Thanh Hóa: Theo dõi, cách ly 5 học sinh do tiếp xúc với người từ vùng dịch
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 5 trường hợp học sinh đang được thực hiện cách ly do tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về địa phương, đi đến từ vùng có dịch.
Theo đó, đối với khối Phòng Giáo dục và Đào tạo, tại huyện Ngọc Lặc có 3 học sinh đang được thực hiện cách ly, theo dõi.
Các trường học thực hiện đo thân nhiệt học sinh ngày đầu trở lại trường sau kỳ nghỉ phòng dịch.
Bà Phạm Thị Ngân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc xác nhận: Trên địa bàn huyện có 3 học sinh đang được cách ly.
Cụ thể, 1 học sinh lớp 3 và 1 em lớp 6, đều ở xã Vân Am, tiếp xúc với người đi từ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc về; còn 1 em học sinh lớp 5 ở xã Thạch Lập, tiếp xúc với người nhà đi từ Hàn Quốc về.
Theo bà Ngân, hiện nay, các trường hợp đang được cách ly tại gia đình, chính quyền địa phương phân công nhân viên y tế theo dõi hàng ngày. Đến thời điểm này, tình hình sức khỏe bình thường, chưa có dấu hiệu bất thường gì.
Khối các trường THPT, các đơn vị trực thuộc, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên có 2 học sinh Trường THPT Tĩnh Gia 3 và THPT Hoàng Lệ Kha phải cách ly, theo dõi.
Trong đó, tại Trường THPT Tĩnh Gia 3, huyện Tĩnh Gia có 1 trường hợp tiếp xúc với anh trai của du học sinh từ Seoul (Hàn Quốc) trở về địa phương và du học sinh này có các biểu hiện ho sốt.
Chính quyền địa phương tiến hành cách ly tại gia đình và được nhân viên y tế theo dõi với tần suất 1 giờ/lần. Du học sinh trở về từ Hàn Quốc đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với Covid-19.
Còn tại Trường THPT Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung là trường hợp học sinh từ Đài Loan trở về địa phương ngày 27/2/2020. Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 huyện Hà Trung đã yêu cầu học sinh tự cách ly ở nhà 14 ngày và cử nhân viên y tế địa phương giám sát theo quy định. Thời điểm cách ly từ ngày 27/2/2020.
Video đang HOT
Các trường chuẩn bị vòi nước.
Sáng 2/3, học sinh THPT, học viên Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bước vào buổi học đầu tiên sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đà tạo, buổi học đầu tiên diễn ra bình thường, nhiêm túc, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều có tâm lý thoải mái khi đến trường và sẵn sàng tinh thần học tập.
Các nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ vòi nước rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sử dụng sau mỗi tiết học. Một số đơn vị tiến hành đo thân nhiệt cho học sinh, đồng thời, phối hợp với ngành y tế địa phương và phụ huynh để xử lý các trường học học sinh có biểu hiện sốt, ho, đau đầu…
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Việt Nam - nước đầu tiên dập được dịch COVID-19?
Địa phương có thể công bố khống chế dịch sau 28 ngày kể từ khi ngành y tế quản lý được nguồn lây, tính từ khi bệnh nhân cuối cùng được cách ly tại bệnh viện.
Bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc COVID-19 ra viện - Ảnh: VIỆT DŨNG
Ngày 20-2, cùng lúc có 3 bệnh nhân ở Vĩnh Phúc là bé N.G.L., 3 tháng tuổi (điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương) và 2 nữ bệnh nhân (1 người 55 tuổi, 1 là học sinh THPT 16 tuổi) cùng được công bố khỏi bệnh, sau hai lần xét nghiệm có kết quả âm tính với virus corona.
Hôm nay 21-2, bệnh nhân Việt kiều 73 tuổi sẽ được cho ra viện tại TP.HCM, sau 5 lần xét nghiệm âm tính. Như vậy tính đến 21-2, Việt Nam chỉ còn 1 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị ở Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi nào được coi là "đã khống chế được dịch"?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia có trách nhiệm của Bộ Y tế cho biết việc công bố khống chế được dịch có thể thực hiện trên quy mô từng địa phương có ghi nhận bệnh nhân. Hiện Việt Nam có 4 tỉnh thành có bệnh nhân là Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Thanh Hóa và TP.HCM.
Những địa phương có thể công bố hết dịch chỉ khi đạt được điều kiện: Về chuyên môn, địa phương có thể công bố khống chế dịch sau 28 ngày kể từ khi ngành y tế quản lý được nguồn lây, nghĩa là tính từ khi bệnh nhân cuối cùng được cách ly tại bệnh viện.
Với cách tính kể trên, hiện hai tỉnh Khánh Hòa và Thanh Hóa đã gần đủ thời gian để có thể công bố khống chế dịch, tỉnh Vĩnh Phúc cần thêm 12 ngày nữa nếu không ghi nhận thêm bệnh nhân mới, TP.HCM cũng phải chờ.
Lặp lại thành công?
