8X Hà Nội review tủ lạnh thông minh Xiaomi sau 1 năm dùng, kết luận rằng rẻ, đẹp và dùng ổn nhưng lại chê ở điểm ít ai ngờ
Người chơi hệ đồ dùng thông minh thì có thể tham khảo tủ lạnh Xiaomi nhé!
Tủ lạnh là món đồ mà nhà nào cũng có nhưng nếu các chị em có ý định thay tủ lạnh và cân nhắc tủ lạnh Xiaomi thì hãy đọc ngay trải nghiệm dùng của chị Bích Thùy, 35 tuổi, sống ở Hà Nội nhé!
Nói về việc lý do mua tủ lạnh Xiaomi, chị Thùy chia sẻ: “Nhà mình chọn mua chiếc tủ lạnh Xiaomi Viomi 415L này vì trước mình dùng tủ lạnh khác không ổn nên đổi. Tuy nhiên, tủ bếp nhà mình đã thiết kế cố định vị trí để tủ lạnh và chỉ có chiếc tủ lạnh Xiaomi này cùng 1 loại tủ khác là để vừa. Khi đó tủ lạnh Xiaomi lại có giá hợp lý hơn nên là mình quyết định “rước” em nó về.”
Tủ lạnh Xiaomi Viomi 415L.
Thiết kế đẹp là khỏi bàn nhưng vẫn có điểm chưa hợp lý
Đầu tiên, về mặt hình thức thì Xiaomi vẫn không làm người mua thất vọng. Chiếc tủ lạnh Xiaomi Viomi 415L này có 4 cánh, màu xám đậm rất sang. Thiết kế của tủ lạnh sắc nét, vuông vắn không có những chi tiết thừa. Kiểu thiết kế này sẽ rất hợp với những căn nhà hiện đại, sáng sủa như nhà chị Thùy.
Chị Thùy cho biết, chiếc tủ lạnh này có dung tích cỡ lớn (415 lít), nhưng kích thước thật ra lại khá gọn (753 x 668 x 1846mm) và vì thế nếu chưa thiết kế tủ bếp thì nó có thể dễ dàng bố trí ở bất cứ góc nào trong không gian bếp. Với dung tích như vậy đây sẽ là một chiếc tủ lạnh phù hợp với gia đình có 4 đến 6 người. Nhà chị Thùy có 3 người nên việc để đồ trong tủ lạnh khá thoải mái.
Theo thông số, tủ lạnh này có không gian lưu trữ cụ thể là 289 lít ở tầng mát và 126 lít ở tầng đông. Tủ lạnh Xiaomi Viomi này có 4 cánh, 2 cánh trên là ngăn mát, 2 cánh dưới là của ngăn đông. Việc thiết kế này cũng không vấn đề gì nhưng chị Thùy cho biết hiện giờ đối với các chị em bận rộn thì nhu cầu mua sẵn đồ để ngăn đông sẽ nhiều hơn. Từ đó, việc chúng ta sử dụng đồ ngăn đông cũng sẽ thường xuyên hơn. Như vậy, thiết kế ngăn đông ở phía dưới sẽ không thuận tiện với gia đình chị cho lắm. Mỗi lần lấy đồ ở ngăn đông là phải ngồi xuống lấy thì hơi bất tiện.
Theo chị Thùy, kiểu tủ lạnh có thiết kết chia ngăn mát và ngăn đông theo chiều dọc thì sẽ hợp lý hơn cho người dùng.
Phần ngăn mát của tủ lạnh rộng rãi và được thiết kế có ngăn khá hợp lý, giúp để được các đồ ăn có kích thước lớn. Phần cánh tủ hai bên cũng được thiết kế để được nhiều đồ.
Video đang HOT
Ngăn đá được thiết kế thành 2 khay mở và 4 khay kéo, khay mở sẽ dùng để làm đá hay đựng kem… còn khay kéo dùng để đựng thực phẩm đông lạnh kiểu thịt cá. Tuy nhiên chị Thùy đánh giá phần làm đá hơi nhỏ.
2 cánh trên là ngăn mát, 2 cánh dưới là ngăn đông.
Trải nghiệm dùng sau 1 năm: Ổn nhưng không quá xuất sắc
Tủ lạnh Xiaomi được quảng cáo là trang bị 4 cảm biến nhiệt độ thông minh, giúp điều chỉnh từng vùng lạnh phù hợp với nhiệt độ thức ăn chúng ta cho vào, nó sẽ cân bằng nhiệt độ bên ngoài và bên trong khoang tủ, giúp tủ tiết kiệm tối đa lượng điện năng tiêu thụ. Đây là ưu điểm của chiếc tủ lạnh này.
Chiếc tủ này còn được sử dụng công nghệ biến tần giúp tiết kiệm năng lượng hơn và yên tĩnh hơn. Bên cạnh đó, tủ còn có bộ lọc thảo dược khử trùng có thể tháo rời, nó giúp giảm sự hư hỏng và ức chế mùi hôi của các loại thức ăn, đồ uống để trong tủ lạnh.
Phần tay cầm được giấu khéo léo bên trong. Tuy nhiên khi mở hai cánh cửa trên thì chúng ta cần luồn tay xuống dưới cánh và dùng sức để mở. Sau một năm phần cánh tủ vẫn đóng mở bình thường nhưng gioăng cao su ở cánh có vẻ xuống cấp nhẹ, cảm giác không được chắc chắn như khi mới mua.
Phần gioăng cao su cảm giác không còn được tốt như khi mới mua.
Ở mặt ngoài của tủ lạnh có một màn hình nhỏ hiển thị các chế độ làm lạnh khác như như chế độ làm lạnh nhanh, làm đá nhanh, chế độ thông minh, chế độ nghỉ mát… Việc thay đổi chế độ có thể giúp tiết kiệm điện năng nhưng theo chị Thùy khi sử dụng hàng ngày chị thường không để ý đến các chế độ này.
Như nhiều món đồ thông minh khác của Xiaomi thì đây cũng là một chiếc tủ lạnh thông minh và nó có thể kết nối với app Mihome của hãng. Nếu vắng nhà, chúng ta có thể điều khiển nhiệt độ từng ngăn của tủ lạnh thông qua ứng dụng Mihome nhưng nhà chị Thùy chưa bao giờ dùng và cho rằng không cần thiết.
Với chị Thùy thì đây là một chiếc tủ lạnh với mức giá dễ chịu, khi mua chị có mã giảm giá nên chỉ tốn hơn 13 triệu, một mức giá quá tốt cho một chiếc tủ to có 4 cánh lại có thiết kế đẹp. Nếu ngân sách hạn hẹp thì đây là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn quan trọng về chất lượng và độ bền thì cần tham khảo thêm các thương hiệu khác nhé!
Bỏ bao công sức dọn nhà mà mắc phải 6 lỗi này thì làm đến đâu lại bừa đến đấy
Nhà bừa bộn suốt ngày dễ là do những thói quen tai hại này đấy.
Ai cũng muốn có một ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp nhưng nếu vội vàng dọn dẹp, bạn vẫn có thể mắc sai lầm như thường. Những lỗi đôi khi nhỏ nhặt này cũng có thể góp phần khiến cho nhà bạn trở nên bừa bộn hơn.
1. Trang trí tường quá đà
Trang trí tường giúp cho không gian sinh động hơn. Tuy nhiên, khi bức tường trở nên quá tải với nhiều tranh, ảnh và kệ, nó sẽ là một mớ lộn xộn. Vì vậy, bạn chỉ nên giới hạn ở những món đồ có khả năng tạo điểm nhấn và làm nổi bật phần còn lại.
2. Dán đầy giấy nhớ lên tủ lạnh
Ngoài việc dán nam châm, sticker, nhiều người cũng có thói quen để các ghi chú, lời nhắn trên tủ lạnh. Tuy nhiên, đây không phải là khu vực hợp lý để bạn dán các lời nhắn. Các mẩu ghi chú tích tụ lại cũng khiến cho mặt tủ lạnh trông hết sức lộn xộn. Thay vì thế, hãy chuyển các lời nhắn này sang 1 tấm bảng khác và chỉ để lại lượng nam châm tối thiểu trên tủ lạnh.
3. Xếp chồng nhiều thứ lên nhau
Xếp chồng nhiều thứ lên nhau không đồng nghĩa với gọn gàng, ngăn nắp. Một tháp sách hay giấy tờ trên bàn làm việc, dù có ngay ngắn đến đâu thì cũng rất dễ trở nên lộn xộn.
4. Tích luỹ đồ dùng trong bếp
Không gian bếp lộn xộn vừa cản trở việc nấu nướng, vừa ảnh hưởng đến chất lượng món ăn, và một trong những thói quen xấu là trưng bày quá nhiều đồ đạc trên bàn bếp. Tốt nhất, bạn chỉ nên giữ lại những món hay dùng và giấu hết các món còn lại vào tủ bếp.
5. Tủ, kệ quá tải
Tủ, kệ là vũ khí của một ngôi nhà ngăn nắp, gọn gàng. Tuy nhiên, nếu bạn để những không gian lưu trữ này trở nên quá tải với nhiều quần áo, đồ đạc vứt lung tung, nó sẽ thành ra phản tác dụng. Biện pháp đơn giản là lấy ở đâu, trả về ở đấy, đồng thời để đồ dùng bạn hay sử dụng ở vị trí dễ lấy nhất.
6. Để đồ đạc chất đống cạnh giường
Trở về nhà sau một ngày mệt mỏi, nhiều người có thói quen tiện tay vứt luôn đồ đạc cạnh giường. Điều này không chỉ khiến căn phòng trông bừa bộn, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ của bạn vào cuối ngày.
Những chi tiết nhỏ nhưng có thể phá hỏng vẻ đẹp của ngôi nhà mà bạn cần tránh Dù sắp xếp không gian đẹp đẽ tinh tươm đến đâu, bạn vẫn cần tránh những chi tiết được gợi ý trong bài viết để không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp trong căn nhà của mình. 1. Khăn ướt Khi khăn ướt chỉ nằm chồng lên nhau, ngay cả khi chúng được gấp lại thì sớm hay muộn, chúng vẫn có mùi...