8X tự nhận mình “nấu đại” nhưng lại khiến các ông chồng xôn xao nhắn vợ về nấu cơm nhà
Nấu nhanh, nấu gọn, dọn sạch chính là những tiêu chí vào bếp của nàng 8X độc thân Trúc Ly.
Là nhân viên văn phòng, bận bịu với công việc lại sống độc thân nhưng chị Trúc Ly (31 tuổi, TP HCM) vẫn rất chăm chỉ vào bếp nấu ăn mỗi ngày. Chị tâm sự, bản thân mình tự nấu ăn với nhiều lý do.
“Thứ nhất là mình có thể tự kiểm soát gia vị và thành phần các món ăn cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm thay vì nhiều người. Thứ hai là vì nếu tự mình nấu theo đúng ý mình sẽ thích hơn, mình thèm gì mình nấu nấy. Thứ 3 là mình cảm thấy vui. Nhiều người hay bảo rằng độc thân buồn chết, nhưng với mình thì vào bếp cũng là một cách khiến mình bận rộn hơn, đỡ cảm thấy buồn khi sống độc thân. Và cuối cùng là thật ra vào bếp cũng là một cách để xả stress, để đỡ buồn hoặc ít ra là đỡ nhớ nhà”, 8X nói.
Chị chia sẻ, những ngày còn học cấp ba, sống cùng gia đình ở Daklak, chị không phải nấu ăn vì có bà có mẹ. Nhưng khi lên đại học, cô gái nhỏ ngày ấy đã phải tự lập, tự làm tất cả. Khi ấy, bà và mẹ còn thương con, xót cháu không có thời gian nấu còn thường xuyên gửi đồ ăn xuống cho hàng tháng. Rồi sau khi ra trường, có nhiều gian hơn, chị mới chính thức dành nhiều tâm huyết cho việc nấu nướng.
“Bà ngoại là nguồn cảm hứng để mình nấu ăn. Hồi trước khi còn ở nhà không phải nấu cơm, vì dành thời gian cho việc học, bà hay đùa rằng phụ nữ không biết nấu nướng nhà chồng coi thường. Mình cũng chỉ tủm tỉm cười và dòm cách bà nấu. Sau này ở Sài Gòn, mỗi lần thèm ăn món gì của bà, mình hay gọi về để hỏi cách làm. Hoặc tra trên mạng rồi thử và hỏi ngoại xem đúng không. Hiện tại, bà đã già rồi và không còn có thể đứng bếp được nữa, mỗi lần về thăm nhà, chị lại hay nấu những món khi xưa được bà nấu, 1 phần để cho bà thử và chỉ dạy thêm, 1 phần để nhớ rằng, nhờ những lời “mắng yêu” và dạy bảo của bà năm xưa mà mình có thêm động lực vào bếp”.
Vì độc thân nên đa số chị Trúc Ly nấu ăn một mình. Thỉnh thoảng có 2-3 người bạn thân hoặc anh chị em họ nhắn “thèm ăn cơm nhà” hay ” nay nấu gì?” thì chị đều rủ qua ăn cho đỡ buồn. Khi đó khẩu phần ăn sẽ tăng lên một chút, nhưng vẫn đảm bảo đủ 3 món: canh, mặn, xào để tránh bị ngán. Vì đã sắp xếp cho mình nguyên tắc khi đi chợ, siêu thị “mua đúng, mua đủ” và khi nấu “nấu nhanh, dọn sạch”, nên chị không mất quá nhiều thời gian cho việc nấu 1 bữa ăn.
Nếu đã sơ chế sẵn đồ ăn trước đó thì mỗi bữa, chị chỉ mất khoảng 20-30 phút là xong. 8X cũng ít khi lên chi phí vì bản thân sống theo phương châm “thích gì nấu nấy” hay “có gì nấu nấy”. “Tự nấu ăn trước tiên mình phải có cảm giác ngon miệng đã, không quá eo hẹp tuy nhiên cũng phải cân đối để tránh lãng phí. Ví dụ như bữa này tiêu hơi nhiều thì bữa sau mình điều chỉnh lại và khi đi chợ, siêu thị chỉ mua đủ, mua đúng món cần mua, tránh để dư thừa thức ăn”, chị nói.
Video đang HOT
Để chuẩn bị cho một bữa ăn khoa học và hợp lý, chị Trúc Ly sẽ xác định mình chỉ “mua đúng – mua đủ” để tránh lãng phí. Chị còn dán lên tủ lạnh những gì đang có trong tủ lạnh, để biết nên nấu món gì hoặc biết còn thiếu gì mà đi mua thêm, tránh mua lãng phí. Nhờ vậy chị bỏ được thói quen gì cũng nhét vào tủ lạnh và hay mua dư đồ dù đã có sẵn món đó trong tủ lạnh.
Ngoài ra, chị thực hiện phương pháp nấu nhanh – dọn sach. Theo chị, nấu nhanh không phải là rút ngắn thời gian cần nấu cho 1 món ăn, mà là việc sắp xếp khi nấu nhiều món. Khi bat đau nau phai luu y nau mon nao lau truoc. Vi du trong khi ngam rau đe rua nuoc muoi thi vo gao, bat nut. Sau đo la bat đau nau mon kho/ ham. Chị còn thuong su dung song song 2 bep đe tiet kiem thoi gian nau. Khi đun bep liu riu đe cho mon ham/kho đo thi chuyen qua bat nuoc soi nau canh tai bep con lai. Sau khi nau mon canh xong thi làm món xao. Luc làm xao xong thi mon ham/kho cung vua đu mem đe dung, va khi đo canh cung bot nong đe co the bung ra ban cho 1 mam com đay đu. Luc nay thi com cung đa vua kip chin. Chỉ khoảng 20-30 phút là xong một bữa ăn đơn giản như vậy.
Còn “dọn sach” chính là nấu đen đau, don đen đo. Nhìn bếp gọn gàng, khong gian bep sach se khien bản chị hung thu nau, cham chut cho tung mon an hon.
Vì sống độc thân nên chị thường thích gì nấu đó. Chẳng hạn một miếng thịt to chị đem chia ra, rồi chế biến thành nhiều món cho nhiều bữa khác nhau. Các thực khác cũng tương tự như vậy… Nhờ đó mà các món ăn sẽ không bị trùng và không nhàm chán.
“Bản thân mình khá thích việc biến đổi các món ăn, do đó hay làm những món để thay đổi khi ngán cơm, thường là những món đặc trưng đi nhiều vùng chị ăn thấy hợp vị và làm theo. Ví dụ như bún cá ngừ, bánh canh cua, bún riêu Ban Mê quê mình, xôi gà, bánh mì xíu mại….Thỉnh thoảng cũng có những món Âu, nhờ đi ăn nhà hàng mình hay quan sát và để ý thành phần trong món ăn, khi về nhà có thể bắt chước và biến tấu thêm, ví dụ như món mì Ý cua…”, chị Trúc Ly cho biết.
Tự nhận là mình chỉ “nấu đại” nhưng bữa cơm nào chị Trúc Ly nấu cũng đề huề, đủ món. Nhất là khi bạn bè, anh em tới chơi rồi cùng thưởng thức thì cơm chị nấu luôn ngon và ấm cúng như cơm nhà. Câu nói đặc biệt nhất mà mọi người thường nói với chị là “thèm cơm Ly nấu”, “thèm cơm nhà Ly, “Em qua ăn nha”. Tức là họ thích những món ăn, cách sắp xếp món ăn của chị. Với chị, không có gì vui hơn các món ăn của mình được mọi người đón nhận như vậy.
Khi chia sẻ những bữa ăn của mình lên mạng xã hội, bài đăng chị Trúc Ly nhanh chóng nhận được nhiều lượt like và lời khen ngợi của nhiều người. Đặc biệt là các ông chồng còn nhắn nhủ vợ, hi vọng sẽ cùng được cùng nhau nấu cơm nhà thay vì đi ăn ngoài nhiều hơn. Đây có lẽ chính là một trong những độc lực để chị Trúc Ly nấu ăn ngon và chăm chỉ hơn nữa mỗi ngày.
Biên tập viên VTV đã xin lỗi, tại sao dân mạng cứ phải 'đánh người chạy lại' đến toác đầu mẻ trán mới hả lòng?
Trong chúng ta, ai dám vỗ ngực tự hào mình không bao giờ mắc sai lầm?
Chính vì sai lầm là thứ khó tránh nên người xưa đã có câu 'Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại'. Thế nhưng ngay cả khi 'chạy lại', họ vẫn bị ném đá đến toác đầu mẻ trán, nghĩa là sao?
Một biên tập viên của đài quốc gia vạ miệng trên sóng truyền hình. Anh ta đã xin lỗi công khai, tạm khóa trang cá nhân và hiện đang chờ chấp hành các hình thức kỷ luật của cơ quan. Thế nhưng cơn phẫn nộ của cộng đồng mạng vẫn không dừng lại. Biên tập viên vẫn tiếp tục bị nhục mạ, bị fake biết bao nhiêu tài khoản khác nhau với lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt, kích động thù hằn.
Hình như đang dịch nên một bộ phận dân mạng hơi rảnh và cần chỗ xả stress?
Biên tập viên nhà đài là công việc làm dâu trăm họ, khán giả hoàn toàn có quyền góp ý nếu thấy có gì đó chưa hợp lý. Nếu anh ta làm sai, anh ta sẽ bị kỷ luật và chịu sự chỉ trích của dư luận. Nhưng một bộ phận dân mạng quá khích lại đang thể hiện 'quyền lực' vượt quá giới hạn cho phép.
Được quyền góp ý không có nghĩa là tự cho mình cái quyền xúc phạm người khác. Chúng ta không bao giờ nên lấy cái sai này để vùi dập một cái sai khác.
Họ mặc sức chửi bới bởi vì người bị công kích không phải là họ, không phải là người thân của họ. Nhưng nếu thử đặt mình vào hoàn cảnh tương tự, liệu họ có thấy những lời mình nói ra thật độc ác hay không?
Thử hỏi, trong số những người đang hăng say chửi bới anh biên tập viên kia, có bao nhiêu người đang làm công việc bán hàng rong? Bao nhiêu người 'lấy danh nghĩa người nhà' của những người bán hàng rong để lên tiếng cho quyền lợi của họ?
Huống hồ bản tin đó không hề có ý miệt thị những người bán hàng rong, mà chỉ phản ánh thực trạng và thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia trong tình hình kinh tế khó khăn chung. Sự cố đó vốn dĩ chỉ là lỗi dùng từ, biên tập viên ấy có đáng bị chửi bới thậm tệ đến vậy?
Làn sóng dịch bệnh thứ 2 bùng phát, nhiều nơi đang áp dụng giãn cách xã hội, nhiều người lại bị giảm lương, mất việc. Rất nhiều người mang tâm lý chán nản, bức bối, tiêu cực.
Bán hàng rong là một trong những công việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhất là những người quen bán ở những tuyến phố đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều người nhìn thấy cái nhọt của người khác lại nghĩ đến cái chân đau của mình. Thế là họ 'túm' lấy anh biên tập viên nhà đài để chửi, như một cái cớ để giải tỏa stress.
Ngoài ra, không ít người hiện phải tạm dừng công việc, ở nhà và đang rất rảnh. Hôm nào đọc báo mạng, lướt newsfeed cũng thấy dày đặc tin tức về dịch bệnh, đã chán lại càng ngán. Vậy nên hễ có 'drama' nào mới là lại hít lấy hít để, hùa vào chửi chỉ để... cho bớt chán.
'Đu fame' để câu like, câu tương tác
Sự cố của biên tập viên truyền hình lần này cũng như nhiều drama khác, khi nhân vật chính sủi mất tăm khỏi mạng xã hội để 'tránh bão' thì ngay lập tức có hàng loạt tài khoản giả mạo lập lên.
Những tài khoản fake này đăng status, dùng nhiều ngôn từ gây kích động, thù hằn, cốt để cộng đồng mạng kéo nhau vào bức xúc, chửi bới. Người ta càng chửi thì tương tác lại càng nhiều.
Những status của các tài khoản fake nam biên tập viên thu hút rất nhiều sự tương tác của dư luận
Rồi đến khi sóng gió qua đi, những tài khoản đạt hàng nghìn lượt follow ấy sẽ được 'hô biến' thành một cái nick bán hàng online hay được rao bán cho những 'đầu nậu' chuyên thu gom những tài khoản có lượng follow cao, tương tác lớn.
Những người đang hăng say kéo vào các tài khoản giả mạo ấy để chửi bới, có phải rất dễ bị kẻ khác dắt mũi không? Có phải sẽ đến lúc sực nhớ ra là mình đã làm một công việc thật vô nghĩa và tốn thời gian không?
Muôn kiểu ôn thi "chất như nước cất" chỉ có ở hội "Nhất quỷ nhì ma" Mỗi mùa thi về, chúng mình lại được chứng kiến cảnh các bạn teen tay trong tay với hàng tá những quyển sách vở, tất bật chuẩn bị cho kỳ thi, vậy nhưng vẫn còn nhiều những cách ôn bài "bá đạo" khác mà hẳn ai cũng sẽ vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến. Những kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ luôn...