Ba bệnh nhân bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) được ra viện hôm qua 20-2 là 3 bệnh nhân đều lây bệnh từ một nguồn lây là nữ công nhân N.T.D., 23 tuổi (thành viên đoàn công nhân 8 người đi tập huấn ở Vũ Hán về nước hôm 17-1 với 6/8 người trong đoàn được xác định mắc bệnh).
Từ cô D., có 6 người bị lây bệnh gồm cha, mẹ, em gái, chị họ, hàng xóm của D. và em bé 3 tháng tuổi kể trên. Hiện chỉ còn cha D. đang tiếp tục điều trị tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà.
Cách nay 17 năm, ngày 18-4-2003, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam công bố VN đã khống chế được dịch SARS, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới làm được điều này. Với dịch COVID-19, dựa vào những dữ liệu kể trên cho thấy thành công đó có thể được lập lại.
"Hiện có đến 3.000 nhân viên y tế ở Vũ Hán, Trung Quốc bị lây nhiễm bệnh dịch COVID-19. Tại Việt Nam, các bác sĩ đã điều trị khỏi hoàn toàn cho 15/16 bệnh nhân, không có cán bộ y tế nào bị lây bệnh. Chúng tôi sẽ sớm tổ chức rút kinh nghiệm và luôn sẵn sàng chống dịch ở mức cao nhất" - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê chia sẻ.
Bệnh nhi 3 tháng tuổi, ca bệnh COVID-19 nhỏ nhất Việt Nam - Ảnh: V.DŨNG
"Lá thư" từ Sơn Lôi
Anh Hoàng Việt Lào, Công an tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong khoảng 200 cán bộ, chiến sĩ được tăng cường về làm nhiệm vụ tại 12 chốt kiểm soát ra vào xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc từ ngày Sơn Lôi bị phong tỏa. Anh Lào chia sẻ:
Chúng tôi đến Sơn Lôi từ 13-2, ngay sau khi có quyết định phong tỏa Sơn Lôi của UBND tỉnh. 200 cán bộ chiến sĩ được chia đến làm việc tại 12 chốt kiểm soát, cùng với bà con địa phương.
Làm nhiệm vụ, nên từ đầu chúng tôi đến đây với tinh thần sẵn sàng, lại được các cán bộ y tế hướng dẫn cách phòng bệnh nên cũng yên tâm.
Mỗi chốt kiểm soát có 32-40 người, chúng tôi chia làm 3 ca, khi nào đến ca thì có nhiều nhiệm vụ, như đi tuần xung quanh, kiểm soát việc ra/vào xã, hết ca lại về khu trung tâm là nơi ăn nghỉ của tất cả mọi người thuộc các chốt.
Ở đây ngoài một số nhà kiên cố còn vài nhà tạm, vừa được dựng lên để sử dụng trong đợt chống dịch này. Là nhà tạm nên chỉ lợp tôn và quây xung quanh cũng bằng tôn, điều kiện ăn ở không thể bằng ở nhà mình, nhưng đang mùa dịch, chúng tôi thấy thế đã là rất ổn rồi.
Những ngày này, bà con ở Sơn Lôi vẫn đi làm ruộng, trồng rau, sinh hoạt bình thường, chỉ có khác là không ra khỏi phạm vi xã, đường làng vắng hơn, người dân biết nguy cơ nên hạn chế tụ tập đông người, ít ra đường.
Tỉnh đã giao Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ trách việc cung cấp thực phẩm, đồng thời cũng hỗ trợ mỗi người dân tiền sinh hoạt phí...
Tối đến, có khi có người trong làng mang tặng chúng tôi ngô, khoai, sắn mà họ trồng cấy được, họ để dành cho người ở chốt. Họ thấy mọi người làm việc vất vả. Điều đó làm chúng tôi thấy rất ấm áp.
Theo quyết định của UBND tỉnh, việc phong tỏa này sẽ kéo dài đến 3-3. Người Sơn Lôi sẽ có 21 ngày gần như là cách biệt với bên ngoài.
Tôi biết người dân đang vượt qua từng ngày, vì sự an toàn chung của mọi người. Ngay cả 200 người Sơn Lôi vắng mặt ở những ngày đầu tiên Sơn Lôi bị phong tỏa cũng đều đã trở về nhà.
Tôi và các đồng đội của mình cũng sẽ có 21 ngày ở đây, như một chuyến công tác đặc biệt. Tôi tin Việt Nam sẽ sớm khống chế được dịch bệnh.
KHUÊ ANH ghi
LAN ANH
Theo Tuổi trẻ
Thanh Hóa: Chờ nhà hảo tâm xây lớp, học sinh phải học tạm trong nhà văn hóa bản Một số nhà hảo tâm, tổ chức thiện nguyện hứa xây tặng phòng học để xóa phòng tranh tre, nứa lá tại huyện Lang Chánh, nên chính quyền địa phương đã giải phóng mặt bằng để chờ xây dựng. Do đó, hàng chục trẻ Mầm non phải đi học tạm ở nhà văn hóa bản. Học sinh Mầm non ở bản Phá, xã...