8X Sơn La và giấc mơ đưa ống hút tre núi rừng Tây Bắc ra thế giới
Những chiếc ống hút đặc biệt, được làm từ tre, nứa và tình yêu thiên nhiên của anh Lê Tiến Dũng (sn 1983) ở TT Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La) đã khiến nhiều khách nước ngoài thích thú. Những lô hàng đầu tiên xuất đi nước ngoài đã được đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội để anh Dũng phát triển nghề.
Sinh ra ở huyện vùng cao Mai Sơn (Sơn La), anh Lê Tiến Dũng đã quá quen thuộc với từng cây tre, cây nứa. “Nhớ ngày xưa còn khó khăn, không có tiền, gia đình tôi thường tự làm đồ dùng từ tre như mâm, ghế ngồi, đũa, giỏ đựng…Bây giờ, có điều kiện hơn rồi, gia đình tôi vẫn còn dùng những vật dụng này vì thấy nó sạch, an toàn hơn các loại đồ nhựa trên thị trường…” – anh Dũng tâm sự.
Mặc dù đang có công việc ổn định trong lĩnh vực phân phối nội thất, anh Dũng vẫn quyết định mở xưởng sản xuất ống hút tre vì đam mê.
Vốn yêu thích các đồ vật từ thiên nhiên nên mỗi lần đi đâu xa, anh Dũng thường hay để ý đến các các sản phẩm về tre, nứa độc và lạ. Cuối năm 2018, trong một chuyến đi chơi ở Hội An, anh vô tình nhìn thấy rất nhiều ống hút bằng tre được sử dụng trong các cửa hàng ở nơi này thay cho các ống hút nhựa mà anh thường gặp. Anh đã quan sát, tìm hiểu kĩ và phát hiện nguyên liệu làm ra loại ông hút này chính là loại tre mọc rất nhiều ở các vùng núi đá ở Sơn La.
Những cây tre mọc nhiều trên các vùng núi đá ở quê chính là nguyên liệu chính để anh Dũng sản xuất ra những chiếc ống hút thân thiện môi trường.
Cảm thấy hứng thú với chiếc ống hút độc đáo và cũng là để hưởng ứng các trào lưu “sống xanh”, hạn chế sử dụng ống hút nhựa, anh Dũng đã nảy sinh ý nghĩ tự làm nên chiếc ống hút tre bằng chính nguyên liệu sẵn có ở quê mình.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, anh Dũng cho biết: “Người dân quê tôi gọi cây này là mạy loi. Hồi nhỏ đi chăn trâu, bò chúng tôi vẫn thường dùng nó để chơi đánh trận giả. Chúng mọc nhiều trên các vùng núi đá, có thân nhỏ, đốt ngắn, có vòng đời khoảng 4 năm. Tuy nhiên vì chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất nên chúng thường tự mọc rồi chết đi, rất lãng phí”.
Video đang HOT
Để làm ra một chiếc ống hút phải trải qua nhiều công đoạn như cắt ống, luộc cùng nước muối, mài trơn mặt ống, rửa sạch lõi, đánh bóng, sấy khô.
Kể với phóng viên DANVIET.VN về hành trình làm ra những chiếc ống hút bằng tre, anh Dũng cho hay, anh đã phải tìm đọc các tài liệu, tham khảo cách làm ống hút tre trên mạng. Sau đó anh lại đi vào Hội An để học hỏi cách làm trực tiếp. Sau khi đã nắm rõ quy trình, anh quyết định mở xưởng sản xuất tại Sơn La. Anh Dũng đầu tư mua máy cắt ống, máy mài, máy khắc chữ, tủ sấy…Một số máy anh phải nhờ người chế tạo cho phù hợp với mục đích sử dụng.
“Khi bắt tay vào làm mới thấy không đơn giản như mình nghĩ. Nguyên liệu thì dồi dào, các công đoạn để làm ống hút thì không khó, tuy nhiên nó lại đòi hỏi sự cẩn thận, Chỉ cần sai một chi tiết nhỏ là hỏng cả sản phẩm. Phải mất 3 tháng làm thử nghiệm thì tôi mới có thể cho ra lò những chiếc ống hút đạt chuẩn”, anh Dũng bộc bạch.
Anh Dũng đã phải thử nghiệm rất nhiều lần mới làm ra được một chiếc ống hút đạt chuẩn.
Giữa tháng 7/2019, anh Dũng đã cho xuất xưởng những lô hàng đầu tiên. Ống hút được làm từ tre, có mặt ngoài màu vàng sáng, nhẵn bóng, mặt trong được làm sạch, khi sử dụng có mùi thơm đặc trưng của tre rất dễ chịu. Ống hút tre của có chiều dài là 21cm và chiều rộng từ 0,5cm – 1,5 cm tùy thuộc vào mục đích sử dụng để uống nước hay uống sinh tố, trà sữa…Đặc biệt, loại ống hút này có thể tái sử dụng được nhiều lần mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Những chiếc ống hút đã đạt chuẩn yêu cầu mà khách hàng quốc tế đặt ra.
Theo tìm hiểu của phóng vien DANVIET.VN, số hàng đầu tiên này được anh Dũng xuất sang các thị trường như Mỹ, Canada, Singapore và đã được đánh giá cao, các đối tác đã liên hệ để đặt các lô hàng tiếp theo. Thành công bước đầu này đã mang lại những tín hiệu khả quan, giúp anh Vũ thêm tự tin vào lựa chọn của mình.
8x Sơn La chia sẻ: “Hiện nay ở các thị trường nước ngoài, người ta rất ưa chuộng các sản phẩm đến từ thiên nhiên, đặc biệt là sản phẩm từ tre, nứa của Việt Nam. Rất mừng là ống hút tre của tôi đã đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của họ. Bản thân tôi cũng rất may mắn được các đàn anh đi trước chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình.”
Anh Dũng đang tạo công ăn việc làm cho gần 100 lao động địa phương với mức lương ổn định khoảng 4,5 triệu đồng/tháng.
Hiện tại, anh Dũng đang có 7 xưởng sản xuất ống hút, được đặt tại các vùng nguyên liệu ở Sơn La như: Chiềng Cọ, Chiềng Xôm (TP.Sơn La), Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn. Mỗi xưởng có khoảng 10 công nhân làm việc thường xuyên với sản lượng khoảng 4.000 ống hút thành phẩm mỗi ngày.
Chia sẻ với phóng viên DANVIET.VN về dự định của mình trong thời gian tới, 8X Sơn La cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là Đài Loan, nơi người dân có sở thích uống trà sữa. Bên cạnh đó anh cũng sẽ tích cực quảng bá, mời gọi các nhà phân phối trong nước để giới thiệu sản phẩm thân thiện này đến với nhiều người hơn, qua đó sẽ hạn chế được thói quen sử dụng ống hút nhựa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo Danviet
Sơn La: Sẵn sàng cho Ngày hội các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV
Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV năm 2019, sẽ được tổ chức từ ngày 18 - 20/8 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TP. Sơn La, tỉnh Sơn La).
Việc tổ chức ngày Hội nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Bắc; là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Lễ khai mạc ngày hội sẽ diễn ra vào tối 18/8, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày hội có sự tham gia của 7 tỉnh như: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Phú Thọ. Hứa hẹn sẽ mang đến những tiết mục văn nghệ đặc sắc, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc đến với du khách trong và ngoài nước.
Từ lâu phong tục văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Bắc đã được nhiều du khách biến đến.
Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV, sẽ diễn ra các nội dung: Tuyên truyền, cổ động và dâng hương tưởng niệm tại Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nhà tù Sơn La; triển lãm ảnh nghệ thuật về văn hóa - du lịch, triển lãm ảnh cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc; tổ chức các đoàn tham quan, du lịch tại tỉnh Sơn La.
Ngày Hội các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV diễn tại Sơn La, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.
Chương trình cũng sẽ diễn các hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống và ẩm thực địa phương; liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc vùng Tây Bắc, trình diễn trang phục dân tộc vùng Tây Bắc; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc, trình diễn kỹ năng du lịch cộng đồng... Bên cạnh đó, còn có thi đấu các môn thể thao dân tộc như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, tu lu, việt dã.
Ngày hội có sự tham gia của 7 tỉnh như: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Phú Thọ.
Việc tổ chức Ngày hội nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Bắc; là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc vùng Tây Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Qua đó, quảng bá hình ảnh nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bác các dân tộc Tây Bắc đến với du khách trong và ngoài nước. Phát huy tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Bắc, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm của các tỉnh vùng Tây Bắc.
Theo Danviet
Bão số 3 cách Móng Cái 80km, sức gió mạnh nhất giật cấp 12 Hiện nay, vị trí tâm bão số 3 đang cách Móng Cái khoảng 80km, cách Hải Phòng khoảng 220km, cách Nam Định khoảng 290km. Sức gió mạnh nhất cấp 8 - 9 (60 - 90km/h), giật cấp 12. Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây sau chuyển hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5...