81 triệu lao động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thất nghiệp do COVID-19
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết ảnh hưởng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế đã làm 81 triệu người lao động trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị mất việc làm, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên.
Người tìm việc theo dõi thông tin tại một hội chợ việc làm ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 16/12, Giám đốc ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương Chihiko Asada cho biết dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm trong khu vực. Mức độ bao phủ của an sinh xã hội thấp và năng lực bị hạn chế của các tổ chức ở nhiều nước thuộc khu vực này đã khiến các công ty và người lao động khó có thể vươn lên trở lại. Số việc làm ở châu Á – Thái Bình Dương đã giảm 4,2% so với xu hướng trước khủng hoảng do COVID-19 với khoảng cách 4,6% đối với phụ nữ và 4% đối với nam giới.
Cũng theo ông Asada, thanh niên là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do COVID-19 do giờ làm bị giảm xuống và bị mất việc làm. Số việc làm mà họ bị mất lớn hơn số việc làm của họ trong tổng số việc làm trên toàn khu vực từ 3 – 18 lần. Không chỉ vậy, do số giờ làm việc ít hơn, thu nhập trung bình của người lao động đã giảm xuống với mức giảm 9,9% trong quý I/2020, tương đương với mức giảm 3,4% của Tổng sản phẩm khu vực.
Hiện có quá nhiều người lao động đã rơi vào cảnh nghèo đói. Các nền kinh tế trong khu vực, người lao động và các công ty đang phải vật lộn để phục hồi sau khủng hoảng và đóng góp vào sự tăng trưởng của khu vực. Tỷ lệ mất việc làm lớn nhất là ở khu vực Nam Á với gần 50 triệu người, tiếp đến là khu vực Đông Á (16 triệu người), Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương lần lượt là 14 triệu và 500.000 người.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo “Xu hướng tuyển dụng tháng 11″ của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KS) công bố ngày 16/12, cho biết trong tháng 11 vừa qua, số lao động có việc làm ở nước này chỉ đạt 27.241.000 người, giảm 273.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát ở Hàn Quốc đến nay (cuối tháng 2 vừa qua), số lao động có việc làm đã ghi nhận xu hướng giảm 9 tháng liên tiếp.
Video đang HOT
Báo cáo của KS cũng cho thấy tỷ lệ tuyển dụng (số lượng người có việc làm trên tổng dân số trên 15 tuổi) đạt 60,7%, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức thấp nhất kể từ năm 2013. So với mức chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ tuyển dụng trong độ tuổi lao động (từ 15 tới 64 tuổi) của Hàn Quốc đạt 66,3%, giảm 1,1%. Trong khi đó, số người thất nghiệp là 967.000 người, tăng 101.000 người so với cùng thời điểm của năm 2019. Tỷ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế là 3,4%, tăng 0,3% và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2004.
Xét theo ngành nghề, số lao động trong ngành bán sỉ và bán lẻ giảm mạnh nhất với 166.000 người; lĩnh vực nhà hàng, khách sạn giảm 161.000 người; ngành chế tạo giảm 113.000 người. Xét theo độ tuổi, lao động có việc làm ở mọi độ tuổi đều giảm. Riêng lao động ngoài 60 tuổi lại tăng 372.000 người. Đặc biệt, số lao động ở độ tuổi thanh thiếu niên (từ 15 đến 29 tuổi) giảm 243.000 người. Nguyên nhân chính được xác định là do dân số ở độ tuổi này giảm và các ngành nghề như ngành chế tạo cũng hoạt động chậm lại, trong khi vấn đề tuyển dụng nhân sự mới bị thu hẹp. Tỷ lệ thất nghiệp dự cảm ở thanh niên là 24,4%, mức cao nhất kể từ khi công tác thống kê này được thực hiện.
Chợ hải sản Vũ Hán hoang vắng sau một năm đại dịch
Suốt 6 năm, Lai Yun, chủ nhà hàng ở Vũ Hán, bắt đầu ngày mới bằng việc đến chợ hải sản Hoa Nam mua sắm, nhưng tất cả thay đổi vào 31/12/2019.
"Tôi đưa các con đi học, ăn sáng rồi đi bộ ra chợ. Nó nằm ở vị trí rất thuận tiện", Lai Yun, người sống cách chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, chỉ 10 phút đi bộ, cho biết.
Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, khu chợ bán buôn rộng lớn đã bị đóng cửa do phát hiện 4 ca viêm phổi lạ đều liên quan đến địa điểm này. Đến cuối tháng 1, chính quyền Vũ Hán ban lệnh phong tỏa, cấm người dân rời khỏi nhà bằng, mở đầu cho chuỗi 76 ngày "phong thành" chống Covid-19 đầy đau đớn.
