8X từ bỏ xã hội hiện đại, vào rừng làm nhà tre, sống cuộc đời vô cầu, con sinh ra không nhất thiết phải đến trường
Theo anh Hà, trẻ nhỏ sống ở đây nếu có nhu cầu đến trường đi học thì sẽ được đáp ứng. Nếu không thích, chúng hoàn toàn có thể ở nhà và làm những điều chúng muốn.
Nếu bây giờ đề nghị bạn vào sống trong một khu rừng – nơi mà hàng ngày bạn chỉ làm các công việc như đi kiếm củi, lên rẫy làm nương và sống gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, thì liệu bạn có đồng ý?
Hẳn nhiên, ở thời đại ngày nay, một cuộc sống chuẩn ‘thời kì đồ đá’ như vậy có lẽ chẳng mấy ai dám gật đầu.
Thế nhưng, người đàn ông có tên Lê Xuân Hà (SN 1989, hiện đang sống tại thôn Thành Lợi, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) dưới đây, lại sẵn sàng từ bỏ cuộc sống thị thành để đi vào rừng làm nhà tre, xây dựng cộng đồng sống vô cầu khác hẳn lối sống hiện đại mà xã hội đang vận hành.
Anh Lê Xuân Hà
Hành trình quay về ‘thời tối cổ’
Cách đây 6 năm, Lê Xuân Hà lập gia đình. Anh và vợ cùng chung sống với bố mẹ trong một căn nhà xây ở huyện Thường Xuân. Ngôi nhà tuy không quá khang trang, lộng lẫy nhưng cũng đủ đầy tiện nghi cần thiết cho một cuộc sống hiện đại.
Đến năm 2018, vợ chồng Xuân Hà muốn ra ở riêng. Tuy nhiên lúc đó, người đàn ông SN 1989 chẳng có gì trong tay ngoài kỹ năng làm đồ thủ công. Vậy là anh quyết định ‘có gì dùng nấy’.
‘Không có tiền xây nhà thì tự mình làm nhà’… Nghĩ vậy nên Xuân Hà nhanh chóng lên kế hoạch làm một ngôi nhà bằng tre trong rừng để vợ chồng con cái chuyển vào ở. Mất nửa năm vừa đi làm vừa tranh thủ xây nhà, tổ ấm nhỏ của vợ chồng Xuân Hà cũng được hình thành.
Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng anh Hà nhìn từ xa…
Video đang HOT
Bữa cơm của gia đình
Nói về lý do từ bỏ xã hội hiện đại để vào rừng sinh sống, người đàn ông SN 1989 cho biết, anh muốn tạo ra môi trường và không gian riêng cho cả nhà. Cuộc sống mới của gia đình anh tựa như đang ‘quay về thời tối cổ’. Trong căn nhà tre nhỏ giữa cánh rừng rộng lớn, vợ chồng, con cái Xuân Hà có thể tự do làm những điều mình thích.
Nếu như phần đa các gia đình ngày nay đều có một khuôn mẫu sinh hoạt chung, đó là: Sáng bố mẹ đi làm, con đi học; chiều bố mẹ tan làm, con tan học; tối đến cả nhà mới tập trung ăn uống… thì gia đình Xuân Hà lại không có lịch sinh hoạt cụ thể.
Mỗi ngày, từng thành viên trong gia đình anh lại có một hoạt động khác nhau. Có thể ngày hôm nay buổi sáng lên rừng, buổi chiều đi làm nương, nhưng sang ngày hôm sau cả nhà lại ra suối bắt cá, bơi lội. Hoặc cũng có thể vào một ngày đẹp trời, bỗng dưng chẳng ai muốn làm gì và cứ thế ngồi nhà thư giãn, nghỉ ngơi.
‘Không sống rập khuôn. Đấy là một tiêu chí mà mình hướng đến’, người đàn ông SN 1989 nói.
Xuân Hà tận hưởng không gian yêu thích
Những đứa trẻ đón sinh nhật trong căn nhà tre
Tạo lập cộng đồng vô cầu
Hiện tại, khu vực anh Hà sinh sống có tổng cộng 3 hộ gia đình với 11 nhân khẩu. Những người sống ở đây đều ở nhà tre và theo xu hướng vô cầu. Nghĩa là họ không cầu thị, không mong muốn bất cứ điều gì và cứ để cuộc sống trôi qua một cách tự nhiên.
Những ai muốn đến đây ở chỉ cần đáp ứng đủ 3 yêu cầu: Không phải tội phạm đang bị truy nã, có giấy tờ tùy thân để báo cáo lưu trú và đặc biệt không được làm hại đến môi trường thiên nhiên trong khu vực.
‘Ai tốt tính, ai xấu tính hay có quá khứ như thế nào tôi chẳng quan tâm, miễn là không vi phạm quy tắc thì tôi đều đồng ý cho đến ở. Bản thân tôi cũng không quan tâm quá nhiều tới chuyện nhà hàng xóm và ngược lại’, anh Hà chia sẻ.
Được biết, công việc chủ yếu của người dân ở cộng đồng vô cầu là làm nông và làm các đồ thủ công. Tuỳ theo thời tiết, mùa vụ, mọi người có lúc sẽ trồng và chăm sóc cây cối, làm nhà hoặc đi làm xa.
Cuộc sống nơi đây tối giản mọi nhu cầu không cần thiết, việc sử dụng công nghệ cũng hạn chế, chỉ tập trung vào phát triển đời sống tinh thần và các kỹ năng sinh tồn.
