8X Nghệ An nuôi toàn con đặc sản bán sang Hàn Quốc, Nhật Bản, ai cũng khen tài giỏi
Anh Nguyễn Viết Quỳnh (sinh năm 1985) tại xóm 1, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An từng có thời gian chăn nuôi bò nhưng hiện nay anh đang giàu lên nhờ nuôi toàn con đặc sản, đó là nuôi lươn không bùn, nuôi ba ba.
Toàn cảnh trang trại nuôi toàn con đặc sản như lươn không bùn, nuôi ba ba của 8X Nguyễn Viết Quỳnh tại xóm 1, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Năm 2002, anh Nguyễn Viết Quỳnh nhận ra được tiềm năng của nuôi ba ba và nuôi lươn không bùn. Không quản ngại đường sá xa xôi, anh quyết tâm học cách nuôi baba, nuôi lươn không bùn tại tỉnh An Giang. Thêm vào đó, anh còn cất công sang Hàn Quốc để làm việc nhằm tích lũy kinh nghiệm.
Khi đã nắm chắc kỹ thuật nuôi lươn không bùn, kinh nghiệm nuôi ba ba, anh Quỳnh trở về quê nhà Nghệ An xây dựng bể, lắp đặt hệ thống máy bơm…
Ban đầu, anh mua 1 vạn con lươn giống châu Âu và lươn màu vàng sẫm, 1 vạn con ba ba giống. Nhờ có kinh nghiệm, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên anh gặp nhiều thuận lợi ngay từ những lứa lươn không bùn, ba ba đầu tiên.
Điều đặc biệt, ba ba, lươn khi thu hoạch được anh Quỳnh xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản.
“Đến thời kỳ lươn và ba ba đẻ đòi hỏi người nuôi phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng, cẩn trọng trong việc thu lượm, hạn chế tối đa việc làm vỡ trứng lươn và ba ba” – anh Quỳnh chia sẻ.
Để ấp trứng ba ba, anh Quỳnh xếp trứng vào các thùng xốp rồi phủ bằng cát, để trong nhà có nhiệt độ từ 30 – 32 độ C. Sau hơn 20 ngày thì trứng nở thành ba ba con. Đối với trứng lươn, để ấp nở thì anh cho vào chậu nhựa, có hệ thống bơm ô xy để hỗ trợ lươn con khi mới nở.
Ba ba, và lươn không bùn được anh nuôi ở các ô có diện tích phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng.
Để đàn lươn, đàn ba ba có nơi trú ngụ, mát về mùa hè, ấm trong mùa đông thì anh Quỳnh thường thả lá chuối khô, giây ni lông, bèo tây vào mỗi ô chuồng.
Sau khi thu hoạch từ 2 – 3 lứa lươn không bùn thì có thể thau rửa bạt lót hoặc thay bạt mới tránh tình trạng nhiễm bẩn, gây ra bệnh dịch cho đàn lươn.
Video đang HOT
Hằng ngày, anh Quỳnh sẽ phải kiểm tra sức khỏe của baba và lươn. Ba ba là loài ít bệnh nhưng nếu nuôi quá dày sẽ dẫn đến các bệnh về nấm da.
Về thức ăn, anh thường đi thu mua cá mương, trứng gà, trứng vịt, giun quế xay nhuyễn chia đều theo tỷ lệ nhất định cho ba ba, lươn ăn.
Anh Quỳnh luôn chọn thời điểm lúc thời tiết mát mẻ là sáng sớm và chiều tối để thả thức ăn, giúp ba ba và lươn ăn khỏe, nhanh lớn, đạt được trọng lượng như ý muốn. Nguồn nước trong mỗi ô nuôi lươn không bùn và ao nuôi ba ba luôn được anh thay thường xuyên, đảm luôn luôn sạch sẽ.
Theo anh Quỳnh thông thường vào tháng 3 đến tháng 8 ba ba đẻ nhiều. Còn từ tháng 9 trở đi do thời tiết lạnh nên ba ba đẻ ít. Vào ban đêm, ba ba thường bò xung quanh bờ ao tìm nơi đất ướt, mềm, kín đáo làm tổ để đẻ và vùi trứng lại.
Khi bới đất ra lấy trứng thì quả trứng nằm tư thế như thế nào thì anh bỏ vào thùng xốp y nguyên như thế. Một năm trang trại của anh nuôi gối vụ 5 – 6 vạn con ba ba và lươn thịt thương phẩm.
Hệ thống nước trong bể nuôi được anh Quỳnh dẫn từ suối tự nhiên. Nước trong bể nuôi ba ba và lươn bắt buộc phải thay mới mỗi ngày.
Lươn và ba ba sẽ được vợ chồng anh Quỳnh cho ăn vào sáng sớm và chiều tối. Thức ăn sẽ được đặt lên tấm để thức ăn chuyên dụng.
Trong trang trại có khu vực kiểm tra nước và kiểm tra độ tăng trưởng của lươn Đây là nơi theo dõi lươn từ khi còn là trứng đến khi đủ tuần tuổi để thả lại bể.
Thức ăn của ba ba và lươn được trực tiếp chế biến tại trang trại. Thức ăn của chúng là cá xay nhuyễn. Với 2 vạn con giống mỗi ngày ăn hết hơn 100kg thức ăn.
Sau 1 năm thả nuôi, ba ba đạt trọng lượng 1 – 2,5 kg/ con thì anh tỉa bán dần với giá từ 250.000 – 420.000 đồng/kg, đối với lươn anh bán 150.000 – 220.000 đồng/kg.
Riêng việc sản xuất giống mỗi năm anh xuất bán ra thị trường 20 vạn con ba ba và 15 vạn con lươn. Nhờ đó, cho gia đình anh thu lãi trên dưới 200 triệu đồng/năm.
Hiện tại, bất cứ ai đến mua giống tại trang trại thì anh đều đến từng hộ gia đình lấy mẫu nước về kiểm tra, rồi tiếp tục gửi ra Viện nông nghiệp phân tích. Sau đó, xử lý nước ở trang trại bằng các thành phần có trong nước ở mỗi hộ để con giống nhanh chóng hòa hợp, thích nghi ở môi trường mới, đạt tỷ lệ sống cao.
Đồng thời, anh cũng hướng dẫn khoa học kỹ thuật giúp nhân dân nuôi ba ba, nuôi lươn đạt hiệu quả một cách cao nhất. Sau khi có sản phẩm anh tiếp tục bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi.
Đây là hình ảnh ba ba được 3 tuần tuổi. Để nuôi được thành môt con ba ba có trọng lượng 1,5 kg – 2 kg phải mất gần 2 năm.
Hàng năm anh Quỳnh sẽ cho lươn đẻ 3 lứa chia đều từ tháng 2 – tháng 6. Nếu thời tiết không thuận lợi, anh sẽ tạo ra những cơn mưa nhân tạo để kích thích lươn sinh sản.
Ngoài nuôi ba ba và lươn giống, anh Quỳnh còn xây dựng mô hình nuôi lươn thịt trong bể bùn, bèo và thân cây ngô. Mỗi bể khoảng 4m2 tạo ra được 300kg lươn thịt.
Hậu Giang: Làm 5 bể nuôi lươn không bùn, lươn bò dày đặc, bắt lên bán 210 ngàn/ký
Mô hình nuôi lươn không bùn của ông Phương Văn Khang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình ở ấp 4 xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng như ông Khang ít công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp, bán lươn giá cao...
Qua 4 năm học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, ông Phương Văn Khang, ấp 4 xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi lươn không bùn tại nhà. Mô hình nuôi lươn không bùn đã góp phần mang lại thu nhập kinh tế đáng kể cho gia đình.
Ông Phương Văn Khang (ngoài cùng bìa trái) hướng dẫn nông dân thăm quan mô hình quy trình thay nước cho lươn nuôi không bùn trong bể xi măng.
Với 5 bể nuôi lươn không bùn, diện tích mỗi bể khoảng 5m2, ông Khang thả 3.000 con lươn giống. Tùy theo độ tuổi phát triển của lươn mà ông Khang tăng dần lượng thức ăn từ 100g - 500g thức ăn/bể lươn đến khi lươn thịt được xuất bán.
Sau 10 tháng chăm sóc nuôi dưỡng, lươn sẽ đạt trọng lượng trung bình khoảng 200-250g/con. Theo giá bán lươn thịt hiện nay là 210.000 đồng/ký, sau khi trừ chi phí, ông Khang thu về lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. Như vậy, bình quân mỗi bể nuôi lươn không bùn rộng 5m2 cho lời 20 triệu đồng sau 10 tháng nuôi.
Theo ông Khang chia sẻ: Nuôi lươn không bùn rất nhẹ công chăm sóc do lươn ít bệnh nhưng phải chú ý khâu thay nước thường xuyên.
Mỗi ngày người nuôi thay nước cho bể nuôi lươn khoảng 3 lần/ngày để nước không bị hôi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con lươn.
Tóm lại, thành công của mô hình nuôi lươn không bùn đã góp phần tăng thu nhập cho gia đình ông Khang.
Thiết nghĩ đây là mô hình nuôi lươn không bùn hiệu quả mang lại kinh tế cao, không cần nhiều công chăm sóc.
Hiện nay, ông Phương Văn Khang cũng đang hướng dẫn người dân trong ấp có thêm kinh nghiệm nuôi lươn không bùn nhằm cung ứng ra thị trường, cũng như cải thiện cuộc sống cho nông hộ ở ấp 4 xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Nuôi lươn không bùn, nhung nhúc toàn con to, cả làng trầm trồ khen Với diện tích 200m2 bể xi măng, sau 7 đến 8 tháng nuôi lươn không bùn cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao của anh Tô Phước Mạnh, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) đang tạo ra "cú hích" hấp dẫn trong phát...