Gần một năm kể từ khi bùng phát, đại dịch đã cướp đi mạng sống của hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu và khiến "mũi dùi" dư luận chĩa về phía chợ hải sản Hoa Nam, nơi bị nghi là điểm khởi phát. Giờ đây, ngay cả khi Vũ Hán đã trở về cuộc sống bình thường, khu chợ vẫn trống rỗng.
Dãy cửa hàng kính mắt trên tầng hai chợ Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 8/12. Ảnh: Reuters .
Chợ hải sản Hoa Nam còn mắc kẹt giữa cuộc chiến khốc liệt về cả khoa học và chính trị xung quanh nguồn gốc nCoV. Trong khi nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa đến Vũ Hán, Washington không ngừng đổ lỗi cho Bắc Kinh vì đại dịch, thể hiện rõ qua việc Tổng thống Donald Trump gọi nCoV là "virus Trung Quốc". Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang chính trị hóa cuộc khủng hoảng và đối xử bất công với nước này.
Truyền thông Trung Quốc gần đây còn liên tục đưa tin về việc phát hiện nCoV trên bao bì thực phẩm nhập khẩu đông lạnh, dù giới khoa học không coi đây là nguồn lây đáng lo ngại, cùng những nghiên cứu cho thấy các ca nhiễm nCoV có thể xuất hiện bên ngoài Trung Quốc trước tháng 12/2019, dường như nhằm nỗ lực thay đổi quan điểm về nguồn gốc Covid-19.
"Dù Trung Quốc là nước đầu tiên báo cáo ca nhiễm, không có nghĩa là virus bắt nguồn từ Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói. "Truy xuất nguồn gốc là một quá trình liên tục có thể liên quan tới nhiều quốc gia và khu vực".
Tại Vũ Hán, nơi vẫn "chịu điều tiếng" nặng nề vì là điểm nóng Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều cư dân và chủ doanh nghiệp cho biết họ không tin virus khởi nguồn từ thành phố này.
"Chắc chắn không thể là Vũ Hán. Đảm bảo ai đó đã mang virus đến, hoặc nó lây lan từ một số sản phẩm nhập từ bên ngoài. Chỉ có một vài điều kiện nhất định để nó xuất hiện tại đây", một người bán hàng họ Chen nêu quan điểm.
Các chuyên gia cho biết chợ hải sản Hoa Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc điều tra nguồn gốc nCoV nên nó khó có thể bị phá bỏ, dù hầu hết nghiên cứu sẽ dựa vào các mẫu được thu thập tại đây ngay từ lúc đại dịch mới khởi phát.
Quyền tiếp cận khu chợ vẫn bị hạn chế khá nhiều. Trước lệnh phong tỏa, chợ luôn nhộn nhịp với hàng trăm gian hàng được chia thành các khu dành cho thịt đỏ, hải sản và rau, nhưng gần đây các hàng rào đã được thiết lập xung quanh khu vực.
Bên trong chợ, những tấm ván gỗ chắn trước cửa hàng và các cửa sổ. Trên tầng hai phía trên khu chợ trống vắng, các cửa hàng bán kính và máy đo thị lực mở cửa trở lại hồi tháng 6. Nhưng vào tuần này, lối vào khu kính mắt xuất hiện một bảo vệ để đo thân nhiệt, đồng thời cảnh báo phóng viên không quay video hay chụp ảnh bên trong chợ.
"Có lẽ một số người vẫn không an tâm về khu chợ, nhưng bây giờ nó chỉ là một tòa nhà trống rỗng mà thôi. Ai lại lo lắng về một nơi hoang vắng chứ?", một nhân viên cửa hàng bán kính áp tròng giấu tên nói.
Dù Vũ Hán chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm nCoV mới nào trong cộng đồng kể từ tháng 5, một số người dựa vào chợ Hoa Nam để kiếm sống vẫn phải chật vật mưu sinh. Lai Yun, người mở cửa lại nhà hàng Nhật Bản của anh hồi tháng 6, cho biết việc khu chợ bị đóng cửa và người dân lo sợ nguy cơ lây nhiễm nCoV từ hải sản nhập khẩu đã khiến giá một số nguyên liệu tăng gấp 5 lần.
"Mục tiêu của chúng tôi năm tới chỉ là sống sót", người đàn ông 38 tuổi cho hay.
WHO điều tra nguồn gốc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang tiến hành điều tra một nghiên cứu gây tranh cãi ám chỉ virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 đã xuất hiện ở Italy nhiều tháng trước khi phát hiện ca mắc đầu tiên tại Trung Quốc. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bologna, Italy, ngày 12/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo...