80 ngày du lịch một mình tại Pakistan của cô gái Việt: “Tiếp xúc nhiều người, mình nhận ra đây là đất nước bình dị nhất từng đến”
Thanh Tâm trải qua 80 ngày du lịch bụi một mình tại Pakistan – đất nước mà cô ấn tượng nhất từ trước đến nay.
80 ngày du lịch bụi một mình ở Pakistan
Nguyễn Thị Thanh Tâm, 26 tuổi, quê Vũng Tàu, là một cô gái đam mê du lịch bụi một mình. Trước đây, cô không hề biết tới đất nước Pakistan, cho đến một ngày xem được video của nữ Vlogger người Canada, mang tên “Pakistan changed my life” (Tạm dịch: Pakistan đã thay đổi cuộc đời tôi). Một nguồn động lực vô hình thôi thúc Tâm đưa Pakistan vào danh sách “những đất nước phải đặt chân đến”.
Nghĩ là làm, cô gái trẻ dành 2 tháng xin visa, nghiên cứu thủ tục nhập cảnh, săn vé máy bay, tìm hiểu về các điểm đến du lịch, tôn giáo, văn hóa, ẩm thực và khí hậu của đất nước “bí ẩn” này.
Để đến được Pakistan, Tâm trải qua 3 chặng bay, quá cảnh ở Kuala Lumpur (Malaysia) và Colombo (Sri Lanka) trong hơn 24 tiếng. Do không có kế hoạch từ trước sẽ đến các tỉnh, thành phố nào trong bao lâu, hành trình 80 ngày tại Pakistan của Tâm đi qua các điểm gồm Lahore, Multan, Bahawapul, Islamad, Peshawar, Swat, Dir, Kalash, Lower Chitral, Upper Chitral, Yasin, Hunza, Gilgit, Islamabad.
Nguyễn Thị Thanh Tâm gây ấn tượng mạnh với chuyến du lịch 80 ngày tại Pakistan
“Ban đầu, mình chỉ định ở Pakistan khoảng một tháng. Nhưng vì quá yêu thiên nhiên, con người nơi đây, mình đã ‘delay’ đến tận gần 3 tháng”, Tâm nói.
Trong suốt chuyến đi, Tâm lên các hội nhóm đăng bài về bản thân và hành trình của mình nhằm xin lời khuyên và gợi ý, đồng thời tìm kiếm các gia đình người bản địa để ở nhờ. Đó là cách duy nhất mà cá nhân cô có thể được trực tiếp học hỏi và trải nghiệm về văn hóa, tôn giáo.
Cô gái trẻ không ngờ nhận được rất nhiều sự quan tâm, lời mời từ người dân bản địa khắp nơi trên Pakistan. Cô đã chủ động liên hệ với họ, trải qua những ngày ở cùng gia đình người bản xứ, do đó bớt được nhiều chi phí. Thỉnh thoảng, cô chuyển sang khách sạn khi muốn dành không gian riêng tư cho bản thân.
Trải nghiệm ở Pakistan, Tâm cảm tưởng như đang du lịch ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi bang, mỗi thung lũng có nền văn hóa riêng, tôn giáo riêng, ngôn ngữ riêng. Dù ở các tầng lớp giàu nghèo, độ tuổi khác nhau, người dân tại đây đều có đặc điểm chung là vô cùng hiếu khách, nhiệt tình, thân thiện và tốt bụng.
“Càng đi nhiều, càng tiếp xúc với nhiều người, mình nhận ra Pakistan là đất nước bình dị nhất từng đến. Con người tốt bụng, hiền hòa và nhiệt tình nhất mà mình từng gặp. Thiên nhiên của Pakistan được trời phú nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, đồ sộ; cảnh quan làm khách du lịch khó có thể rời bước”, Tâm thốt lên.
Cô gái 9X được trải nghiệm mặc trang phục truyền thống, khăn trùm đầu, chụp ảnh cùng trẻ em bản xứ
Tại Pakistan, lần đầu tiên, 9X được khoác lên mình trang phục truyền thống phụ nữ và khăn trùm đầu. Cũng là lần đầu tiên, cô được nhìn thấy tuyết dù sợ lạnh. Trải nghiệm chạy xe máy trên con đường cao tốc cao nhất thế giới Karakoram đồng thời là kỳ quan thứ 8 của thế giới, cũng rất đặc biệt với Tâm.
Tuy vậy, chuyến đi cũng không hề suôn sẻ do Tâm từng bị sốt, ngộ độc thực phẩm ở Kalash và Lower Chitral suốt 4 ngày; cảm cúm ở Yasin; bị mời ra khỏi nhà người dân về vấn đề an ninh; bị cảnh sát gọi điện, tra hỏi, thậm chí đến tận nhà để “ghé thăm”; bị ngã xe máy do đường quá xấu.
“Những khó khăn này không là gì so với tình yêu thương mà mình nhận được từ những con người nơi đây. Mình còn được một gia đình ở Upper Hunza nhận là con nuôi, đối xử như một thành viên trong nhà”, Tâm kể.
Cô hào hứng khuyên, nếu ai “trót lòng” đam mê thiên nhiên, văn hóa con người thì đừng bỏ qua Pakistan.
Video đang HOT
Ở Pakistan, lần đầu tiên, Tiên được ngắm tuyết
Cô gái trải qua 80 ngày qua nhiều cùng bậc cảm xúc tại Pakistan
Những chuyến du lịch nước ngoài một mình của cô gái trẻ
Đây không phải lần đầu tiên Tâm du lịch bụi một mình. Năm 20 tuổi, cô tự xách balo bay từ TP.HCM ra Hà Nội khám phá với những trải nghiệm đầu đời.
Ban đầu, Tâm không chọn du lịch một mình. Tuy nhiên, tính cách khép kín, ít bạn bè, lại không thích ràng buộc hay phụ thuộc người khác, nên cô quyết định bắt đầu những chuyến đi một mình.
Sau chuyến bay ra Hà Nội, Tâm tự tin hơn, từ đó mỗi lần đi đâu đều tự túc mọi khoản, lâu dần thành thói quen, đam mê và phong cách.
“Mọi người hay nói con gái đi một mình là nguy hiểm, mình không hề phủ nhận. Nhưng theo trải nghiệm của cá nhân, những người nói câu đó là đều chưa hề đi bao giờ. Bởi vì nếu từng đi thì sẽ nhận ra thế giới không đáng sợ như chúng ta thường nghĩ. Người tốt luôn ở khắp nơi và họ là những người bạn có thể tin tưởng khi ở đất khách quê người”, Tâm chia sẻ.
Bố mẹ là những người đầu tiên phản đối Tâm, không phải sợ cô gặp nguy hiểm, mà cho rằng những chuyến đi dài ngày phí phạm thời gian và tuổi trẻ. “Tại sao không dành thời gian đó để kiếm tiền, học hỏi kinh nghiệm?” - bố mẹ từng hỏi Tâm như thế. Nhưng bây giờ, họ chấp nhận đam mê du lịch như một phần bản thân của con gái. Nhờ có hậu phương vững chắc, Tâm càng sẵn sàng cho những chuyến đi trong tương lai.
Tính đến nay, Tâm đã đi được 9 nước, gồm Campuchia, Thái, Lào, Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan và Úc.
Với Tâm, chuyến đi khó khăn nhất là chuyến đầu tiên ra nước ngoài kéo dài 8 tháng qua 7 nước. Mọi thứ bỡ ngỡ, tiếng Anh bập bẹ, tài chính hạn hẹp, khiến cô gặp khá nhiều khó khăn.
Hình thức Tâm lựa chọn là workaway, mô hình tình nguyện quốc tế kết nối chủ nhà và tình nguyện viên, với mục đích làm việc và trao đổi văn hóa. Trong đó, tình nguyện viên có thể làm các công việc như dạy tiếng Anh ở vùng sâu, vùng xa; dọn dẹp phòng; chăm sóc cây vườn; dẫn tour du lịch… để đổi lại chi phí ăn, ở.
Cô gái với làn da ngăm khỏe khoắn, cũng những trải nghiệm vô giá trên hành trình du lịch bụi một mình
Chuyến đi đáng nhớ nhất là 80 ngày tại Pakistan. Đi đến đâu, cô cũng được người dân bản địa tặng quà, như những chiếc khăn trùm đầu, bộ đồ truyền thống. Họ còn tặng cô trái cây sấy, đến cả vé xe buýt cũng không bắt cô trả. Khi Tâm bị ngộ độc, người dân và bạn bè luôn túc trực bên cạnh 24/7. Họ còn chở cô bằng xe máy để khám phá hết các ngóc ngách, những nơi mà khách du lịch không hề biết.
“Những kỉ niệm đó, mình không nghĩ sẽ tìm được ở những đất nước khác”, Tâm nói.
Tâm là một freelancer (công việc tự do) và bartender (pha chế) nên đi đâu cũng có thể làm việc. Cô dành hết ngân sách cho du lịch vì “chỉ có mỗi đam mê này thôi”.
Khó khăn khi du lịch một mình, đối với cá nhân Tâm, là không nhiều. Chỉ là khi đến những vùng sâu vùng xa, người dân không nói tiếng Anh, cô gặp rào cản ngôn ngữ. Hay việc nhạy cảm với thời tiết cũng thỉnh thoảng khiến cô bị sốt nên phải trì hoãn các kế hoạch.
Thay vào đó, Tâm nhận được nhiều bài học cuộc sống từ những trải nghiệm vô giá, chẳng hạn, nếu muốn làm gì thì nên bắt tay vào làm ngay, đừng suy nghĩ quá nhiều, đừng sợ quá nhiều, “vì những điều đó chỉ diễn ra trong đầu bạn thôi”. Mỗi người, mỗi quốc gia, mỗi tôn giáo đều có sự khác biệt, hãy biết chấp nhận và tôn trọng nó thay vì đánh giá ai đúng ai sai. Nên trân trọng những gì mình có vì ngoài kia có biết bao người kém may mắn hơn bạn.
“Đặc biệt, tuổi trẻ ngắn lắm, hãy trải nghiệm, hãy làm thiệt nhiều điều ‘ngu xuẩn’ để nhận được bài học cho bản thân. Thay vì cứ ở trong vòng an toàn, về sau nhìn lại thấy bản thân thật nhàm chán”, Tâm chia sẻ.
Tâm đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ cũng có đam mê du lịch một mình
Cô đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ đam mê du lịch, hãy chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về nơi mình sắp đến, như văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, visa, giấy tờ… Đây là những điều cơ bản nhằm tránh những rắc rối không đáng có. Ngoài ra, nếu có thể hãy đọc thêm những review (bài đánh giá, chia sẻ) của những người đi trước để biết được những khó khăn nào sắp đối mặt, hoặc tìm được biện pháp phòng tránh.
Còn lại, theo Tâm, cứ “thuận theo ý trời” và đừng để những “lời đồn” ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn!
Sau chuyến đi Pakistan, hiện Tâm đang ở Úc. Cô dự định ở lại đây một thời gian vừa du lịch vừa làm việc vừa trải nghiệm. Trong tương lai, hành trình tiếp theo như thế nào, thì Tâm vẫn cứ “thuận theo ý trời” và sống hết mình với đam mê!
Phải lòng cô gái Việt, chàng trai Nga bỏ hết sang Việt Nam, đưa mẹ đi hẹn hò chung
Phải lòng Cẩm Thùy nên Misha quyết định gắn bó ở Việt Nam, xây dựng gia đình nhỏ với cô.
Cẩm Thùy (SN 1991, Nha Trang) và chồng là Mikhail Morozov (Misha, SN 1991, quốc tịch Nga) không chỉ được mọi người yêu thích bởi những clip Tik Tok hài hước mà còn được yêu thích bởi câu chuyện tình yêu vô cùng ngọt ngào. Vì Thùy, Misha quyết định gắn bó với Việt Nam. Hai vợ chồng cô đang có cuộc sống hạnh phúc, bình yên ở Nha Trang.
Thùy và Misha.
Đưa mẹ đi cùng buổi hẹn hò đầu tiên với bạn trai Nga
Được biết, Misha hiện đã sống ở Việt Nam được 4 năm. Chia sẻ về quyết định gắn bó với mảnh đất chữ S này, Misha cho biết, Thùy chính là lý do lớn nhất anh muốn gắn bó với Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam là nơi để anh thực hiện ước mơ hồi nhỏ của mình, đó là sống ở biển quanh năm.
"Misha kể với mình rằng, hồi nhỏ để đi tới biển anh phải đi mất 2 tiếng đồng hồ xe buýt dọc hết thành phố rồi đi bộ mới tới được biển bởi ở quê anh chỉ có thể đi biển vào mùa hè. Lúc đó anh không biết trên thế giới này cũng có nơi có thể tận hưởng biển quanh năm như ở Việt Nam. Bây giờ ước mơ đó được thực hiện ở một quốc gia khác anh thấy rất vui. Mình nghĩ ngoài mình ra thì có lẽ biển và thời tiết ở Việt Nam là lý do khiến Misha muốn ở lại", Thùy cho biết.
Vì Thùy, Misha từ bỏ tất cả sang Việt Nam sống.
Chia sẻ về câu chuyện tình yêu của vợ chồng mình, Thùy kể, cô và Misha cùng làm ngành du lịch nên biết nhau. Vì Misha có tính cách suy nghĩ giống người châu Á nên cả 2 dễ dàng có được tiếng nói chung. Thùy còn nhớ lúc mới hẹn hò, mẹ từ Sài Gòn ra thăm đúng lúc Misha hẹn Thùy đi ăn và xem phim. Và buổi hẹn hò đầu tiên của cô và Misha vô cùng đặc biệt khi có sự góp mặt của mẹ.
"Trước đó mình đã từ chối vài lần do bận rồi nên hôm đó mình đã nhận lời, mẹ mình cũng lâu rồi mới ra thăm nên mình cũng không nỡ bỏ mẹ ở nhà một mình, mình đã nhắn tin chia sẻ với anh suy nghĩ của mình, anh nói không sao hết cứ đưa mẹ đi chung luôn.
Sau đó thì 3 người cùng đi ăn và xem phim, mình biết đưa mẹ đi chung lúc hẹn hò thì rất là buồn cười và cũng hơi khó xử nhưng Misha rất ga lăng và dễ chịu, luôn luôn vui vẻ và lịch sự nên mình và mẹ đều rất có thiện cảm với anh", Thùy nhớ lại.Không chỉ ga lăng, vui vẻ, lịch sự, Misha còn giành trả tiền cho cả cô và mẹ, nhất định không cho Thùy trả và nói "Ở đất nước của em đi chơi không phải con trai là người thanh toán tiền sao?"
Thùy thổ lộ, cô học chuyên ngành tiếng Anh cũng tìm hiểu về văn hóa của nhiều nước, cũng như những nước châu Âu lúc hẹn hò đi ăn, đi chơi họ thường chia đều tiền, cô đã chuẩn bị tâm lý trước cho việc mạnh ai nấy trả nhưng Misha lại khác những gì cô đã tìm hiểu.
Không chỉ vậy, khi hẹn hò với Misha cô cảm thấy vô cùng thú vị và giống như trong phim châu Á, luôn phải về chỗ ở trước 10h tối.
"Lúc tụi mình mới hẹn hò bên công ty anh có quy định cho anh và các nhân viên khác là phải về chỗ ở của công ty trước 10h, mình cảm giác hẹn hò với anh rất thú vị giống như trong phim bị giới hạn về thời gian, mà Misha chu đáo lắm nha, dù tụi mình đi đâu anh cũng để ý thời gian đưa mình về tận nơi rồi anh mới về.
Mình suy nghĩ vẫn còn theo kiểu truyền thống, Misha cũng vậy nên mọi việc giữa mình và anh diễn ra rất từ từ và tự nhiên, hẹn hò với trai nước ngoài nhưng cảm giác lại rất Việt Nam", Thùy cười.
Misha là bạn trai ngoại quốc nhưng hẹn hò rất giống với trai Việt.
Nói đến đây, Thùy thổ lộ, đối với cô Misha là người bình dị, chân thật nhất cô có thể tưởng tượng ra được về một người bạn trai lý tưởng. Khi cô bị bệnh nhập viện, ngày nào Misha cũng tới bệnh viện để chăm sóc cô. Chính điều đó đã khiến cô thực sự cảm động.
Khi quen nhau được 6 tháng, anh đã đưa cô qua Nga du lịch và thăm gia đình. Ấn tượng đầu tiên của cô là mẹ anh rất tâm lý, dễ chịu và gần gũi, thân thiết. Chính vì vậy cô cảm thấy may mắn khi có mẹ chồng dễ thương như vậy. Và sau 2 năm yêu, cô đã đồng ý làm vợ anh.
Tụi mình như những người bạn tri kỷ
Được biết tháng 5/2021, Thùy và Misha chính thức đăng ký kết hôn. Do tình hình dịch bệnh nên cả 2 chưa tổ chức đám cưới. Sau khi về chung một nhà, Thùy và Misha hài lòng với cuộc sống của mình ở Việt Nam.
Tuy nhiên vợ chồng cô cũng gặp chút khó khăn về ăn uống khi Misha chỉ thích ăn đồ Tây. Khi về chung một nhà, anh đã tập ăn món Việt và ăn được kha khá món Việt do tình hình dịch bệnh các cửa hàng đóng cửa hết, không có sự lựa chọn nào khác.
Cả 2 kết hôn năm 2021.
Cuộc sống sau hôn nhân của Thùy và Misha không lãng mạn như trên phim nhưng tràn đầy niềm vui. Hạnh phúc của cả 2 chỉ đơn giản là cùng nhau xem một tập phim hoặc cùng nhau nằm trò chuyện tới sáng về những trải nghiệm trong quá khứ rồi lên kế hoạch ở tương lai. Chính vì vậy, đối với Thùy, ngoài tình yêu ra, vợ chồng cô còn như những người bạn tri kỷ.
Misha là một người rất thích sạch sẽ và thích làm việc nhà nên mỗi ngày Thùy chỉ cần nấu ăn còn mọi việc như dọn dẹp rửa chén, lau nhà, giặt đồ ... Misha đều làm hết. Anh làm rất nhiệt tình vừa làm vừa hát giống như được thực hiện sở thích của mình và đặc biệt hơn anh làm vì Thùy. " Chồng mình rất thích sắp xếp đồ đạc theo ý của anh nên trái ngược với những video trên mạng xã hội bình thường mình mới là người sẽ hỏi anh khi cần tìm một đồ vật gì đó chứ không phải Misha sẽ là người phải kêu "vợ ơi", Thùy tiết lộ.
Mặc dù bước vào cánh cửa hôn nhân chưa được bao lâu, thế nhưng theo Thùy, chỉ cần thành thật với nhau, học được cách buông bỏ cái tôi quá lớn của bản thân để tìm được tiếng nói chung sẽ có được hạnh phúc mỗi ngày.
"Mỗi lần mình nổi nóng lên Misha đều hỏi mình "việc này có đáng để trở thành lý do nổi nóng không?" đối với mình đây là 1 trong những câu nói quyền lực nhất của Misha, nó thường đánh thẳng vào tâm lý của mình làm mình khựng lại để suy nghĩ và cơn giận cũng qua đi nhanh chóng. Sau câu nói đó mình nhận ra mình quá dễ nổi nóng và việc đang xảy ra đúng là không đáng để mình như vậy", Thùy bộc bạch.
Cả 2 kết hôn năm 2021.
Nhờ bí quyết này mà từ khi yêu đến khi về chung một nhà, dù Misha điềm tĩnh, nhẹ nhàng còn Thùy nóng tính nhưng cả 2 dung hòa được tất cả, ít cãi vã nhau hơn, cuộc sống tràn đầy niềm vui, hạnh phúc mỗi ngày.
Cô gái Việt muốn theo bạn trai Tây sang Campuchia, nghe tin bố mẹ báo "họp họ gấp" Khi lướt qua gian hàng của café, chị Ruby Nguyễn đã khiến anh Brice trúng tiếng sét ái tình ngay lập tức. Hơn 10 năm trôi qua nghĩ lại về chuyện tình yêu của vợ chồng mình, chị Ruby Nguyễn Smith lại cười. Không ngờ chỉ một lần "chết vì ăn đồ miễn phí" mà thay đổi cả cuộc đời chị, cho chị...