83 lao động Việt Nam bị công ty Nhật nợ lương với số tiền rất lớn
Công ty ở tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã không trả lương cho 83 lao động Việt Nam trong ít nhất một tháng, với tổng số tiền lên tới hàng chục triệu yen.
Ngày 10/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xác nhận đang hỗ trợ 83 lao động kỹ thuật người Việt bị công ty LP Staff ở tỉnh Shizuoka từ chối trả lương tháng 11/2024.
Các lao động người Việt được công ty LP Staff tuyển dụng đến thành phố Kakegawa, tỉnh Shizuoka làm việc.
Ngày 28/12/2024, 83 lao động nhận được thông báo công ty đang tiến hành thủ tục phá sản và sẽ chấm dứt hợp đồng với họ sau 30 ngày do gặp khó khăn tài chính.
Lao động bị nợ lương là các kỹ sư, kỹ thuật viên (Ảnh minh họa: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản).
Đại diện công ty cho biết họ không thể chi trả lương tháng 11 cho người lao động do dòng tiền cạn kiệt và mức nợ vượt ngưỡng cho phép. LP Staff bày tỏ hi vọng chính phủ Nhật Bản có thể hỗ trợ thông qua chương trình bảo vệ quyền lợi lao động.
Tổng số tiền lương công ty nợ ước tính lên tới hàng chục triệu yen (một triệu yen tương đương khoảng 160 triệu đồng Việt Nam). Do chưa nhận được lương, nhiều lao động Việt đã tìm đến Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động Iwata và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để yêu cầu hỗ trợ can thiệp.
Công ty LP Staff có trụ sở tại thành phố Kakegawa và Tokyo, đã đưa hàng trăm lao động Việt Nam đến làm việc trong các nhà máy sản xuất và đóng gói trên địa bàn tỉnh Shizuoka.
Công ty đang lên kế hoạch chuyển giao hoạt động kinh doanh cho một công ty phái cử lao động tại tỉnh Aichi và khuyến khích lao động chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới này.
Video đang HOT
Nguồn tin của phóng viên Dân trí từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, danh sách 83 lao động bị nợ lương đã được tổng hợp và gửi đến các cơ quan liên quan, nhằm yêu cầu công ty LP Staff giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Các lao động bị nợ lương chủ yếu làm việc theo tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” (gọi tắt là visa kỹ thuật viên).
“Chúng tôi đã hướng dẫn Hội người Việt Nam tại Shizuoka làm việc với Cục Giám sát Lao động thành phố Iwata yêu cầu công ty LP Staff thanh toán lương và trả các giấy tờ liên quan để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.
Đồng thời, Ban quản lý lao động cũng đã thông báo vụ việc đến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản để phối hợp giải quyết”, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết.
Đại sứ quán đang liên hệ với các đối tác tại Nhật Bản để hỗ trợ tìm việc làm mới cho lao động.
Dự kiến, ngày 14/1, đại diện Đại sứ quán sẽ trực tiếp gặp gỡ các lao động và làm việc với Cơ quan Giám sát Lao động thành phố Iwata, tỉnh Shizuoka để đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ việc.
Được biết, công ty LP Staff đang làm thủ tục xin phá sản tại Tòa án Tokyo.
Thúc đẩy "cuộc chiến" xóa bỏ lao động trẻ em
Thiên tai, dịch bệnh khiến nhiều gia đình rơi vào đói nghèo, trẻ em đối diện với nguy cơ phải lao động sớm.
Bảo đảm an sinh xã hội được xem là nền tảng ngăn chặn vấn nạn lao động trẻ em.
Dịch bệnh, xung đột làm gia tăng lao động trẻ em
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có gần 5.000 trẻ mồ côi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai. Những tác động này đe dọa sự an toàn, tâm lý, sức khỏe thể chất và tâm thần, dinh dưỡng của trẻ em.
Đại dịch Covid-19, thiên tai đã khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng đói nghèo, tạo ra một áp lực lớn lên cuộc sống của trẻ em, khi các em phải đối diện với nguy cơ trở thành lao động để kiếm kế sinh nhai. Tỷ lệ trẻ em bỏ học tăng cao, nhất là các em nhỏ trong gia đình nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy có hơn 160 triệu trẻ em trên toàn thế giới (tức 1/10 trẻ em trong độ tuổi 5-17 tuổi) vẫn đang tham gia lao động trẻ em. Dự kiến con số này có thể tăng thêm nếu không có chiến lược giảm thiểu lao động trẻ em kịp thời.
Đại dịch, biến đổi khí hậu khiến trẻ em phải đối diện với nguy cơ trở thành lao động để kiếm kế sinh nhai (Ảnh: UNICEF Việt Nam).
Theo đại diện ILO, đại dịch Covid-19 có thể làm giảm lao động trẻ em vì khi các nhà máy, công xưởng ngừng hoạt động và các doanh nghiệp đóng cửa, trẻ em cũng ngừng làm việc. Tuy nhiên, khi các biện pháp phong tỏa bắt đầu được nới lỏng, các gia đình dễ bị tổn thương hơn và nghèo đói hơn, có nhiều trẻ em phải làm việc hơn.
Các chuyên gia của ILO cảnh báo, nếu các nhà hoạch định chính sách không hành động một cách quyết đoán thì các yếu tố như đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột, đói nghèo gia tăng và biến đổi khí hậu... sẽ khiến tình trạng lao động trẻ em tăng cao.
Cần đảm bảo trợ cấp
Theo một báo cáo mới có tên "Vai trò của an sinh xã hội trong xóa bỏ lao động trẻ em: Đánh giá bằng chứng và hàm ý chính sách" của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), an sinh xã hội giúp giảm thiểu tình trạng gia đình rơi vào cảnh nghèo và dễ bị tổn thương, từ đó giảm căn nguyên dẫn đến lao động trẻ em.
Các chuyên gia ILO cho rằng, có nhiều lý do để đầu tư vào an sinh xã hội toàn dân, trong đó xóa bỏ lao động trẻ em là một trong những lý do thuyết phục nhất, đặc biệt là khi xét đến tác động của vấn đề này đối với quyền và phúc lợi của trẻ em.
Về những gì cần thiết để chống lại lao động trẻ em, đại diện ILO chỉ ra hai điều không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia khác cần phải làm.
Thứ nhất là giáo dục và tiếp cận giáo dục. Theo chuyên gia ILO, giáo dục chính là vũ khí chính để chống lại lao động trẻ em. Nếu các bậc phụ huynh có quyền lựa chọn cho con đi học và họ có đủ khả năng chi trả, họ sẽ làm điều đó. Vì vậy giáo dục có ý nghĩa sống còn.
Thứ hai là bảo trợ xã hội. Các bậc phụ huynh không mong muốn con cái của họ phải đi làm. Họ bất đắc dĩ phải để con cái đi làm vì thu nhập của gia đình quá thấp. Vì vậy, việc nâng cao hỗ trợ thu nhập cho các gia đình nghèo sẽ giúp họ tránh xa tình trạng lao động trẻ em.
Đòn bẩy thứ ba theo chuyên gia ILO là đảm bảo các bậc phụ huynh có việc làm và thu nhập ổn định. Công việc mang lại thu nhập để thoát nghèo và con cái của họ không phải làm việc.
Việc giảm thiểu lao động trẻ em sẽ dễ dàng hơn nếu các quốc gia có hệ thống an sinh xã hội được thiết kế toàn diện (Ảnh: UNICEF Việt Nam).
Các chính sách an sinh xã hội giúp các gia đình đối phó với những cú sốc về kinh tế hay y tế sẽ góp phần quan trọng làm giảm lao động trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em đến trường. Do đó, các Chính phủ cần xây dựng một loạt các chính sách thúc đẩy an sinh xã hội, trong đó chú trọng đến chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Hiện nay, tỷ lệ lao động trẻ em (LĐTE) tại Việt Nam thấp hơn khoảng 2% so với tỷ lệ trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thấp hơn 4,2% so với toàn cầu. Song vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua để có thể phát huy thành tựu giảm dần lao động trẻ em một cách hiệu quả.
Trước những thách thức hiện hữu, Bộ LĐ-TB&XH và các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục hoàn thiện chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, đặc biệt là chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, ngành chủ trương tăng cường thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành; lồng ghép giải quyết tình trạng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trong hệ thống bảo vệ trẻ em với các vấn đề giảm nghèo - an sinh xã hội.
Bộ quản lý nhà nước cũng muốn củng cố hệ thống cơ quan bảo vệ trẻ em nhằm phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em theo hướng tăng độ bao phủ, lấy trẻ em làm trung tâm.
Với mục tiêu đề ra là tiến tới xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em, cả nước phấn đấu giảm tỉ lệ lao động trẻ em trong độ tuổi 5 - 17 xuống dưới 4,9% vào năm 2025 và 4,5% vào năm 2030.
Tai nạn lao động ở Bình Thuận, 2 công nhân xây dựng tử vong Người thân của nạn nhân cho biết, 2 công nhân đang thi công công trình ở Tp.Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) thì gặp sự cố dẫn đến tai nạn lao động. Chiều 25/12, trao đổi với PV Người Đưa Tin, lãnh đạo UBND xã Tiến Thành (Tp.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) cho biết, vụ tai nạn lao động này nằm ở giữa xã...