80 phụ nữ Ấn Độ bất ngờ khi mình đang bị bán đấu giá trên mạng
Cảnh sát Ấn Độ đang điều tra vụ bán đấu giá hàng chục phụ nữ theo Hồi giáo. Những người bị “rao bán” cũng ngớ người khi được thông báo sự việc và tin rằng đây là một phần của chiến dịch bôi nhọ tôn giáo thiểu số.
Phụ nữ theo Hồi giáo ở thành phố Bangalore của Ấn Độ – Ảnh chụp màn hình
Hình ảnh của khoảng 80 phụ nữ Ấn Độ theo Hồi giáo đã được tải lên nền tảng GitHub cách đây vài ngày và được đặt chung trong một bài đăng có tiêu đề “Thương vụ Suli trong ngày”. Suli là tiếng lóng mang ý nghĩa xúc phạm phụ nữ Hồi giáo.
Cảnh sát xác định đây chỉ là một sàn bán đấu giá giả, mục đích nhằm hạ nhục những người theo Hồi giáo và vẫn chưa xác định được thủ phạm. Các nạn nhân đa số là nhà nghiên cứu hoặc nhà báo, nghệ sĩ theo Hồi giáo.
Hana Mohsin Khan, một nữ phi công, nằm trong số những người bị “rao bán”. Cô hoàn toàn không biết gì cho đến khi một người bạn phát hiện và chia sẻ đường link dẫn tới “phiên đấu giá”.
“Hình của tôi đứng thứ 4 trong số đó. Họ bán đấu giá tôi như nô lệ. Tôi ớn lạnh cả sống lưng và vẫn còn tức giận mỗi khi nhớ tới chuyện đó”, cô Khan nói với Hãng thông tấn AFP.
GitHub xác nhận đã đình chỉ tài khoản “rao bán” phụ nữ và cho biết người dùng này vi phạm các chính sách cấm quấy rối, phân biệt đối xử và kích động bạo lực.
Video đang HOT
Chị Sania Ahmad, 34 tuổi, một người cũng bị bán đấu giá mà không hề biết, tin rằng các vụ việc này là do những người cuồng Hindu giáo làm ra. Lực lượng này đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, chuyên đi săn lùng và bôi nhọ, chửi bới những người theo Hồi giáo ở Ấn Độ.
Có tới 170 triệu người theo đạo Hồi ở Ấn Độ nhưng theo AFP, nhiều người đang cảm thấy họ chỉ là “công dân hạng hai” ở quốc gia có đạo Hindu chiếm đa số.
Ahmad tuyên bố có gần 800 ảnh chụp màn hình những bình luận tục tĩu và mang tính sỉ nhục nhắm vào cô. Đa số các bình luận này là trên mạng xã hội Twitter, nơi Ahmad cho biết đã gửi khiếu nại lên Twitter nhưng chẳng được giải quyết.
Chính phủ Ấn Độ không bình luận về các phiên bán đấu giá giả và phủ nhận có các chính sách bài trừ Hồi giáo.
Quấy rối trực tuyến đối với phụ nữ và trẻ em gái – bao gồm đe dọa bạo lực, đe dọa cưỡng hiếp và gửi các hình ảnh khiêu dâm – là một vấn đề rất lớn, không chỉ ở Ấn Độ.
Một cuộc khảo sát năm 2020 của tổ chức Plan International có trụ sở tại Anh với 14.000 trẻ em gái ở 31 quốc gia cho thấy hơn một nửa đã từng là nạn nhân của nạn quấy rối qua mạng.
Chính phủ Ấn Độ: Twitter phải chịu trách nhiệm về các ‘tút’ đăng
TTO – Trong đơn trình tòa đầu tuần này, Chính phủ Ấn Độ yêu cầu tòa ra phán quyết khẳng định Twitter không được miễn trừ trách nhiệm về các nội dung do người dùng đăng lên nền tảng này nữa.
BẢO DUY
Vấn nạn người già phạm tội ở Nhật
Giới chuyên gia và các cấp chính quyền Nhật Bản tỏ ra lo ngại khi dữ liệu của cảnh sát cho thấy sự gia tăng đột biến về các vụ trộm cắp do người già thực hiện, mà chủ yếu là phụ nữ và tái phạm nhiều lần.
Làn sóng tội phạm xám
Nhiều người già Nhật Bản vẫn miệt mài làm việc dù đã qua tuổi hưu. Ảnh: AFP
Trong Sách trắng thường niên về số liệu thống kê và xu hướng tội phạm được công bố mới đây, Bộ Tư pháp Nhật Bản cho biết số tội phạm bị bắt giữ tại nước này liên tục giảm trong 17 năm qua nhưng số vụ người già phạm tội lại tăng đáng kể. Theo đó, số phạm nhân bị bắt giữ trong năm ngoái là 192.607 người, mức thấp nhất kể từ năm 1945. Tuy nhiên, đáng lo ngại là 70% các vụ trộm cắp là do những người trên 70 tuổi thực hiện. Và trong số 42.463 phạm nhân cao tuổi bị bắt, 33,7% là phụ nữ từ 65 tuổi trở nên, đặc biệt là 9/10 phụ nữ bị bắt giữ vì tội trộm vặt ở siêu thị, cửa hàng.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến số tội phạm bị bắt sụt giảm, Shinichi Ishizuka, giáo sư luật kiêm giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học tại Đại học Ryukoku, cho rằng trong nỗ lực giảm tỷ lệ bắt giữ vì phạm những tội danh nhỏ, Nhật Bản hồi năm 2005 đã sửa đổi luật trộm cắp, cho phép cảnh sát địa phương tạm giam những người phạm tội từ 1-3 lần. Chỉ khi phạm tội trộm cắp từ 5-6 lần thì tội danh mới được thành lập và người phạm tội thường phải đối mặt mức án 2 năm tù.
Ông Ishizuka cho rằng có nhiều yếu tố góp phần làm gia tăng vấn nạn người già phạm tội. "Nhiều trường hợp là người già có vợ hoặc chồng mất nên họ sống một mình, con cái lại dọn ra ở riêng, lập gia đình, sinh con và xây dựng cuộc sống nên họ ít gặp. Họ từng có cuộc sống bận rộn và viên mãn nhưng đột nhiên không còn gì để khiến họ bận rộn nữa. Họ bị cô đơn, thường bị trầm cảm và đối với một số người, trộm cắp là một cách để thu hút sự chú ý" - ông Ishizuka nói.
Vào tù tốt hơn ở nhà
Đối với một số người già, động cơ của hành vi trộm cắp chỉ đơn giản là họ muốn có thức ăn hoặc có tiền để sống qua ngày, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến những người nghỉ hưu làm việc bán thời gian kiếm thêm chút tiền tiêu vặt vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đơn cử như trường hợp của cụ ông 77 tuổi bị cảnh sát thành phố Yokohama bắt giữ hồi cuối tháng 9. Ông bị tình nghi trộm 1.500 yen (14,35USD) từ thùng quyên góp tại một ngôi đền ở địa phương. Cụ ông không có địa chỉ cố định và thất nghiệp này được cho là đã nhiều lần lấy đồ từ thùng quyên góp.
Đáng chú ý, một số người già cố tình phạm những tội danh nhỏ để có thể được sống phần đời còn lại... trong tù, bởi cuộc sống trong tù được cho là tốt hơn cuộc sống bên ngoài. Hiện tượng bất thường này xuất phát từ những khó khăn trong việc chăm sóc người cao tuổi ở Nhật.
Được biết, chi phí giam giữ một phạm nhân ở Nhật là trên 20.000 USD/năm. Chi phí đối với các phạm nhân cao tuổi thậm chí cao hơn, bởi bao gồm chi phí chăm sóc đặc biệt và y tế. Tuy nhiên, một số phạm nhân cao tuổi nói rằng họ cảm thấy không khí cộng đồng trong nhà tù, điều mà họ chưa bao giờ cảm nhận được ở bên ngoài. "Tôi thích sống trong tù hơn, bởi có nhiều người xung quanh và tôi không hề cảm thấy cô đơn ở đây. Khi ra tù lần thứ 2, tôi hứa sẽ không quay lại nhưng khi ra tù rồi, tôi lại thấy nhớ" - một nữ phạm nhân bày tỏ.
Trước đây, tội trộm cắp ở Nhật có thể bị kết án đến 10 năm tù và chịu mức phạt 500.000 yen (4.785USD). Ngày nay, án phạt dành cho loại tội phạm này giảm mạnh nên một số người cao tuổi quanh năm cô quạnh có thể muốn chọn cách "thà vào tù tốt hơn ở nhà"!
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới, với hơn 1/4 số công dân nước này là những người từ 65 tuổi trở lên. Năm 2050, số người già được dự báo sẽ chiếm 1/3 tổng dân số Nhật Bản.
Đang dạo bộ trong rừng, người đàn ông "kinh hồn bạt vía" vì đạp trúng đầu người không còn nguyên vẹn Một phụ nữ khoảng 40 tuổi mặc bộ đồ thể thao vừa được phát hiện trong một khu rừng ở Nga và điều kinh hãi là chỉ có phần đầu của nạn nhân nhô lên mặt đất. Theo thông tin từ phía cảnh sát, một người đàn ông 36 tuổi đã phát hiện thi thể người phụ nữ trong lúc đang đi dạo...