80% ngân sách của Afghanistan biến mất, nền kinh tế có thể sụp đổ
70 – 80% ngân sách chính phủ Afghanistan đến từ các nhà tài trợ quốc tế và nền kinh tế của quốc gia này có thể sụp đổ nếu không có viện trợ.
Để điều hành một đất nước, số tiền mặt 1,6 tỷ USD còn lại trong tay sẽ không giúp phong trào Hồi giáo Taliban cầm cự được lâu. Hơn thế nữa, hàng loạt ngân hàng và tổ chức quốc tế cũng đang cắt đứt sợi dây viện trợ tài chính cho quốc gia Nam Á này.
Theo kênh RT, trong hai thập kỷ qua, khoảng 80% ngân sách Afghanistan là do Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế khác cung cấp. Giờ đây, mọi thứ đã biến mất.
Một cậu bé đứng trước trên bức tường sơn màu kỷ niệm 100 năm Quốc khánh Afghanistan tại Kabul ngày 19/8. Ảnh: AFP
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) quyết định khoá quyền tiếp cận của Afghanistan đối với các nguồn tài sản, trong đó có khoản tiền 370 triệu USD dự kiến được giải ngân trong tháng 8.
Video đang HOT
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng tuyên bố các tài sản của Ngân hàng Trung ương Afghanistan tại Mỹ sẽ bị đóng băng để không rơi vào tay Taliban – lực lượng nằm trong danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ sau vụ khủng bố 11/9.
Là một trong số nhà tài trợ hàng đầu, Đức cũng dừng dòng tiền viện trợ trị giá 500 triệu USD trong năm nay cho Afghanistan. Nhiều quốc gia khác cũng đe doạ thực thi chính sách đóng băng tương tự. Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết cung cấp 1,4 tỷ USD trong bốn năm tới để hỗ trợ khẩn cấp và dài hạn, song hiện đã giữ số tiền này lại.
Đó không phải quyết định dễ dàng. Bởi lẽ, dừng viện trợ chắc chắn ảnh hưởng đến khả năng điều hành của Taliban, song cũng gây tác động to lớn cho dân thường. Theo Ủy ban Cứu hộ Quốc tế, khoảng 18,4 triệu người Afghanistan đang đang sống dựa vào hỗ trợ nhân đạo.
Sau khi Taliban giành quyền tiếp quản, Western Union và MoneyGram đã ngừng dịch vụ tại Afghanistan, cắt đứt nguồn sống cho các gia đình phụ thuộc vào tiền của người thân gửi từ nước ngoài. Các ngân hàng Mỹ đang chờ hướng dẫn về việc liệu họ có thể giao dịch với ngân hàng tại Afghanistan hay không.
Về phần Taliban, trong tài khoá 2020, Taliban được cho là đã thu về 1,6 tỷ USD. Theo công bố mới đây của Liên hợp quốc, nguồn tài chính chính của Taliban chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động tội phạm như buôn bán ma túy và sản xuất cây thuốc phiện, tống tiền, bắt cóc đòi tiền chuộc, khai thác khoáng sản.
Trong tổng doanh thu hàng năm, phần tiền bán ma túy ước tính lên đến 460 triệu USD, trong khi hoạt động khai thác khoảng sản thu về 440 triệu USD.
Tại các khu vực do nhóm tay súng này kiểm soát, Taliban cũng đã áp dụng một hình thức đánh thuế, theo đó là thuế 10% đối với thu hoạch nông sản và 2,5% đối với của cải. Taliban cũng được hưởng các khoản quyên góp từ những nhân vật giàu có trong khu vực, với khoảng 240 triệu USD.
Trong khi đó, các cơ quan Liên hợp quốc cảnh báo Afghanistan sẽ bị cạn kiệt lương thực từ tháng 9 nếu như không có nguồn quỹ hỗ trợ khẩn cấp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay việc sân bay Kabul dừng đón máy bay thương mại đã làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hàng thiết yếu và nguồn cung thiết bị y tế tại Afghansitan chỉ còn đủ dùng trong 1 tuần.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) – tổ chức cung cấp thực phẩm bằng đường bộ – cho biết Afghanistan đang nhận tiếp tế thông qua bốn tuyến cung cấp khác nhau tại thời điểm này, nhưng có thể bắt đầu cạn kiệt vào tháng tới.
Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) Henrietta Fore cũng nhấn mạnh rằng gần 10 triệu trẻ em trên khắp Afghanistan đang cần hỗ trợ nhân đạo, trong đó có 1 triệu em có thể tử vong do không được điều trị và tình hình sẽ còn xấu hơn nữa.
Mỹ tiếp nhận thêm hàng nghìn người tị nạn Afghanistan
Ngày 2/8, Mỹ tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm hàng nghìn người tị nạn Afghanistan do lo ngại về sự an toàn của những người từng làm việc với lực lượng Mỹ tại quốc gia Nam Á này trong bối cảnh Washington chấm dứt can dự quân sự kéo dài 2 thập kỷ ở Afghanistan.
Trại tị nạn dành cho các gia đình bị mất nhà cửa do chiến tranh tại tỉnh Kandahar, Afghanistan, ngày 7/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ trong bối cảnh Taliban leo thang bạo lực, Chính phủ Mỹ tiếp tục nỗ lực trợ giúp những người Afghanistan đã từng làm việc cho Mỹ, tạo cơ hội cho họ tới Mỹ định cư và ổn định cuộc sống mới.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các điều kiện để công dân Afghanistan nộp đơn xin tị nạn tại Mỹ sẽ được mở rộng, gồm cả những người Afghanistan từng làm việc cho các tổ chức truyền thông có trụ sở tại Mỹ hay các tổ chức phi chính phủ hoặc làm việc trong các dự án được Mỹ hỗ trợ tài chính. Bộ trên cũng sẽ tiếp nhận thêm những người Afghanistan từng làm phiên dịch hay đóng vai trò hỗ trợ khác cho các lực lượng thuộc liên quân do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan, song không đáp ứng được những yêu cầu trước đây về thời gian phục vụ.
Hiện khoảng 20.000 người Afghanistan làm phiên dịch cho Mỹ trong thời gian binh lính Mỹ tham chiến tại quốc gia Nam Á này đã đệ đơn xin tị nạn tại Mỹ để tránh sự trả thù của lực lượng Taliban.
Ngày 23/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép chi 100 triệu USD từ một quỹ khẩn cấp để hỗ trợ giải quyết các vấn đề di cư khẩn cấp liên quan đến tình hình tại Afghanistan. Mỹ cũng thông báo bắt đầu sơ tán hàng nghìn người Afghanistan từng hợp tác với phương Tây đang lo sợ bị Taliban trả thù. Chuyến bay đầu tiên chở những người Afghanistan từng làm việc cho quân đội Mỹ đã đến Mỹ ngày 30/7.
Tổng thống Biden đã ấn định thời hạn chót vào ngày 31/8 rút về nước số binh sĩ Mỹ còn lại ở Afghanistan, chấm dứt cuộc cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bạo lực đã gia tăng mạnh tại Afghanistan kể từ khi kế hoạch rút quân được thông báo trong tháng 4.
Nam Phi dẫn độ cựu Bộ trưởng Tài chính Mozambique phục vụ điều tra tham nhũng Ngày 23/8, Bộ Tư pháp và Dịch vụ cải huấn Nam Phi cho biết sẽ dẫn độ cựu Bộ trưởng Tài chính Mozambique Manuel Chang về lại Mozambique để phục vụ điều tra về khoản nợ 2 tỷ USD chứ không đưa sang Mỹ, nơi ông này cũng đang đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Bộ Tư pháp và Dịch vụ...