8x Hà Nội tự tay nâng cấp Porsche 911: Bỏ gần 5 tỷ lấy xác xe, chi 2,5 tỷ lên đời xe mới, tốn ‘học phí’ cả trăm triệu đồng
Với Trần Tiến Công, chiếc Porsche 911 Carrera sau khi hoàn thiện như một món quà lớn tự thưởng cho bản thân sau chuỗi ngày kỳ công nâng cấp từng món đồ nhỏ.
Bóng một chiếc xe thể thao màu vàng óng vụt qua kéo tiếng ống xả rền vang khiến nhiều người đang đi bộ và đi xe máy trong một khu chung cư cao cấp tại Hà Nội phải tò mò ngoái lại nhìn. Đó là một chiếc Porsche 911 Carrera.
“Mình chọn xe màu vàng không phải vì mình thích màu vàng. Đơn giản là vì màu này nổi bật giữa đám đông,” Trần Tiến Công, chủ nhân chiếc xe, chia sẻ.
Porsche nổi tiếng với việc “cá nhân hóa”, mang đến bạt ngàn tùy chọn trang bị cho người mua xe. Trên thị trường, ít có những chiếc Porsche nào cùng mẫu mã mà giống hệt về trang bị. Cũng hiếm có chủ xe nào chọn mua một chiếc Porsche bản tiêu chuẩn, ngay từ dòng Macan chứ chưa nói đến xe thể thao như 911. Chủ xe Porsche thường có cá tính mạnh, đặc biệt là những người sở hữu các dòng xe thể thao hai cửa như 718 hay 911.
Với Tiến Công, vị chủ nhân 8x này còn có câu chuyện thú vị hơn ngoài việc sở hữu một chiếc Porsche 911 Carrera vàng óng nổi bật trên phố Hà Nội. Đó chính là câu chuyện nâng đời chiếc xe từ bản cũ lên bản mới, và thú vị hơn là tự anh tìm tòi nghiên cứu để thực hiện quá trình nâng cấp này. Tiến Công lại không phải người có xuất phát điểm từ ngành xe. Anh làm về lĩnh vực phát triển ứng dụng di động và đang sở hữu một công ty phát triển phần mềm tại Hà Nội.
Hồi trẻ khi lần đầu mua xe, mình thích chiếc Mazda6 lắm. Thanh niên hồi đó đều khoái chiếc xe này, trông rất đẹp. Thế rồi chiếc xe đầu tiên của mình lại là Mercedes-Benz C 300. Sau này, mình đã sở hữu những chiếc Mercedes khác rồi đến Porsche Macan. Đến nay, mình chỉ giữ lại đúng chiếc 911 Carrera này.
Lý do mình mua chiếc xe này là khi đó mình muốn có một chiếc xe thể thao hai cửa. Ban đầu thì mình cũng phân vân giữa một chiếc siêu xe và chiếc Porsche 911 này. Sau trải nghiệm thì mình thấy chiếc Porsche 911 là quá hoàn hảo để sử dụng hàng ngày. Nó đủ êm ái, mà vẫn giữ được cảm giác thể thao, phấn khích sau tay lái, cảm giác rất chất Porsche. Siêu xe thì chạy cứng quá, đi xa sẽ mệt mỏi. Mình xác định mua chiếc xe thể thao nhưng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại hàng ngày trong phố và đi tỉnh xa khi cần thiết.
Đến khi mua chiếc xe này rồi thì mình chẳng có gì để chê cả. Một trải nghiệm quá tuyệt vời.
So với thời điểm ban đầu mua xe thì chiếc xe này mình chỉ giữ lại phần khung và động cơ – thứ cốt lõi nhất của chiếc xe. Vỏ ngoài và toàn bộ nội thất mình đã thay thế hết rồi.
