‘80% trẻ em Việt có dấu hiệu không hợp sữa’
Công ty Tư Vấn và Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ (AMCO) khảo sát thấy: 80% bà mẹ thấy con từng có dấu hiệu không hợp sữa, 97% trong số này có ít nhất 1 trong 5 biểu hiện: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, chán sữa, không tăng cân…
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường do Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ thực hiện
Nguy cơ ảnh hưởng đến tầm vóc và trí tuệ của trẻ
Công ty Tư Vấn và Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ (AMCO) vừa công bố một báo cáo về dinh dưỡng trẻ em. Theo đó, có đến 80% bà mẹ thừa nhận con mình từng có dấu hiệu không hợp sữa, có đến 97% trường hợp có ít nhất 1 trong 5 dấu hiệu không hợp sữa phổ biến là táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu uống sữa và không tăng cân.
BS Chuyên khoa I Trần Thị Minh Nguyệt – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP. HCM cho biết: “Các dấu hiệu không hợp sữa kể trên tuy phổ biến nhưng lại là những triệu chứng thông thường của nhiều vấn đề sức khỏe khác thường gặp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh thường tập trung giải quyết các triệu chứng này mà bỏ quên vấn đề gốc. Đó là có thể con chưa hợp với một loại thức ăn nào đó, trong đó phổ biến nhất là không hợp với loại sữa đang uống.
Điều này dẫn đến nguy cơ trẻ phải tiếp tục sử dụng một nguồn dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ tiêu hoá. Cơ thể trẻ vì thế cũng không hấp thu tối ưu các dưỡng chất giúp phát triển tối đa về chiều cao, cân nặng, cũng như trí tuệ sau này”.
98% mẹ tham gia khảo sát cũng có cùng nỗi lo rằng không hợp sữa có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; trong đó, quan ngại lớn nhất là về việc trẻ không tăng cân với 38,5% và rối loạn tiêu hoá với 26,6%.
Video đang HOT
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ thực hiện
BS. Trần Thị Minh Nguyệt nhấn mạnh: “Những năm đầu đời là giai đoạn “vàng” để tối đa tiềm năng phát triển của trẻ, vì đây là thời điểm cơ thể trẻ tăng trưởng thần tốc để hoàn thiện chiều cao, cân nặng, não bộ, và cả sức đề kháng. Quá trình này sẽ chậm dần qua từng năm nên nếu bỏ lỡ thời điểm “vàng” để cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu thì bố mẹ sẽ chẳng thể quay ngược thời gian”.
Trẻ em Việt cần dòng sữa phù hợp với thể trạng
Không hợp sữa có thể được lý giải cụ thể hơn là cơ thể trẻ không hợp sữa, dẫn đến không hấp thu được một hoặc một số thành phần trong sữa nên mới “biểu tình” ra ngoài bằng các dấu hiệu bệnh. Phụ huynh cần hiểu rõ yếu tố không hợp ở đây là gì để có giải pháp tốt nhất.
Các dấu hiệu bệnh phổ biến nhưng lại ẩn chứa nguy cơ không hợp sữa khiến các mẹ lơ là tìm giải pháp
TS.BS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam – phân tích sâu hơn về cách lựa chọn sữa cho trẻ: “Đối với giai đoạn dưới 2 tuổi thì sữa mẹ là quan trọng nhất. Nhưng sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì trẻ cần bổ sung thêm năng lượng, bổ sung thêm thức ăn và sữa là một trong những thực phẩm rất lý tưởng chỉ sau sữa mẹ”.
Bên cạnh đó, trẻ em tại mỗi quốc gia có một thể trạng đặc thù riêng. Thể trạng này được cộng hưởng từ những yếu tố như thổ nhưỡng, môi trường sống, điều kiện và thói quen sinh hoạt…; từ đó hình thành nên nhu cầu dinh dưỡng riêng của mỗi quốc gia cũng như từng cá thể.
Xét riêng tại Việt Nam, trẻ em nước ta có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao (19,9%); tỷ lệ thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin D đều cao hơn so với trẻ em các nước phương Tây.
TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ thêm, các sản phẩm nước ngoài tuy tốt nhưng được xây dựng công thức từ số liệu thể trạng trẻ em nước họ. Ví dụ như các quốc gia phát triển không có tình trạng thiếu máu nhiều như nước ta nên không có lý do để đưa nhiều sắt vào sữa. Quan trọng là phải xây dựng được công thức tốt nhất cho đối tượng trẻ em Việt Nam.
Các bà mẹ tham khảo sát của AMCO cũng đã nhận ra điều này và khẳng định sẽ đổi sữa cho con khi gặp phải trường hợp không hợp sữa.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ thực hiện
Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy các mẹ đã hiểu tầm quan trọng của việc chọn sữa đúng cho con và sẵn sàng thay đổi để mang đến chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con. Đồng thời, khảo sát cũng cho thấy vấn đề trẻ em Việt cần có nguồn dinh dưỡng chất lượng cao “đo ni đóng giày” cho các em.
Khối u chứa đầy răng, xương trong buồng trứng bé gái 5 tuổi
Các bác sĩ chẩn đoán bé gái có u nang bì buồng trứng chiếm gần trọn tiểu khung, hố chậu phải.
Các bác sĩ của Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang vừa phẫu thuật nội soi, cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho bé N.B.L., 5 tuổi, trú tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, giúp bệnh nhi bảo tồn toàn bộ vòi trứng và buồng trứng.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Đăng Bình, Phó trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang, bé L. nhập viện trong tình trạng đau bụng liên tục vùng hạ vị và hố chậu phải, kèm nôn trớ. Cháu bé được chuyển vào khoa Ngoại. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán L. bị u nang bì buồng trứng phải xoắn, khối u to với kích thước 6x8 cm, chiếm gần trọn tiểu khung và hố chậu phải.
Ê-kíp đã chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cắt bỏ khối u, gây mê nội khí quản và cố gắng bảo tồn buồng trứng cho trẻ. Phương pháp phẫu thuật nội soi này giúp giảm chấn thương, giảm chảy máu, hạn chế nguy cơ dính ruột, tắc ruột sau mổ, vết mổ mang tính thẩm mỹ hơn và giúp bệnh nhi phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Khối u nang bì xoắn trong buồng trứng của bé gái. Ảnh: BVCC.
Khi phẫu thuật, ê-kíp nhận thấy buồng trứng phải có khối u nang xoắn 1,5 vòng, kèm theo xoắn cả buồng trứng và vòi trứng phải. Khối tổ chức bị xoắn đã chuyển màu tím sẫm. Bác sĩ chuyên khoa II Thân Ngọc Bích đã tháo xoắn và bóc tách, cắt bỏ khối u nang, bảo toàn buồng trứng cho bệnh nhi.
Mẫu bệnh phẩm lấy ra từ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn của bệnh nhi chứa các cấu trúc như da, tóc, răng, xương và một số tổ chức giống bã đậu...
Hai ngày sau, bệnh nhi hồi phục tốt, sức khỏe ổn định, da niêm mạc hồng hào, ăn ngủ tốt, có thể vận động nhẹ nhàng được. Một tuần sau mổ, cháu L. được xuất viện về nhà.
Các bác sĩ khuyến cáo u nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm. U nang buồng trứng thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Đa số trường hợp bị đau bụng đi thăm khám, siêu âm mới phát hiện ra khối u.
Nếu chậm trễ thêm vài giờ, buồng trứng của bệnh nhi có thể bị hoại tử, sinh chất độc khiến trẻ nhiễm độc nặng, sốc. Khi đó, bệnh nhi có thể sẽ phải cắt bỏ toàn bộ vòi trứng, buồng trứng, ảnh hưởng lớn tới khả năng làm mẹ khi trưởng thành.
U nang buồng trứng là khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu, phát triển bất thường trên hoặc trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng thường có 3 loại là nang nước, nang bì và nang nhầy.
Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên, một số trường hợp trẻ em gái cũng có thể phát hiện khối u. 90% khối u được phát hiện ở trẻ là lành tính, tuy nhiên, nếu để xảy ra biến chứng, có thể gây nguy hiểm tính mạng của bệnh nhi.
Dấu hiệu u nang buồng trứng ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoại khoa cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa, lồng ruột hay u đại tràng. Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.
Lưu ý 3 thời điểm không nên cho trẻ uống nước vì cực hại sức khỏe Việc uống nước không đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần chú ý. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, 3 thời điểm sau tốt nhất không nên khuyến khích trẻ uống nước vì có thể gây hại dạ dày: Ảnh minh họa Không uống nước ngay sau ăn Việc cho trẻ...