Vợ chồng anh Xuân Hà
Người đàn ông SN 1989 đưa gia đình đi bơi ở suối
Trẻ em không nhất thiết phải đến trường
Xuân Hà cho hay, tiêu chí quan trọng khi anh xây dựng cộng đồng vô cầu chính là: ‘Tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng quyền tự do phát triển của trẻ em’.
Trẻ nhỏ sống ở đây nếu có nhu cầu đến trường đi học thì sẽ được đáp ứng. Nếu không thích, chúng hoàn toàn có thể ở nhà và làm những điều chúng muốn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn sẽ được người lớn dạy cho những kiến thức cơ bản để biết đọc, biết viết. Dù vậy, quá trình này cũng không cần quá gấp gáp.
Anh Hà tâm sự: ‘Bản thân một đứa trẻ sinh ra không có khái niệm về trường và lớp. Khi nào trong đầu trẻ có khái niệm về trường, nếu trẻ thích, mình hoàn toàn ủng hộ cho đi học. Nhưng mà mình cũng không đưa khái niệm đi học vào đầu con trẻ. Còn khi cho trẻ ở nhà, nếu bé thích học chữ, mình sẽ dạy. Nhưng ví dụ lúc 5 tuổi bé thích học, 10 tuổi lại không thích nữa, dạy mãi không được thì mình sẽ thôi. Thay vào đó, mình giúp trẻ phát triển những kỹ năng mà trẻ có lợi thế.
Thật ra 15 tuổi mới biết chữ cũng không muộn. Khi nào có nhu cầu, con người ta khắc tự tìm cách. Việc học cũng vậy. Nói chung là mình muốn tối giản hoá những suy nghĩ trong đầu của một đứa trẻ. Mình muốn trẻ dành toàn bộ thời gian để suy nghĩ về những việc ý nghĩa đối với bản thân và những người xung quanh chứ không phải những kiến thức xa vời như khoa học công nghệ’.
Anh Hà làm một thư viện sách miễn phí cho trẻ nhỏ ở khu vực này
Bên cạnh đó, Xuân Hà cũng hướng tới việc phát triển, đẩy mạnh những kỹ năng sinh tồn cho các em nhỏ trong cộng đồng. Ví dụ, khi lạc vào đảo hoang thì các em sẽ biết dựng nhà và tìm kiếm đồ ăn để tự cứu lấy bản thân.
‘Thật ra những kĩ năng sinh tồn này đã nằm sẵn trong bản năng của mỗi đứa trẻ. Do lối sống xã hội hiện đại đã vùi lấp hết bản năng của trẻ con. Thế nên môi trường sống tôi đang xây dựng chỉ là để thúc đẩy thêm bản năng vốn có của các em mà thôi’, người đàn ông SN 1989 nói.
Khánh Linh
Phòng, chống Covid-19: 11 giáo viên, nhân viên và học sinh Thanh Hóa đang được cách ly, theo dõi
Đến thời điểm hiện tại, toàn ngành giáo dục Thanh Hóa có 11 trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được cách ly, theo dõi để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, toàn ngành giáo dục Thanh Hóa đã có 11 trường hợp cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh được cách ly, theo dõi để phòng, chống dịch bệnh. Trong đó có 1 trường hợp học sinh Trường THPT Hoàng Lệ Kha (Hà Trung) đi từ Đài Loan trở về địa phương ngày 27-2. Với trường hợp này, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 huyện Hà Trung đã yêu cầu học sinh tự cách ly tại nhà 14 ngày và cử nhân viên y tế địa phương giám sát theo quy định. Thời điểm cách ly từ ngày 27-2.
Ngoài ra, tại huyện Hà Trung còn có 2 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 1 học sinh (cả 3 trường hợp cùng ở một gia đình) tiếp xúc với người nhà từ Hàn Quốc trở về địa phương đang được chính quyền địa phương theo dõi và tiến hành cách ly cả gia đình tại nhà (thời điểm cách ly từ ngày 25-2).
Tại huyện Ngọc Lặc có 3 trường hợp tiếp xúc với người nhà từ Hàn Quốc trở về địa phương cũng đang được chính quyền địa phương theo dõi và tiến hành cách ly theo quy định.
Cùng với các trường hợp trên, tại Trường THPT Tĩnh Gia 3, THPT Hà Văn Mao (Bá Thước), THPT Cẩm Thủy 1 và THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn), mỗi trường có 1 học sinh thuộc diện phải cách ly theo dõi do tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về.
Hiện tất cả các trường hợp được cách ly, theo dõi chưa có biểu hiện bất thường.
Cũng theo báo cáo của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, đến ngày 5-3, các trường học trên địa bàn tỉnh đã trang bị 1.404 máy đo thân nhiệt. Cụ thể, khối phòng GD-ĐT là 928 máy (tăng 106 máy), trong đó, số trường đã trang bị đủ từ 1 đến 2 máy/lớp là 26 trường; số trường đã trang bị nhưng chưa đủ so với yêu cầu là 218 trường. Khối các trường THPT, các đơn vị trực thuộc, Trung tâm GDNN - GDTX là 476 máy (tăng 15 máy). Các đơn vị trường học cũng đã lắp đặt được 25.198 vòi nước rửa tay bằng xà phòng.
Phong Sắc
Theo baothanhhoa
Không có chuyện cả trường ở thanh Hóa phải nghỉ học vì một nam sinh bị sốt Một nam sinh lớp 11 ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa) được đưa đến bệnh viện cách ly để theo dõi bệnh Covid-19 vì ho và sốt nhẹ. Học sinh này từng có tiếp xúc với người quen vừa từ Nhật Bản trở về. Phun khử trùng trường học ở Thanh Hóa để phòng chống dịch Covid-19 - ẢNH MINH HẢI Khuya 4.3,...