: Sữa bột, bình sữa, xà phòng giặt dành cho trẻ, kem dưỡng da…
Chưa kể chị còn được trang điểm rạng rỡ để chụp ảnh cùng bác sĩ.
Chưa hết, khi em bé đã 1 tuổi rưỡi, bệnh viện vẫn liên lạc thăm hỏi và gửi lời mời đi dự tiệc Halloween ở 1 khách sạn gần đó. Tại đây, trẻ con được chơi trò chơi, xem ảo thuật, bố mẹ dùng tiệc buffer và bốc thăm trúng thưởng. Có gia đình may mắn nhận được voucher giá trị $500 đi nghỉ dưỡng ở 1 khách sạn gần núi Phú Sĩ. Gia đình chị Thành được tặng $100 mua sắm ở trung tâm thương mại.
Và những món quà mà bệnh viện dành cho em bé.
Tiết lộ về kinh phí sinh con tại xứ sở hoa anh đào, chị Thành cho biết: “Tổng chi phí cho việc sinh nở của mình rơi vào khoảng 220 triệu tiền Việt, trong đó đã bao gồm phí dịch vụ lưu máu cuống rốn cho con trong vòng 10 năm. Vì được chính phủ hỗ trợ 84 triệu và thêm 34 triệu do bảo hiểm chồng mình mua trước đó, nên số tiền thực tế vợ chồng mình phải bỏ ra tầm 100 triệu”.
Những vất vả, gian nan của việc nuôi nấng 1 đứa trẻ là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nhìn lại hành trình đã qua chị Thành cảm thấy may mắn hơn so với những bà mẹ khác. Nhờ áp dụng những lời khuyên về phương pháp sống lành mạnh của bác sĩ nên hơn 1 năm nay bé không hề đau ốm lần nào.
Tôi đi... đẻ: 1.001 kiểu... nghén
Chuyện một số thai phụ nghén, thèm ăn 'đồ độc' như phân gà, cá sống hay đất sét không chỉ khiến người trong cuộc khổ sở mà cả những người xung quanh cũng cảm thấy... ớn.
Hầu hết khoa sản của các bệnh viện lớn tại TP.HCM đều chật ních vào sáng thứ hai, việc chờ đợi tới lượt khám luôn khiến thai phụ mệt mỏi - Ảnh: Trung Du
Trở nên khó tính, thèm ăn của lạ hay thay đổi thói quen hằng ngày là những gì thường thấy ở những người đang nghén. Nhưng, thèm ăn "đồ độc" như phân gà, cá sống hay đất sét không chỉ khiến người trong cuộc khổ sở mà cả những người xung quanh cũng cảm thấy... ớn.
Sáng thứ hai, Khoa Sản - Bệnh viện Hùng Vương (Q.5, TP.HCM) chẳng còn đủ chỗ cho bà bầu ngồi. Dựa vào tường cạnh tôi là bảy, tám chị vác bụng bầu khệ nệ đang dồn mắt về bảng điện tử hiện số thứ tự người tới khám.
"Bệnh viện gì mà đông thấy ớn", chị Nguyễn Thị Xâm (43 tuổi, trú Bà Rịa - Vũng Tàu) than. Chị Xâm đã có ba con, cái bầu này là đứa thứ tư. Chị kể vợ chồng chị chỉ tính có hai con nhưng do là người công giáo, không được phép bỏ thai nên... lỡ đến đứa thứ tư này.
Thèm ăn... đất, nghiện mùi... "cứt gà sáp"
Chị Xâm làm nghề buôn cá ở cảng, giật gấu vá vai lo ăn từng bữa nên khi có bầu chị vẫn khuân vác như ngày thường. "Ở nhà thuê, gia cảnh khốn khó ba đứa con nheo nhóc, không biết tụi tui sẽ đón đứa con thứ tư này thế nào. Chưa kể mang bầu ở cái tuổi 43, tui lo con bị dị tật, hoặc chậm phát triển", chị tâm sự.
Không chỉ thèm chua, cay, mặn, ngọt, trong những tháng nghén nhiều phụ nữ còn thèm ăn đất, giấy... Trong hình là chị Trần Thị Trinh (25 tuổi), thèm ăn quế suốt những tháng đầu thai kỳ - Ảnh: Trung Du
Hoàn cảnh đã chẳng khấm khá mà mang bầu đứa nào chị cũng nghén đến chết đi sống lại. Chị kể: "Đã là đứa thứ tư nhưng bầu lần nào tôi cũng ghiền... ngửi mùi cứt gà sáp". Chị ngại ngùng bảo ngày thường rất ghê mùi đó nhưng tới lúc có bầu lại... thèm. Chị thường giành việc cho gà ăn, lùa gà lên chuồng để được ngửi mùi này. Đỉnh điểm trong những cơn nghén của mình, chị Xâm lén quệt một ít phân gà vào tay cho lên mũi rồi... thè lưỡi liếm.
Khi chúng tôi đang mắt tròn mắt dẹt trước câu chuyện của chị Xâm thì chị Trần Thanh Hà (27 tuổi, ngụ H.Bình Chánh, TP.HCM ) góp chuyện: "Ăn cứt gà sáp đúng là khủng khiếp nhưng gần nhà tôi ở quê còn có người nghén cá sống".
Chị Hà kể: "Lúc mang bầu đứa con đầu tiên, H. (35 tuổi, Tiền Hải, Thái Bình) thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống. Từ người ít ăn cá, đặc biệt là cá biển thì lúc có bầu H. chỉ thèm ăn cá khoai sống".
Suốt những tháng đầu thai kỳ, chồng tôi luôn thèm chua, thèm ngủ... - Ảnh: Trung Du
Kể đến đây, chị Hà sợ tôi không tin liền mở máy lấy số điện thoại của H. cho tôi để có thể hỏi trực tiếp. Chị H. cho biết gia đình chồng sợ việc ăn đồ sống sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con nên không cho H. ăn món đó. Tuy nhiên, vì quá thèm, nên thời gian mang bầu H. thường xin phép về nhà ngoại để tự đi chợ và tìm mua bằng được cá khoai.
"Đôi lúc thèm quá, trên đường đi chợ về tôi ghé vào đâu đó cho ngay một con vào miệng ăn sống. Còn lại, khi về nhà, trong lúc nấu tôi lại lấy một miếng cá sống cho vào miệng. Cảm giác lúc ấy nó đã như đang trong nạn đói mà được ăn cơm với thịt vậy", chị H. chia sẻ qua điện thoại.
Cũng nằm trong danh mục bà mẹ nghén kiểu oái oăm, chị Nguyễn Thị Lan (34 tuổi, trú Dĩ An, Bình Dương) lại thèm ăn... đất sét. Nhà chị gần lò gốm, thường ngày ngửi mùi đất đã thấy dễ chịu tới khi có bầu chị càng thích hơn. Có lần thấy người ta về một xe đất sét, canh lúc xe đổ đất đi khuất, chị lấy một ít đất về nhà định để ngửi. Tuy nhiên, khi đất khô thấy mùi dễ chịu chị cho lên miệng nếm thử: "Không một chút mùi tanh, tôi thấy đất lúc ấy cứ bở như khoai, càng ăn càng ghiền".
Mãi đến tháng thứ tư khi cái thai đã vào thời kỳ ổn định chị Lan mới bớt thèm ăn đất. Tới giờ khi hỏi lại chuyện nghén, chị Lan vẫn ôm bụng không nín được cười...
Nghén thay vợ
Nghén là hiện tượng hơn 80% phụ nữ sẽ gặp phải khi mang thai. Nguyên nhân chính là do gia tăng hàm lượng hormone estrogen, dẫn đến sự nhạy cảm quá mức của mẹ bầu với mùi vị... Tôi chuẩn bị sẵn sàng cho chuyện nghén, nhưng có bầu được hai tháng tôi vẫn không có hiện tượng chán ăn hay mệt mỏi như người ta vẫn nói. Thậm chí theo những người xung quanh thời gian này tôi còn dễ tính hơn trước. Ngược lại, chồng tôi từ một người thức khuya dậy sớm, không bao giờ ngủ trưa, khá dễ tính và "chiều" vợ lại đột nhiên đổi tính, hay gắt gỏng và thường giận hờn vu vơ.
Đặc biệt, trước anh thường ngủ sau 23 giờ, thì giờ lại ngủ lúc 21 giờ hoặc sớm hơn, đôi khi mới chỉ 19 giờ, khi bạn bè tới và đang còn ngồi chơi thì anh... trốn đi ngủ. Giấc trưa trước đây anh thường ở lại cơ quan thì nay lại thường xuyên về nhà, ăn trưa xong là lăn ra ngủ. Có hôm có cuộc hẹn quan trọng nhưng mải ngủ khi thức dậy đã quá giờ hẹn cả hai tiếng.
