82 bia tiến sĩ Văn Miếu được công nhận di sản thế giới
Tối 25/2, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bà Katherine Muller-Marin đã trao bằng công nhân di sản tư liệu thế giới về 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu cho Hà Nội.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng tiếp nhận Bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch cho khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Theo bà Katherine Mulller – Marin, bà rất tự hào khi đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi tôn vinh những người thầy của Việt Nam, kho tàng tri thức của nhân loại. Đây chính là biểu tượng của xã hội trí tuệ Việt Nam, nơi ghi nhận giáo dục là nguồn lực để phát triển và mang lại niềm hạnh phúc cho người dân. Các tấm bia tiến sĩ khích lệ mọi người biết trân trọng giáo dục, theo đuổi tài năng và sự uyên bác.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đặc biệt của thủ đô, hội tụ giá trị di sản vật thể và phi vật thể của lịch sử và nghệ thuật, khoa học và giáo dục, mãi mãi là niềm tự hào của người dân thủ đô và dân tộc Việt Nam. 82 bia đá là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài văn bia ghi danh 1.306 vị từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi.
Bia tiến sĩ Văn Miếu thu hút đông đảo khách tham quan dịp năm mới. Ảnh: Bá Đô
Phó thủ tướng cũng nhắc lại câu viết của Thân Nhân Trung trên bia văn năm 1042: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, cho nên các bậc thánh đế không ai không chăm lo xây dựng nhân tài… Văn Miếu là biểu tượng văn hóa nho học, giáo dục của Việt Nam. Bia tiến sĩ có nhiều giá trị độc đáo hiếm có về nghệ thuật không chỉ đối với Việt Nam và cả thế giới”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo VNE
Xô nhau xin chữ, sờ đầu rùa Văn Miếu
Đã thành thông lệ, những ngày đầu xuân Quý Tỵ, khách du xuân thường đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thắp hương và xin chữ cầu may mắn, đỗ đạt.
Bế con vào... sờ đầu rùa lấy may
Từ chiều mùng 1 Tết, cả trăm người người chen lấn vào bên trong để chờ xin chữ, để xe tràn xuống lòng đường gây cản trở giao thông. Khách du xuân phải vất vả lắm mới có thể đưa xe vào bên trong gửi, số đông còn lại chấp nhận gửi xe ở ngoài với mức giá khá vô lý, đối với xe máy là 20.000 đồng, ô tô từ 50.000 đồng trở lên. Nhiều năm trở lại đây, dù Trung tâm Văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám đã có nhiều biện pháp lập "dải phân cách mềm", trưng biển cảnh báo, cấm ngồi, sờ lên đầu rùa cùng bia tiến sĩ tuy nhiên dù có rào chắn hay cảnh báo, cắt cử cả lực lượng bảo vệ thì du khách vẫn cứ công khai làm trái quy định. Chỉ chờ lúc lực lượng bảo vệ lơ đi vài phút, nhiều du khách tranh thủ "xé rào" nhảy vào để sờ đầu rùa... lấy may.
Nhiều vị phụ huynh dù có con nhỏ cũng bế con nhảy qua rào để chạm bằng được vào bia đá... Tiền lẻ được thả vương vãi trong khu văn bia, nhét cả vào bảng thông tin khiến cho nhiều khách du lịch lắc đầu ngán ngẩm vì không thể đọc được chữ. Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân đã tạo ra hình ảnh xấu cho quần thể di tích văn hóa đẹp bậc nhất ở đất Hà thành ngày đầu xuân mới.
Theo ANTD
Thi nhau ném tiền vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu Nhiều người gấp nhỏ đồng tiền lẻ rồi ném vào bia tiến sĩ khiến khu vực này rải đầy tiền lẻ. Trong Văn Miếu (Hà Nội), tiền được khách đặt khắp nơi. Sáng mùng 7 Tết, tiết trời đẹp, se lạnh, dòng người đổ về Văn Miếu mỗi lúc một đông. Gần trưa, khắp khuôn viên của trường đại học đầu tiên này...