Ở phần bên ngoài, mình đã thay phần đầu và sau với bộ đèn pha và đèn hậu mới của phiên bản GT3. Cản trước và sau cũng phải thay thế để ăn nhập với cụm đèn mới. Mình cũng đổi bộ mâm và lốp mới. Vào bên trong thì chiếc xe gần như là một chiếc xe khác. Mình thay toàn bộ từ mặt ốp bảng điều khiển trước, yên ngựa, tỳ tay, ốp tapi cửa, ghế và trần xe. Mình không độ công suất vì bản thân chiếc xe này chạy đã sướng lắm rồi, chỉ thay thế ống xả IPE F1 để tăng trải nghiệm thể thao hơn chút thôi.
Theo mình ước tính là khoảng 2,5 tỷ đồng.
Để kể ra hết thì mình cũng không nhớ hết được toàn bộ đồ đặt về. Món đồ đắt đỏ nhất là ống xả IPE F1 tốn khoảng 550 triệu. Bộ nội thất da của 911 Turbo S 2019 giá 470 triệu đồng. Một số món đồ nhỏ khác có bộ đèn pha GT3 giá 80 triệu, đèn hậu GT3 giá 80 triệu, vô-lăng GT3 bản carbon có lẫy số và núm chuyển chế độ thể thao giá 90 triệu, bộ loa Burmester 250 triệu, Apple CarPlay không dây 25 triệu, đồng hồ ở giữa xe 45 triệu, đai an toàn có túi khí 40 triệu, đồng hồ GTS 85 triệu, các chi tiết carbon 32 triệu, mô-đun điều khiển động cơ 25 triệu…
Còn nhiều món đồ khác nữa như cản trước, sau, mâm chính hãng, lốp Pirelli P Zero… mình chưa nhớ được hết.
Chiếc xe này mình mua lại nên sau khi mua về làm gói bảo dưỡng thay thế các chi tiết hao mòn hết 299 triệu, thay toàn bộ vè hốc bánh 18 triệu, thay ron cao su 36 triệu và sơn xe chính hãng hết 89 triệu.
Nghe con số thay và nâng cấp đồ lên tới tiền tỷ có vẻ to nhưng đổi lại thì mình nhận được một chiếc xe như mới, trừ phần khung và động cơ. Các đồ mình đặt về đều là hàng mới.
Cũng một phần là vậy. Đây là chiếc xe thể thao đầu tiên mình mua nên mình không muốn tốn quá nhiều tiền để sắm một chiếc mới. Một chiếc 911 Carrera bản tiêu chuẩn chính hãng ra biển đã tới khoảng 9 tỷ. Hơn nữa, những người đã mua dòng xe này không bao giờ mua bản tiêu chuẩn cả. Những gói tùy chọn thêm giá tới hàng tỷ đồng.
Phần lớn hơn đó là đam mê. Từ trước khi mua xe, mình đã lên kế hoạch để nâng cấp chiếc xe từ bản 991.1 lên 991.2 facelift rồi. Mình dành khoảng một tháng để tìm hiểu và lên danh sách những hạng mục cần mua và thay thế. Chiếc xe mình muốn là một chiếc xe được cá nhân hóa theo đúng ý mình. Tự tay mình chọn mua từ từng món đồ nhỏ một để ráp lại thành chiếc xe bây giờ. Cái hay của Porsche chính là cá nhân hóa. Do đó, mình có thể tìm mua được những linh kiện theo đúng sở thích của mình, từ những thứ nhỏ nhất như khay để cốc chẳng hạn.
Video đang HOT
Cái này xuất phát từ niềm đam mê của mình với xe thôi. Internet phát triển, những gì mình không biết thì đều có thể tìm hiểu và học được dễ dàng qua mạng. Với công cụ tìm kiếm phổ biến là Google thì mình hoàn toàn có thể tìm kiếm những phụ tùng, linh kiện hay hướng dẫn nâng cấp cho chiếc xe.
Cái thú vị là Internet giúp kết nối mọi người trên thế giới với nhau. Trên các diễn đàn về Porsche ở nước ngoài, họ có những chủ đề trao đổi, thảo luận về việc nâng cấp xe. Mình đánh giá cao tinh thần nhiệt huyết và cởi mở của họ, sẵn sàng chia sẻ những kiến thức mà họ biết. Mình chỉ cần lên diễn đàn và đặt câu hỏi rằng món đồ này có lắp được không, có thể nâng cấp cho chiếc xe của mình không, là sẽ có người trả lời.
Có một anh bạn người nước ngoài trên diễn đàn, mình không chắc có phải kỹ thuật viên của Porsche không, anh đó có để ảnh đại diện trên diễn đàn mặc chiếc áo Porsche nên mình đoán là người của hãng, thì anh này rất nhiệt tình chia sẻ và giúp đỡ trong quá trình mình code chiếc xe. Trong quá trình code (lập trình) có phát sinh lỗi gì, mình chỉ cần hỏi là anh đó sẽ giải đáp tất tần tật, rằng nếu gặp lỗi này thì sẽ xử lý ra sao, rất cụ thể. Một điều nữa khiến mình nghĩ anh đó là người của Porsche là bởi anh ấy rất am hiểu về dòng xe này, đặc biệt là khoản coding.
Khó khăn nhất là về mặt thời gian. Thời gian đặt đồ là một, rồi khó hơn là thời gian nghiên cứu coding. Nhiều khi mình phải mày mò, thử, sai lại làm lại và đi hỏi những người có kinh nghiệm trên diễn đàn.
Ban đầu, mình mất khoảng một tháng để nghiên cứu về các linh kiện cần thiết để đặt về. Về thời gian đặt đồ thì món đồ tốn nhiều thời gian chờ đợi nhất là bộ nội thất. Mình đặt toàn bộ từ ghế ngồi, ốp tapi cửa, trần xe, bảng điều khiển… mất khoảng 45 ngày. Các món đồ khác thì chờ khoảng 7-10 ngày. Không phải đồ nào đặt về cũng lắp được luôn. Ví dụ như bộ loa Burmester mình đã mua về nhưng giờ phải chờ đặt thêm bộ dây nữa mới kích hoạt được. Hầu hết các món đồ mình đặt từ Đức.
Khó khăn tiếp theo là sự hạn chế về mặt thông tin. Nâng cấp khó nhất là khoản coding, không chỉ Porsche mà cả nhiều xe châu Âu khác như Mercedes, BMW cũng vậy thôi. Nhưng Mercedes có cộng đồng người sử dụng lớn, có nhiều diễn đàn lớn, nên tìm kiếm thông tin cũng dễ dàng hơn. Cộng đồng người sử dụng Porsche, nhất là dòng xe như 911 thế này không nhiều. Cũng may mắn là được người bạn nước ngoài có nhiều kiến thức về Porsche giúp đỡ nên mình mới hoàn thiện được toàn bộ phần hệ thống điện tử của chiếc xe.
Đặt sai đồ thì mình gặp rồi, lại là đồ giá trị lớn nữa. Thứ nhất là bộ ghế, thì ghế mình đặt về đợt đầu là của bản Cabriolet mui trần, trong khi chiếc xe của mình là mui cứng. Cuối cùng mình phải bỏ bộ ghế vừa đặt mua về, đặt một bộ da Nappa mới từ châu Âu để bọc lại ghế cũ. Món sai thứ hai là đèn. Cụm đèn hậu ban đầu mình đặt là bản sản xuất ở Áo thì đặt về mới biết là không đúng giắc. Thêm nữa, dải sáng xi-nhan của bản này lại là màu đỏ chứ không phải màu cam. Toàn bộ những đồ mình đặt sai đều đang ở nhà, coi như bỏ đi cả.
Tìm đồ thì không khó. Có trang web mà ở đó mình có thể kiểm tra được mã của từng linh kiện nhỏ và sau đó tìm đặt về. Các trang bán hàng cũng không thiếu nếu chịu khó tìm. Tất nhiên, những đồ này mình không thể mua được từ hãng. Porsche không bao giờ bán từng linh kiện nhỏ lẻ để người sử dụng tự nâng cấp xe cả mà họ bán xe theo gói “option” mà người mua đặt từ trước. Những đồ mình mua đều là mới và chính hãng cả, nhưng phải mua từ các nhà bán lẻ.
Nói về lẫy thì phải nói rằng Porsche rất hay khi sử dụng nhiều lẫy sắt chứ không phải lẫy nhựa. Mình mua nguyên một bộ lẫy sắt mới từ Porsche chính hãng để thay thế nên các chi tiết ráp lại đều khít chứ không gãy bất cứ thứ gì cả.
Thực sự là công việc tháo lắp xe mình phải nhờ tới một anh thợ nữa. Anh ấy có nhiều năm thâm niên trong nghề nên khi tháo lắp xong các chi tiết xe không thừa hay thiếu bất cứ con ốc nào. Có những hôm anh em phải mày mò đến tận 4 giờ sáng để lắp chiếc xe này. Việc của mình là tìm kiếm thông tin, đặt đồ về và nghiên cứu coding.
Người nhà mình biết chứ, hỏi sao cứ đổi xe liên tục thế nhưng không phản đối gì thú chơi xe của mình cả mà thậm chí còn khen những xe mình mua là đẹp, chiếc Porsche 911 này là chiếc đẹp nhất.
Với mình, Porsche 911 là chiếc xe huyền thoại, như một tượng đài không có xe nào có thể thay thế. Hơn nữa, chiếc xe này được chính tay mình nâng cấp theo đúng sở thích của mình. Nó cũng là kỷ niệm. Do đó, mình tạm thời chưa có ý nghĩ sẽ đổi sang một chiếc xe khác. Chiếc xe này rất phù hợp với nhu cầu đi lại hàng ngày, vừa đảm bảo cái chất thể thao và cảm giác lái tuyệt vời nổi tiếng của Porsche, mà vẫn đủ êm ái mượt mà để di chuyển không chỉ trong phố mà còn đi đường dài, đi các tỉnh xa.
Hiện tại, mình đã đặt thêm một chiếc Mercedes-AMG G 63 để có thêm lựa chọn khác khi đi xa. Mình vẫn giữ chiếc Porsche 911 này làm phương tiện chính để mình đi lại hàng ngày.
Thiết kế: Tom – Ảnh: Phương Vy – Clip: Cấn Hưng
Vấn nạn trang web 'ngụy trang' báo chí ở Mỹ
Ngày càng nhiều trang web nổi lên, hoạt động giống những trang báo chính thống, nhưng có xu hướng đưa tin nhằm phục vụ lợi ích nhóm và cá nhân.
Thoạt nhìn, trang web Checks and Balances Projects (CBP) giống như một trang tin tức truyền thống. Tự nhận là "blog giám sát", trang này đăng nhiều bài điều tra về các hoạt động của công ty và các quan chức chính phủ.
Trong hơn một thập kỷ, các bài viết về mặt tối của quyền lực trên trang này được nhiều hãng tin địa phương và quốc gia săn đón. Thế nhưng, không phải lúc nào trang CBP cũng là "đội quân thập tự chinh" đấu tranh vì lẽ phải, theo nhận định của Washington Post .
Gần đây, trang CBP bị phát hiện thực hiện loạt bài điều tra bóc trần góc khuất ngành khách sạn, nhưng chỉ sau khi nhận được khoản tài trợ từ Airbnb - dịch vụ cho thuê phòng, căn hộ qua ứng dụng di động - mà không công khai, theo Washington Post .
Khi các tòa soạn truyền thống ở địa phương bị thu hẹp hoặc đóng cửa, các trang web thông tin trực tuyến như CBP bắt đầu nổi lên.
Một số trang tập trung vào các chủ đề cụ thể, điều tra các vấn đề xã hội cấp bách và lấp đầy "khoảng trống" tin tức.
Tuy nhiên, một số khác lại đang bỏ qua khía cạnh đạo đức, "ngụy trang" báo chí, để đăng bài viết đánh bóng thương hiệu hoặc làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Trá hình báo chí
Trang CBP đang điều tra một hệ thống bệnh viện lớn ở Virginia, Mỹ có tên là Sentara. Trên danh mục câu chuyện hàng đầu của trang web là một loạt bài viết "bóc tách" mặt trái của Sentara, vì bệnh viện phi lợi nhuận này được cho là đang hoạt động với "vốn lưu động 6 tỷ USD".
Một trong những bệnh viện của Sentara ở Virginia, Mỹ. Ảnh: John Greim.
Tuy nhiên, những tin tức sẽ đáng giá hơn nếu như người ta không phát hiện cuộc điều tra bắt đầu cùng thời điểm một trường y có tranh chấp với bệnh viện Sentara thuê công ty quan hệ công chúng.
Và trùng hợp thay, công ty này có chung người sáng lập với CBP.
Lãnh đạo trang thông tin này, Scott Peterson, tuyên bố các cuộc điều tra được tiến hành độc lập và không liên quan đến nguồn tài trợ.
Công ty quảng cáo và trường y đối thủ của Sentara khẳng định các khoản giao dịch của họ không nhằm tài trợ cho cuộc điều tra của trang CBP nhằm hạ bệ đối thủ.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa CBP và công ty PR khiến cho nhiều người không tránh khỏi nghi ngờ tính minh bạch của cuộc điều tra. Đặc biệt khi mối quan hệ này không được tiết lộ cho độc giả, cũng như không được thừa nhận công khai cho đến lúc Washington Post vào cuộc.
Điều này đặt ra một vấn đề mới trong báo chí hiện nay: Lằn ranh giới giữa ảnh hưởng thương mại và báo chí khách quan.
"Trong thời đại công nghệ mới, nhiều nhóm đã nắm bắt cơ hội để tự tạo ra các tổ chức mà họ tự nhận là tin tức nhằm phục vụ cho lợi ích riêng", ông Bill Adair, giáo sư báo chí tại Đại học Duke, người đã lập ra trang PolitiFact chuyên vạch trần những thông tin sai sự thật, cho biết.
"Họ thường làm điều đó mà không tiết lộ ai là người đứng sau tài trợ hoặc khuynh hướng đưa tin của họ là gì".
Trong khi đó, độc giả không phải lúc nào cũng đủ hiểu biết để phân biệt sự khác biệt giữa các trang web này và một tổ chức tin tức chính thống.
Ranh giới mờ nhạt
Theo Washington Post , trang web Checks and Balances Project đã nhận được "hỗ trợ chiến lược" từ công ty PR Tigercomm. Trang web được đồng sáng lập khoảng một thập kỷ trước bởi ông Mike Casey - chủ tịch của Tigercomm hiện tại.
Chủ tịch của công ty PR Tigercomm Mike Casey. Ảnh: Cleantechies.
Nguồn tài trợ chính của trang web được biết đến từ tổ chức phi lợi nhuận Renew American Prosperity.
Tuy nhiên, một số người cho hay CBP và Renew American Prosperity thực chất chỉ là "bức bình phong" cho Tigercomm.
Ông Michelle Kuppersmith, giám đốc điều hành đơn vị có tên Trách nhiệm Giải trình Phi đảng phái, đã tìm hiểu Tigercomm vào năm 2017.
Hồ sơ thuế cho thấy Renew American Prosperity, tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ CBP, không có nhân viên. Thậm chí, phần lớn số ngân sách của tổ chức này được dùng để trả cho Tigercomm trong việc "quản lý".
Trong cuộc điều tra gần đây của trang CBP nhắm vào tổ chức phi lợi nhuận Sentara, các tin tức bất lợi đã được xuất bản ngay sau khi đối thủ của tổ chức này, Trường Y khoa East Virginia (EVMS) trả cho Tigercomm 150.000 USD, theo một hóa đơn do Washington Post thu được.
Một phát ngôn viên của EVMS giải thích trường thuê công ty này để làm "cố vấn truyền thông về khủng hoảng và hỗ trợ tham gia cộng đồng" sau khi việc mở rộng Sentara khiến EVMS lo ngại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tại khu vực.
Tuy nhiên, sự trùng hợp về thời gian cùng mối liên kết ngầm giữa CBP và Tigercomm khiến cho nhiều người nghi ngờ. Liệu công ty PR có mượn danh tiếng của một trang tin chuyên điều tra để định hướng công chúng và thu lợi riêng?
Ngay sau khi bị đưa tin trên Washington Post , lãnh đạo trang CBP lập tức lên tiếng phủ nhận sự ảnh hưởng lợi ích của Tigercomm lên các cuộc điều tra. Ông cũng cáo buộc Washington Post nhận tiền để đưa ra những tin tức tiêu cực này.
Trước đó, Washington Post cũng từng hứng chịu nhiều lời chỉ trích rằng hoạt động bị chi phối bởi lợi ích của vị tỷ phú sở hữu báo - người sáng lập Amazon Jeff Bezos.
Trên thực tế, mặc dù luôn khẳng định có một "bức tường lửa" ngăn cách tính minh bạch của tin tức và các khoản tài trợ, các cơ quan báo chí, truyền thông thường bị cáo buộc có xu hướng đưa tin nghiêng về các công ty mua quảng cáo của họ.
Áp phích của Trường Y khoa East Virginia (EVMS) bên cạnh bệnh viện Sentara. Ảnh: The Virginian-Pilot.
Lằn ranh giới trong mối quan hệ giữa quảng cáo PR và tin tức ngày càng trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết trong thời đại mới. Một ví dụ tiêu biểu khác là Metric Media - mạng lưới toàn quốc gồm 1.300 trang web có giao diện như trang tin tức địa phương cùng các tên gọi phổ biến "Illinois Valley Times" và "Lansing Sun".
Tuy nhiên, cuộc điều tra của New York Times vào năm 2020 phát hiện ra các trang web này được tài trợ và định hướng đưa tin bởi các nhóm chính trị bảo thủ. Thông tin trên trang web này chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền ủng hộ các ứng cử viên đảng Cộng hòa.
Hoặc 8 trang web tin tức địa phương khác ở các bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử Mỹ được phát hiện là điều hành bởi Courier Newsroom - nhóm truyền thông từng được hỗ trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận có quan hệ với các nhà tài trợ Dân chủ.
"Công chúng cần sự tin tưởng vào những gì họ đang đọc và để có thể làm được điều đó, họ cần biết ai đang trả tiền để sản xuất ra nó", bà Diana Fuentes, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Phóng viên và Biên tập viên Điều tra, cho biết.
"Vì vậy, các trang web tin tức và tổ chức điều tra cần minh bạch về sự xung đột lợi ích nếu có, trước khi họ sản xuất tin tức này, nhằm tránh mất lòng tin ngày càng tăng của độc giả vào các phương tiện truyền thông", bà Fuentes nói.
Công an Hà Nội cảnh báo về "App kiếm tiền nóng hổi" Các ứng dụng di động lợi dụng danh nghĩa thương mại điện tử nhưng thực chất không có liên kết với các sàn giao dịch nào và hoạt động theo mô hình đa cấp biến tướng. Nở rộ "App kiếm tiền nóng hổi" Qua công tác nắm tình hình không gian mạng, Công an thành phố Hà Nội phát hiện một số ứng...