Việc phụ nữ thèm chua trong những tháng đầu mang thai là rất phổ biến - Ảnh: Trung Du
Không chỉ thay đổi thói quen ngủ, chế độ ăn của anh cũng thay đổi bất thường. Anh hoàn toàn không ăn đồ ngọt như trước đây mà tập trung toàn bộ cơn thèm ăn vào cóc, xoài, ổi... đôi khi tôi bất ngờ khi thấy anh một mình ngồi ôm cả ký xoài non ăn ngon lành. Thời gian này anh cũng thường giận hờn tôi vô cớ, chỉ cần làm một việc gì không đúng ý là anh giận cả ngày trời. Đôi khi tôi thấy mình không có lỗi nhưng vẫn phải "làm lành" cho êm chuyện, lắm lúc không kiềm được tôi buột miệng: "Anh hay em đang mang bầu vậy".
Mang câu chuyện của mình chia sẻ trên một số nhóm kín hầu hết chị bầu đều nhất trí rằng chồng tôi đang có hiện tượng "nghén thay vợ". Chị Bùi Thùy Linh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho hay khi chị có bầu chồng chị cũng có những biểu hiện tương tự như chia sẻ của tôi. Chưa kể, cứ ngửi thấy mùi hành lá là chồng chị bụm miệng chạy đi nôn khan, anh cũng khổ sở với mùi cá và không ăn được bất cứ món nào có mùi tanh.
Chị Linh cho hay: "Khi biết mình nghén thay vợ ban đầu anh khá ngại ngùng nhưng sau thì rất hạnh phúc bởi nhờ vậy mà anh thấy mình đã san sẻ được một phần nhỏ những mệt nhọc mà vợ phải đối mặt khi mang bầu".
Theo kinh nghiệm dân gian đàn ông muốn nghén thay vợ có thể ăn chung đũa, tô, uống chung ly và đêm nằm chung gối với vợ. Tuy vậy, cách này chỉ có hiệu quả với một số người... (còn tiếp)
Cho chồng ăn... "hành"
Vì những bức bối ngày thường không có cơ hội để bộc phát nên tận dụng lúc mang bầu không ít bà vợ cho chồng... ăn "hành".
Chị Hoàng Thị Mơ (27 tuổi, quê Vĩnh Phúc) cho hay: "Mấy tháng đầu khi mang thai dù không thèm ăn như hầu hết phụ nữ nghén nhưng tôi vẫn thường xuyên nũng nịu đòi chồng "chăm". Chị kể: "Thường tôi hay nhờ chồng bóp chân, vai hay làm mấy món mình thích nhưng những ngày có chuyện không vừa ý, tôi lại kêu đau lưng, đau đầu, có hôm vì giận tôi bắt anh nằm dưới đuôi giường gác chân lên lưng rồi ngủ quên luôn tới sáng".
Không giống chị Mơ tìm cách để hành chồng, chị Trần Thị Hiển (37 tuổi, quê Nghệ An) cho hay: "Thường ngày mẹ chồng tôi rất cay nghiệt, chửi con dâu chẳng tiếc từ gì. Tuy nhiên, bà lại mong cháu trai, khi biết tôi mang bầu con trai bà chăm hết cỡ. Nhớ lại những lúc mẹ chồng chửi trước khi mang bầu tôi "hành" lại. Những gì ngày thường bà không cho, lúc mang bầu tôi đòi bằng được: "Bình thường bà không cho chồng tôi rửa bát. Bà bảo đàn ông làm việc lớn, rửa bát nó bần người đi. Vậy là lúc mang bầu tôi cứ kêu chân bị chuột rút không ngồi được. Xót con trai, bà lại thế chỗ. Không ít lần chị Hiển bị mẹ chồng cấm đoán về nhà mẹ đẻ thì thời gian này cứ cuối tuần chị lại xin về nhà mẹ để ăn mấy món mẹ chị nấu. Dù không thoải mái nhưng sợ ảnh hưởng đến cháu trai sắp ra đời nên bà buộc phải đồng ý.
Theo thanhnien.vn
9X Việt sinh thường con 4kg, chồng Nga mặt trắng bệch vì sợ, can vợ đừng đẻ nữa Ốm nghén quá nặng nên chị Ngọc Nhàng bị viêm họng cấp tính sốt hơn 39 độ suốt một tuần. Khi nhập viện cũng là lúc thai mới được 7 tuần tuổi, bác sĩ đã nói vợ chồng chị có khả năng mất bé. Đầu năm 2019, chị Ngọc Nhàng (29 tuổi, Nha Trang) và anh Korobkin Daniil (29 tuổi, Nga) đã có...