800 hộ dân Quảng Trị đang sống trong vùng sạt lở thực sự nguy hiểm
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, sạt lở bờ sông trên địa bàn đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của hơn 4.520 hộ dân; trong đó có khoảng 800 hộ dân đang sống trong vùng thực sự nguy hiểm, chỉ cách mép sông dưới 20m.
Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) bị sạt lở nghiêm trọng lấn sâu vào đất sản xuất của người dân (ảnh tư liệu).
Thời gian qua, hiện tượng sạt lở hầu như xuất hiện liên tục hai bên bờ các sông chính ở Quảng Trị gồm: Thạch Hãn, Bến Hải, Thác Ma, Ô Lâu. Đặc biệt, bờ các sông Thạch Hãn, Hiếu, Bến Hải có tốc độ xói lở rất nhanh, trung bình mỗi năm sâu vào bờ từ 10 – 15m. Tình trạng này khiến người dân ở các xã Triệu Long, Triệu Giang (huyện Triệu Phong), xã Hải Lệ (thị xã Quảng Trị) đã phải di dời nhà ở.
Hằng năm vào mùa mưa bão, bờ biển cũng bị xói lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều khu dân cư ven biển đoạn qua các xã Triệu Lăng, Triệu Vân (huyện Triệu Phong). Bờ biển các xã Trung Giang, Trung Hải (huyện Gio Linh) bị sạt lở cuốn trôi nhiều hàng quán kinh doanh dọc bờ biển, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đất thổ cư và tuyến đường quốc phòng ven biển.
Video đang HOT
Đến đầu tháng 7/2024, tỉnh Quảng Trị có trên 133 km sạt lở bờ sông, bờ biển chưa được khắc phục xử lý, gồm: Gần 30 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gần 73 km sạt lở nguy hiểm, trên 33 km sạt lở bình thường.
Những năm qua tỉnh đã nỗ lực dành nguồn lực để khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hơn 66 km kè chống sạt lở dọc bờ sông, bờ biển kết hợp phục vụ nhu cầu giao thông dân sinh, cải tạo môi sinh, môi trường, chỉnh trang đô thị với tổng kinh phí hơn 872 tỷ đồng; trồng hơn 70 ha cây chắn sóng bảo vệ dọc các tuyến đê cửa sông và đê biển. Tuy nhiên, nguồn lực của địa phương còn khó khăn nên việc bố trí khắc phục sạt lở còn hạn chế, chỉ xử lý mang tính tạm thời trước mắt; việc xử lý sạt lở chủ yếu lồng ghép với nguồn lực của Trung ương hỗ trợ.
Theo Giám đốc Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị Hồ Xuân Hòe, các cơ quan chuyên môn của tỉnh tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển và đề xuất các giải pháp xử lý ở khu vực sạt lở trong thời gian tới. Các đơn vị rà soát vùng dân cư trong khu vực đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở để bổ sung vào chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn; lập kế hoạch xây dựng công trình bảo vệ bờ, phòng, chống thiên tai tại những khu vực dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng không thể di dời. Các đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển khi chi phí vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Colombia: Mưa lớn cản trở nỗ lực tìm kiếm những người mất tích trong vụ lở đất
Ngày 19/7, nhà chức trách Colombia thông báo mưa lớn đang cản trở nỗ lực tìm kiếm 9 người còn mất tích sau vụ lở đất ở miền Trung nước này 2 ngày trước đó khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
Hiện trường vụ lở đất tại Quetame, Cundinamarca, Colombia, ngày 18/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi xảy ra thảm họa, nhà chức trách đã triển khai hơn 400 binh sĩ, lính cứu hỏa và các nhân viên cứu hộ tham gia tìm kiếm, cứu nạn bất chấp mưa lớn. Phát biểu với báo giới, người đứng đầu lực lượng cứu hỏa địa phương Alvaro Farfan khẳng định đã có 20 người thiệt mạng trong vụ lở đất, trong đó có 5 trẻ em.
Trước đó, hoạt động tìm kiếm, cứu hộ đã phải tạm dừng do mưa lớn. Theo ông Farfan, nhà chức trách đang giám sát khu vực "bằng thiết bị công nghệ để có thể xác định những nguy cơ và trong trường hợp cần thiết sẽ rút các nhóm cứu hộ để đảm bảo an toàn", đồng thời không loại trừ khả năng xảy ra thêm các trận lở đất do mưa bão vẫn tiếp diễn.
Vụ lở đất đã khiến một số khu vực bị bùn đất vùi lấp cao từ 1-2 m, đồng thời phá hủy cây cầu nối giữa thủ đô Bogota và thành phố Villavicencio về phía Đông thủ đô. Đây là một trong những tuyến đường vận chuyển hàng hóa chính của đất nước và sẽ bị phong tỏa ít nhất đến cuối tuần.
Xe ô tô bị chôn vùi sau vụ lở đất ở Quetame, Colombia, ngày 18/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Gustavo Petro đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ngăn ngừa các thảm họa tự nhiên tương tự như vậy sau các trận mưa lớn. Tổng thống cho biết sẽ tăng số chuyến bay nối giữa Bogota và Villavicencio để bù đắp cho việc thông thương trên tuyến đường bộ bị tê liệt.
Năm 2022, lũ lụt theo mùa đã khiến khoảng 300 người thiệt mạng tại Colombia. Quốc gia Nam Mỹ này đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia vào năm 2022 do mưa lớn.
Đầu tháng này, Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo các cú sốc thời tiết cũng như khí hậu cực đoan do La Nina và El Nino đang trở nên nghiêm trọng hơn ở Mỹ Latinh và Caribe.
Sạt lở đất tại Ấn Độ khiến khoảng 100 người mất tích Truyền thông Ấn Độ ngày 20/7 đưa tin một vụ sạt lở đất do mưa lớn đã xảy ra tại bang Maharashtra, miền Nam nước này, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và gần 100 người mất tích. Nhân viên cứu hộ dọn dẹp sau vụ lở đất do mưa lớn tại bang Kerala, Ấn Độ, ngày 17/10/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN...